0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Các hình thức rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN Ở LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 47 -47 )

10. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Các hình thức rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận

2.2.1.1. Rèn kỹ năng trong giờ lý thuyết

Như chúng ta đã biết lý thuyết là nền tảng, là cơ sở để đi vào thực hành một cách có hiệu quả. Bởi vậy dạy học Làm văn nói riêng và dạy học các môn khác nói chung lý thuyết vẫn là một nôi dung dạy học được quan tâm chú ý. Vì thế, việc hướng dẫn học sinh tiếp thu những tri thức lý thuyết về đoạn văn nghị luận cũng cần phải quán triệt trên tinh thần chung của một giờ dạy học lý thuyết.

Mở đầu tiết Luyện tập viết đoạn văn nghị luận có mục cung cấp kiến thức cơ bản cho người học. Dựa trên cấu trúc này, giáo viên bằng nhiều biện pháp khác nhau có thể khắc sâu thêm tri thức về đoạn văn cho học sinh.

- Bước 1: Truyền đạt kiến thức lí thuyết thông qua thực hành

Đây là phần trọng tâm của một bài dạy lý thuyết về kỹ năng. Giáo viên lấy ngữ liệu cụ thể; tổ chức, hướng dẫn các em thảo luận phân tích ngữ liệu; dẫn dắt để học sinh tự khái quát nên khái niệm đoạn văn. Sau đó, giáo viên củng cố, khắc sâu khái niệm đoạn văn. Như vậy, thông qua phần hướng dẫn bài tập, giáo viên hình thành cho học sinh các bước đi cụ thể.

- Bước 2: Hướng dẫn luyện tập

Đây cũng được xem là nội dung chính của bài học. Giáo viên dành 10- 15 phút hướng dẫn các em giải bài tập khắc sâu kiến thức.

Như vậy dạy học lý thuyết thông qua thực hành là một giờ dạy mà thông qua thực hành để rút ra lý thuyết, củng cố lý thuyết của bài học.

2.2.1.2. Rèn kỹ năng trong giờ thực hành

Rèn kỹ năng trong giờ thực hành có thể khái quát thành các bước sau: Ví dụ minh hoạ : Bài luyện tập viết đoạn văn nghị luận.

Bước 1 : Ôn lại lý thuyết về đoạn văn

Giáo viên yêu cầu học sinh tái hiện lại nội dung lý thuyết đã học để làm cơ sở cho thực hành. Bước 2 : Tổ chức thực hành + Giáo viên ra đề; + Xác định kiểu bài; + Xác định vấn đề cần nghị luận; + Xác định phạm vị dẫn chứng, tư liệu;

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý (Với vấn đề cần nghị luận trên có mấy luận điểm? Sắp xếp các luận điểm như thế nào cho rành mạch và hợp lý). Học sinh làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trình bày dàn ý, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên nhận xét, tổng hợp, đánh giá và đưa ra dàn ý chung. Diễn đạt một luận điểm trong dàn ý thành một đoạn văn hoàn chỉnh; cần hình dung vị trí của đoạn văn cần viết trong toàn bộ bài văn.

+ Viết từng đoạn văn theo dàn ý với hình thức kết cấu, phương pháp thích hợp.

Bước 3 : Giáo viên rút ra kết luận, phát hiện và sửa lỗi: + Tính nhất quán , lôgíc của vấn đề bàn luận;

+ Cách sử dụng các phương pháp lập luận có phù hợp không?

