KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu biện pháp cho trẻ mẫu giáo lớn tự làm đồ chơi đáp ứng yêu cầu chương trình GDMN mới (Trang 37)

Với trẻ mầm non tư duy của trẻ là tư duy trực quan bằng hình tượng, nên việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong giảng dạy và vui chơi là rất quan trọng. Đặc biệt, trẻ ở độ tuổi này rất thích tự tìm tòi, khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống, qua thao tác với đồ chơi, trẻ sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm và hiểu biết nhiều hơn. Nếu trong một tiết học mà không sử dụng đồ dùng trực quan thì sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ và trẻ chóng chán, khiến chất lượng dạy và học không cao. Đồ dùng trực quan là một minh họa sinh động để giúp trẻ chú ý và tiếp thu một cách nhanh chóng nội dung vấn đề cô cần truyền đạt. Đồ chơi tự tạo là dụng cụ học tập đơn giản dễ dàng phục vụ hoạt động chơi mà học của trẻ.

Với sáng kiến làm đồ chơi từ những vật liệu phế thải, vật liệu thiên nhiên để tạo thêm nhiều đồ chơi cho trẻ, góp phần bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ mầm non cúng như những yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt là ở những trường mầm non khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương nghèo trong cả nước .Tôi nhận thấy việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm đồ chơi là rất hợp lí và bổ ích, những đồ chơi này cũng rất dễ làm, dễ chơi và rất dễ hoạt động. Không nhất thiết phải tốn nhiều kinh phí, ngay cả các vật liệu giấy cứng, giấy mềm, chai lọ...(đồ phế thải) kết hợp với các phụ liệu khác, bằng sự sáng tạo của mình, chúng ta đều có thể chuyển tải thành thành những sản phẩm hấp dẫn, tiện ích. Đó chính là những sản phẩm mang tính sáng tạo mà không cần phải tốn kém nhiều tiền, đồng thời cũng là một giải pháp tích cực xử lí đồ phế liệu, mang lại lợi ích cho con người và môi trường sống.

Một phần của tài liệu biện pháp cho trẻ mẫu giáo lớn tự làm đồ chơi đáp ứng yêu cầu chương trình GDMN mới (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w