0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Rèn kỹ năng xây dựng đoạn văn phải dựa vào nội dung chương

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN Ở LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 44 -44 )

10. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Rèn kỹ năng xây dựng đoạn văn phải dựa vào nội dung chương

trình, SGK cũng như yêu cầu của kiểu bài để lựa chọn nội dung, cách thức, biện pháp luyện tập cụ thể, thích hợp

Mục đích của giờ Làm văn ở lớp 10 là nhàm giúp học sinh bổ sung những kiến thức về văn bản nghị luận: biết cách lập dàn ý bài văn nghị luận, lập luận trong văn nghị luận, vận dụng các thao tác nghị luận, biết viết một đoạn văn nghị luận, phân biệt văn nghị luận với các loại văn bản khác.

Văn bản nghị luận được đưa vào trong chương trình từ các cấp học dưới. Học sinh được tiếp cận tương đối quen thuộc với kiểu bài văn nghị luận. Đây là một yếu tố vô cùng thuận lợi để giáo viên có thể tổ chức dạy học làm văn nghị luận vừa đa dạng, vừa thực tế gần gũi. Tổ chức dạy học làm văn nghị luận xuất phát từ những vấn để nảy sinh trong thực tiễn đời sống, kết hợp với văn học sẽ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học cũng như ứng dụng vào cuộc sống.

Ngoài ra giáo viên có thể đưa thêm một số bài tập nâng cao, ngữ liệu đa dạng hơn, hoặc đặt ra những yêu cầu luyện tập phong phú hơn. một số bài tập

có thể tiến hành ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên. Một số bài tập có thể làm tại lớp theo từng cá nhân hay hoạt động nhóm. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhận xét, chỉnh sửa trong quá trình làm bài của học sinh.

Ngoài các tiết học cụ thể trong chương trình có liên quan mật thiết đến việc hình thành kỹ năng viết đoạn văn nghị luận, giáo viên có thể giúp học sinh hoàn thiện kỹ năng này trong các tiết trả bài hay tự luyện ở nhà…

Ngoài ra, việc căn cứ vào yêu cầu các kiểu bài bài làm văn để hình thành và rèn luyện kỹ năng này cho học sinh cũng rất cần thiết và quan trọng. Văn nghị luận sử dụng phong cách ngôn ngữ chính luận với những đặc điểm cách thức diễn đạt như sau: Về cách thức sử dụng ngữ âm, chữ viết : tôn trọng chữ viết của ngôn ngữ gọt giũa theo đúng chuẩn chính tả chung, phát âm chuẩn xác phù hợp với ngữ điệu. Về cách sử dụng từ ngữ: sử dụng từ ngữ chung cho mọi phong cách trong trường hợp cụ thể có thể sử dụng cả khẩu ngữ. Về cách sử dụng câu: Văn nghị luận sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau : câu đơn, câu ghép, câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu rút gọn, câu đặc biệt và cả một số cấu trúc cú pháp khẩu ngữ. Về cách sử dụng các biện pháp tu từ: Văn nghị luận sử dụng tất cả các biện pháp tu từ. Về cách thức, bố cục trình bày: Văn nghị luận yêu cầu sắp xếp ý phải khoa học, ý kiến đưa ra phải chính xác, lập luận phải chặt chẽ.

Vì vậy người giáo viên khi dạy kỹ năng xây dựng đoạn văn trong văn nghị luận cần cho học sinh nắm chắc bản chất, đặc trưng cơ bản của kiểu bài văn nghị luận.

1.1.3. Hình thành kỹ năng xây dựng đoạn văn nghị luận phải đảm bảo tính khoa học, sư phạm; phát huy được vai trò chủ thể tích cực, vận động, sáng tạo của học sinh

Cách tổ chức dạy học phải được xây dựng trên cơ sở khoa học của các phương pháp dạy học hiện đại. Nội dung phải dựa vào SGK và bám sát vào chuẩn kiến thức và kỹ năng mà Bộ GD& ĐT đã ban hành. Ngữ liệu phải

chuẩn xác, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu. Các việc làm, thao tác phải diễn ra theo đúng trình tự hợp lí.

Tổ chức dạy học Làm văn nghị luận còn hướng đến hoàn thiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của học sinh. Vì thế hệ thống ngữ liệu, hệ thống bài tập phải tích hợp giữa văn chương và thực tiễn đời sống …

Nếu như các phương pháp giáo dục truyền thống biến học sinh trở thành những đối tượng thụ động thì phương pháp dạy học hiện đại đã chú trọng vào việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực giải quyết các tình huống trong hoạt động của học sinh, khích lệ các em phát biểu ý kiến, bày tỏ thái độ, suy nghĩ, mạnh dạn khi trình bày một vấn đề. Giáo viên phải tạo hứng thú trong học tập, giúp các em lĩnh hội được kiến thức, rèn kỹ năng, kỹ xảo.

Song xác lập vai trò chủ thể tích cực của học sinh không có nghĩa là hạ thấp vai trò của người giáo viên. Bởi giáo viên là người có vai trò rất quan trọng trong việc tìm ra cách thức, qui trình tổ chức dạy học có hiệu quả.

Để phát huy cao độ vai trò của chủ thể tích cực, năng lực sáng tạo của học sinh cần thiết phải vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực như : Phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp nêu vấn đề, phương pháp gợi mở, đối thoại. Các hình thức như : thảo luận nhóm, tranh luận… từ đó hình thành kỹ năng nói, viết, phát biểu chính kiến… Bằng tài năng của mình, người giáo viên khéo léo dẫn dắt học sinh đi vào bài học với không khí dân chủ, cởi mở.

Muốn học sinh tham gia một cách tích cực vào quá trình nhận thức và luyện tập thực hành, giáo viên phải là người thiết kế và xây dựng bài giảng một cách khoa học, hợp lí và đặc biệt phải phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh.

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN Ở LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 44 -44 )

×