Bước 4 : Thực hành bằng hệ thống bài tập

2.2.1.3. Rèn kỹ năng trong giờ trả bài

Trong phân phối chương trình Làm văn ở THPT nói chung và lớp 10 nói riêng, giờ trả bài Làm văn tại lớp được phân bố sau mỗi bài viết. Mục đích giúp học sinh thấy được những mặt ưu điểm và hạn chế của bài viết, hướng khắc phục, sửa chữa để hoàn thiện ở những bài viết sau. Giờ trả bài là cơ hội để giáo viên đánh giá toàn diiện khả năng của học sinh về cách phân tích đề, tìm ý và lập dàn ý, cách viết đoạn văn, diễn đạt…Giờ trả bài được tiến hành thông qua một quy trình gồm nhiều bước khác nhau: từ khâu tìm hiểu đề, lập dàn ý, nhận xét, sửa lỗi trả bài. Trong quy trình đó việc sửa lỗi là bước quan trọng đặc biệt. Một trong những lỗi chiếm tỉ trọng cao là lỗi về đoạn văn. Đây là biện pháp thiết thực khắc phục lỗi về đoạn văn cho học sinh, ví dụ lỗi về nội dung, hình thức, đoạn mở bài, các đoạn trong thân bài và phần kết bài… Việc khắc phục lỗi lấy từ bài làm của học sinh khiến cho các em hứng thú hơn. Các em có cơ hội tự đánh giá sản phẩm ngôn ngữ của mình.

Quy trình được thực hiện thông qua những bước sau: Bước 1 : nêu đoạn văn chứa lỗi

Bước 2 : Yêu cầu học sinh phát hiện và phân tích lỗi Bước 3: Yêu cầu học sinh tìm cách sửa lỗi

Bước 4 : Giáo viên giúp học sinh lựa chọn cách sửa lỗi hợp lý nhất.

2.2.2. Cách thức rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận ở lớp 10 THPT

Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội, có vai trò rèn luyện tư duy và năng lực biểu đạt những vấn đề có ý nghĩa trong thực tế đời sống. So với các kiểu văn bản như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm… văn nghị luận có những điểm khác biệt. Nếu như văn miêu tả, kể chuyện nhằm kích thích trí tưởng tượng, xây dựng óc quan sát với tình cảm chân thực, những khám phá hồn nhiên về thiên nhiên, về đời sống gia đình và xã hội… thì văn nghị luận nhằm hình thành và phát triển khả năng lập luận chặt chẽ, trình bày những dẫn chứng một cách sáng sủa, giàu sức thuyết phục, diễn tả những suy nghĩ và nêu ý kiến của mình về một vấn đề nào đó trong

cuộc sống hoặc trong văn học nghệ thuật. Chính thế kiểu bài nghị luận chủ yếu dùng văn phong chính luận, nên cách rèn cho học sinh kỹ năng viết phần mở bài, các đoạn thân bài, đoạn kết bài do vậy cũng có những điểm khác so với kiểu bài tự sự, miêu tả, biểu cảm.

2.2.2.1. Rèn luyện cho học sinh viết đoạn văn ở phần mở bài

Người ta thường nói Vạn sự khởi đầu nan. Người ta cũng nói Khai môn kiến sơn (mở cửa thấy núi). Ngay M.Gorki từng phát biểu: “Khó hơn cả là phần đầu, cụ thể là câu đầu. Cũng như trong âm nhạc nó chi phối giọng điệu của cả tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”. Chính vì thế giáo viên cần rèn kỹ năng cho học sinh viết đoạn ở phần mở bài.

- Đặc điểm của đoạn văn ở phần mở bài

Đoạn mở bài có nhiệm vụ giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Có nhiều cách mở bài như: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, mở bài theo kiểu viết các câu dẫn nhập. Tuỳ theo mức độ học sinh để lựa chọn cách mở bài. Về hình thức: đoạn mở bài không nên viết dài mà cần ngắn gọn, đầy đủ, độc đáo, tự nhiên.

- Cách hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận ở phần mở bài

Có nhiều cách rèn cho học sinh viết đoạn văn ở phần mở bài. Nhưng ở đây chúng tôi dùng phương pháp luyện theo mẫu; có thể lấy mẫu từ bài làm của học sinh, hoặc giáo viên sưu tầm. Từ việc làm đó giúp học sinh nhận ra đầy đủ đặc điểm của đoạn văn mở bài, làm cho giờ học đảm bảo tính trực quan, sinh động. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi giáo viên cần có sự đầu tư về thời gian.

Từ những kiểu mở bài cụ thể, tiêu biểu cho các dạng đề nghị luận, học sinh có thể lựa chọn cách viết đoạn văn để phát huy sáng tạo của bản thân.

Bước 1: Cung cấp ngữ liệu

Giáo viên đưa ra ba đoạn mở bài khác nhau của một đề bài cụ thể. Giáo viên có thể lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa, sách tham khảo, trong thực tế hàng ngày với điều kiện phải đảm bảo tính vừa sức của học sinh trong lớp.

