0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Rèn luyện kỹ năng phải giúp học sinh nhận thức đúng đắn va

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN Ở LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 43 -43 )

10. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Rèn luyện kỹ năng phải giúp học sinh nhận thức đúng đắn va

trí của đoạn văn trong bài văn nghị luận nói riêng và trong giao tiếp nói chung

Việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nói chung và viết đoạn văn nghị luận nói riêng là một yêu cầu cần thiết trong giao tiếp. Học sinh cần nắm vững vị trí của việc rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn đối với kiểu bài nghị luận để có những đoạn văn thực sự thuyết phục.

Thực tế cho thấy, một bài làm văn hoàn chỉnh, có sức thuyết phục chính là kết quả của sự sắp xếp nghệ thuật giữa các từ, câu, đoạn văn với nhau. Mỗi từ có ít nhất một nghĩa, mỗi câu có ít nhất một ý, một phán đoán. Nhưng khi ý tưởng không thể chứa đựng trong một câu thì cần được diễn tả nhiều câu, những câu ấy kết hợp với nhau tạo thành một đoạn văn. Nhiều đoạn văn liên kết với nhau tạo thành bài văn. Như vậy, đoạn văn không thể tồn tại như một đơn vị độc lập. Nó đứng ở một vị trí nhất định trong bố cục chung của cả bài văn. Với sự sáng tạo của mình, giáo viên có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau giúp cho học sinh nhận ra vai trò, vị trí của đoạn văn. Trong dạy học văn nghị luận lớp 10 chúng ta cần xác định đoạn văn trong mối quan hệ với đoạn văn đứng trước và sau nó. Nếu không chú ý đến điều này tất yếu sẽ dẫn đến một trong các sai sót sau:

Hoặc là sẽ có đoạn văn trùng lặp ý với các đoạn văn khác trong bài; lại sẽ có đoạn văn không giữ lại được mối liên kết với các bộ phận khác trong bài. Vì thế, bài văn không trở thành một chỉnh thể hữu cơ như người ta vẫn thường nói.

Và khi đã không xác định rõ vị trí của đoạn trong bài thì cái được viết ra khó có thể là một đoạn văn đúng với thực chất của hai chữ ấy.

Với văn bản nghị luận thì việc nhận thức vai trò, vị trí của đoạn văn lại càng quan trọng. Vì đặc trưng cơ bản của của văn nghị luận là lập luận chặt chẽ, đanh thép thì mới tăng sức thuyết phục đối với người nghe, người đọc.

Rèn luyện kỹ năng dựng đoạn cho học sinh còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc sáng tạo và lĩnh hội văn bản. Vượt qua phạm vi câu, đoạn văn trở thành một đơn vị nghĩa hoàn toàn khác, ngôn ngữ liên kết. Ngôn ngữ liên kết là những đơn vị tổ chức theo quy tắc lôgic và ngữ pháp, thể hiện như một đơn vị có chủ đề mang tính độc lập và tính hoàn chỉnh tương đối được chia ra nhiều hay ít phần nhỏ gắn chặt với nhau. Chất lượng của quá trình giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng dựng đoạn của người nói. Chính vì vậy, có thể khẳng định đoạn văn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực giao tiếp của học sinh.

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN Ở LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 43 -43 )

×