Bước 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét

Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét, phân tích để chỉ ra đề bài nào phù hợp hơn với yêu cầu trình bày vấn đề nghị luận. Trên cơ sở so sánh , lựa chon các kiểu mở bài mà mình hứng thú và phù hợp.

Ví dụ minh hoạ

Đề: Phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong tác phẩm Vợ nhặt ( Kim Lân).

Đoạn mở bài Phân tích, nhận xét

1. Mở bài 1:

Nhà văn Kim Lân sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ Bảy và Trung Bắc chủ nhật. Ông là tác giả của các tập truyện ngắn: Nên vợ nên chồng (1955), con chó xấu xí (1962). Truyện Vợ nhặt lúc đầu có tên gọi Xóm ngụ cư. Tác phẩm được viết ngay khi cách mạng tháng Tám thành công. Sau khi hoà bình lập lại, nhà văn dựa vào một cốt truyện cũ và viết lại tác phẩm này. Vợ nhặt được in trong tập Con chó xấu xí. Đây là tác phẩm có tình huống truyện đặc sắc.

1. Mở bài 1:

Mở bài không phù hợp với với yêu cầu trình bày vấn đề cần nghị luận vì:

+ Nêu những thông tin thừa, còn lan man khi giới thiệu về tác giả.

+ Không nêu rõ được vấn đề cần trình bày trong bài viết. + Bắt đầu viết mở bài từ những phạm vi quá rộng so với vấn đề nghị luận.

+ Chưa giới thiệu được vấn đề nghị luận .

2. Mở bài 2:

Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân được viết ngay khi cách mạng tháng tám thành công. Cái tên mà tác giả chọn đặt cho truyện ngắn này đã cho thấy một tình huống rất “có vấn đề” của câu chuyện được kể. Từ chuyện

2. Mở bài 2: Mở bài phù hợp với vấn đề cần nghị luận vì : + Nêu đúng đề tài + Gợi hứng thú + dẫn dắt vấn đề tự nhiên

“nhặt được vợ” của Tràng- nhân vật chính trong tác phẩm – đúng vào những ngày đói thê thảm của năm Ất Dậu (1945), nhà văn đã thâu tóm trong đó không chỉ cái bi kịch và khát vọng sống của một con người mà còn phản ánh trọn ven tấn bi kịch lịch sử và khát vọng sống, xu thế tất yếu của dân tộc. Tình huống “nhặt được vợ” (như nhan đề của truyện đã nêu rõ) có vai trò quyết định đối với toàn bộ giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm.

3. Mở bài 3:

Đọc Vợ nhặt của Kim Lân, cái ấn tượng đậm nét nhất mà truyện để lại trong tâm trí của người đọc là hình ảnh Tràng dắt về “người vợ theo” trong cái cảnh “tối sầm lại vì đói khát” của năm Át Dậu. Sự lựa chọn đầy táo bạo của con người trong tình huống trớ trêu ấy cũng là sự lựa chọn của cả một cộng đồng: phải sống và làm người, phải vượt lên trên cái đói và cái chết. Đó cũng là tình huống của lịch sử. Có thể nói, thành công của Vợ nhặt trước hết là thành công của tình huống truyện.

3. Mở bài 3:

Mở bài phù hợp với vấn đề cần nghị luận vì :

+ Nêu đề tài ngắn gọn, rõ ràng, nổi bật

Bước 3: Giáo viên rút ra kết luận

Nhiều em cảm thấy lúng túng khi viết đoạn văn ở phần mở bài. Sở dĩ như vậy vì các em chưa xác định được ý liên quan đến vấn đề cần nghị luận. Qua những văn bản mở bài trên, các em cần lưu ý:

Dù mở bài theo kiểu nào đi chăng nữa đều phải giới thiệu được vấn đề cần nghị luận

Các đoạn mở bài không đơn điệu mà đa dạng có thể trực tiếp, gián tiếp, viết câu dẫn nhập, viết câu luận đề…Vì vậy học sinh tuỳ vào năng lực, tuỳ vào vấn đề nghị luận mà lựa chọn cách mở bài cho phù hợp.

Bước 4 : Thực hành bằng hệ thống bài tập

GV cho học sinh tiếp cận ba đoạn mở bài khác nhau, yêu cầu học sinh xác định vấn đề được triển khai trong văn bản và vai trò của mở bài trong việc trình bày vấn đề nghị luận. Từ đó phân tích tính hấp dẫn của các mở bài.

Đoạn mở bài Phân tích, nhận xét

Mở bài 1:

Hỡi đồng bào cả nước,

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi

Mở bài 1

Người viết nêu vấn đề bằng cách sử dụng một số tiền đề sẵn có (dẫn lời của những bản tuyên ngôn nổi tiếng) nhờ vậy vấn đề đưa ra nghị luận trở nên độc đáo hơn, lôi cuốn hơn.

được.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập) Mở bài 2:

Vị trí của Thâm Tâm đối với Thơ mới có cái gì na ná như Thôi Hiệu đối với thơ Đường. Nếu chọn mười nhà thơ Đường lớn nhất, chưa chắc đã có Thôi Hiệu, nhưng nếu chọn mười bài thơ Đường hay nhất không thể không có Hoàng Hạc lâu. Vâng, kể tên mười nhà thơ mới lớn nhất không chắc có Thâm Tâm, nhưng chọn mười bài thơ mới hay nhất khó có thể bỏ qua Tống biệt hành. Thi phẩm là sự thăng hoa đột xuất của ngòi bút Thâm Tâm.

(Chu Văn Sơn, Tống biệt hành, trong Tinh hoa thơ mới, thẩm bình và suy ngẫm)

Mở bài 2 :

Người viết nêu vấn đề bằng cách so sánh, đối chiếu đối tượng đang được trình bày trong văn bản (bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm) với một đối tượng khác dựa trên một đặc điểm tương đồng nổi bật (theo quan niệm của người viết) để từ đó nhấn mạnh vào đối tượng cần trình bày.

Mở bài 3:

Năm thập kỉ trước đây khi Nam Cao bắt tay vào viết Cái lò gạch cũ – tên đầu tiên của chí Phèo – thì trong văn học hiện thực phê phán, đề tài nông thôn đã qua mùa nở rộ, và những sáng tác thành công của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng,… đã tồn tại sừng sững giữa văn đàn. Tác phẩm của một cây bút hồi ấy còn chưa mấy ai biết đến tên tuổi như Nam Cao cầm chắc sẽ bị che khuất, sẽ bị

Mở bài 3:

Người viết nêu vấn đề cũng bằng thao tác so sánh, liên tưởng đối tượng cần trình bày với một số đối tượng khác có đặc điểm tương đồng nhưng chủ yếu nhấn mạnh vào sự khác biệt của đối tượng được nêu trong vấn đề đang trình bày, để từ đó gợi hứng thú cho người đọc, giới thiệu được phạm vi vấn đề một cách rõ ràng.

rơi vào cõi lãng quên, nếu tác giả không tìm cho mình được một hướng khai thác riêng cho một đề tài đã thành quen thuộc. Thử thách đó Nam Cao đã lặng lẽ chấp nhận và đã vượt qua, với một Chí Phèo thật sự sâu sắc và độc đáo.

(Theo Đỗ Kim Hồi, “Chí Phèo” của Nam Cao, trong Tạp chí văn học, số 3/ 1990)

Giáo viên giới thiệu một số đề để học sinh luyện kỹ năng viết đoạn mở bài 1. Với đề văn phân tích một bài thơ trong chương trình đã học mà em tâm đắc nhất, hãy viết hai đến ba đoạn mở bài khác nhau.

2. Lấy các đoạn văn mở bài văn nghị luận của học sinh trong bài viết số 6 . Tổ chức các em nhận xét, sửa lỗi. Nếu là em nên viết lại như thế nào cho hấp dẫn?

GV hướng dẫn học sinh những điểm cần chú ý về cách viết mở bài: Mở bài không phải là phần nêu tóm tắt toàn bộ nội dung sẽ trình bày trong văn bản mà điều quan trọng nhất là phải thông báo được một cách ngắn gọn và chính xác về vấn đề nghị luận, gợi cho người đọc hứng thú với vấn đề trình bày trong văn bản.

Muốn mở bài cho thành thạo và hay, điều quan trọng vẫn là luyện tập

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN Ở LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 47 -47 )

×