Phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phương Tây - chi nhánh Lâm Đồng (Trang 74)

3.2.1.1. Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách đầu tư

Ngân hàng cần có một chính sách đầu tƣ rõ ràng, nhất quán, phù hợp với thực trạng kinh tế xã hội. Chính sách đầu tƣ phải đầy đủ, trong đó cần xem xét các vấn đề:

- Phân tích khả năng mở rộng hay thu hẹp tín dụng trong từng thời kỳ tín dụng và các hoạt động kinh tế khác. Điều này có ý nghĩa rất thiết thực, đặc biệt trong việc hạ thấp các rủi ro có thể xảy ra nhất là rủi ro do thay đổi chính sách.

- Nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng, từ đó có cái nhìn tổng quát về nhu cầu của thị trƣờng đối với sản phẩm của từng ngành trong thời điểm hiện tại và biến động của nó trong tƣơng lai. Không tiếp tục đầu tƣ vào lĩnh vực mà sản phẩm đã có dấu hiệu bão hoà.

Trên cơ sở những nghiên cứu trên, Ngân hàng nắm được khả năng mở rộng hay thu hẹp của từng ngành kinh tế, từ đó ra quyết định mở rộng hay thu hẹp tín dụng đối với từng ngành này, tránh được rủi ro tín dụng do sự biến động của môi trường kinh doanh.

3.2.1.2. Thực hiện tốt phân tích tín dụng

Tín dụng Ngân hàng có nhiều nét đặc thù riêng so với các ngành kinh doanh

khác, mức độ rủi ro cũng cao hơn hẳn, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trƣờng. Để nâng cao chất lƣợng tín dụng, giảm bớt rủi ro, việc phân tích tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng.

- Đối với Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng nói riêng và các Ngân hàng thƣơng mại nói chung: Phân tích tín dụng giúp Ngân hàng nhìn nhận

70

hiện tại, dự kiến xu hƣớng phát triển trong tƣơng lai, trên cở sở đó đánh gía chính xác đối tƣợng đƣợc đầu tƣ để có những chính sách thích hợp, nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ.

- Đối với doanh nghiệp: Việc phân tích tín dụng của Ngân hàng giúp Doanh nghiệp thấy đƣợc thực trạng sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, vị trí của doanh nghiệp trên thị trƣờng, trên lĩnh vực đã và đang hoạt động.

3.2.1.3. Nâng cao chất lượng công tác, thông tin tín dụng

Khi cấp tín dụng cho bất cứ khách hàng nào, Ngân hàng cần phải nắm đƣợc những thông tin cần thiết về khách hàng đó. Trên thực tế không phải khách hàng nào cũng sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả nguồn vốn vay, thậm chí có những khách hàng giả mạo hồ sơ, chiếm dụng vốn bất hợp pháp, gây rủi ro cho Ngân hàng.

Vì vậy, để hoạt động tín dụng an toàn, có hiệu quả cao, cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này.

3.2.1.4. Nâng cao chất lượng thẩm định phương án vay vốn.

Thẩm định là khâu quan trọng nhất để giúp Ngân hàng thƣơng mại đƣa ra các quyết định đầu tƣ một cách chuẩn xác, nâng cao chất lƣợng khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh.

*Phân tích, đánh giá khách hàng trước khi cho vay để đảm bảo chất lƣợng của khoản tín dụng cấp cho khách hàng. Trƣớc khi cho vay, Ngân hàng phải tìm hiểu rõ, nắm đƣợc tình hình hiện tại và khả năng thanh toán, hoàn trả trong tƣơng lai của khách hàng. Trên cơ sở đó đƣa ra quyết định có nên cho vay hay không, đây là biện pháp đầu tiên và có vai trò quan trọng, nhằm phòng ngừa và hạn chế nợ quá hạn phát sinh. Việc phân tích, đánh giá khách hàng phải đƣợc thực hiện toàn diện, tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

- Xem xét tƣ cách pháp lý của khách hàng: Nhằm đảm bảo khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật hay không. Khi khách hàng có đủ tƣ cách

71

pháp lý, quyền lợi của Ngân hàng sẽ đƣợc đảm bảo khi xảy ra tranh chấp trƣớc pháp luật.

- Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh: Phản ảnh qua hai chỉ tiêu chính. + Doanh thu: Phản ảnh chất lƣợng của quá trình tiêu thụ, doanh thu càng lớn, Doanh nghiệp càng có điều kiện tăng thu nhập và trả nợ, tuy nhiên cần phân tích rõ nguyên nhân làm tăng doanh thu.

+ Kết quả kinh doanh: Là chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp, đánh giá toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, đƣợc tính bằng chênh lệch giữa giá thành và giá bán sản phẩm, kết quả kinh doanh càng cao, thể hiện Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, khả năng trả nợ cao.

- Phân tích tình hình tài chính của khách hàng: Rất quan trọng, liên quan

đến khả năng thu hồi vốn về sau, đòi hỏi Ngân hàng phải nắm đƣợc khả năng tài chính của khách hàng trƣớc khi vay và vào thời điểm xin vay, để có chính sách cho vay phù hợp.

- Đánh giá về năng lực, phẩm chất của ngƣời lãnh đạo, điều hành: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào tƣ chất và năng lực điều hành của ngƣời lãnh đạo.

*Phân tích phương án vay vốn của khách hàng

- Phân tích tính pháp lý của phƣơng án: Ngân hàng phải lựa chọn các phƣơng án có đầy đủ tính pháp lý nhằm đảm bảo cho phƣơng án vay đó sẽ đƣợc thực hiện hợp pháp.

- Phân tích tính khả thi của phƣơng án: Ngân hàng phải xem xét các điều kiện cần và đủ để cho một phƣơng án đƣợc thực thi.

Việc phân tích phương án vay giúp Ngân hàng lựa chọn được các dự án có hiệu quả, có khả năng thực thi cao từ đó có quyết định cho vay đúng đắn, hạn chế nợ quá hạn phát sinh.

72

*Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay

Thế chấp, cầm cố tài sản: Là hình thức đƣợc áp dụng phổ biến đối với cho vay

ngắn và trung hạn, đặc biệt là đối với khách hàng chƣa đủ độ tín nhiệm với Ngân hàng đƣợc thực hiện dƣới các hình thức:

- Bảo lãnh của bên thứ ba: Đƣợc áp dụng khi khách hàng vay vốn không đủ

điều kiện thực hiện các biện pháp bảo đảm khác.

- Đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Chỉ áp dụng đối với cho vay

trung dài hạn, tài sản có đăng ký quyền sở hữu, có khả năng quản lý đƣợc, các dự án có tính khả thi cao, khách hàng có tín nhiệm.

- Bảo lãnh bằng tín chấp: Chỉ áp dụng cho các món vay nhỏ đối với thành

viên của các tổ chức nhƣ doanh nghiệp, đoàn thể,…đã có quan hệ tốt với Ngân hàng.

- Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản: Ngoài đối tƣợng cho vay theo chỉ

định của chính phủ, Ngân hàng cần phải lựa chọn kỹ các dự án có hiệu quả và chất lƣợng khách hàng để đảm bảo khả năng trả nợ.

Việc thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay vừa đảm bảo an toàn, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng.

3.2.1.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

Đây là một công việc quan trọng, Ngân hàng cần thƣờng xuyên tiến hành: - Kiểm tra việc chấp hành kế hoạch dƣ nợ ngắn, trung và dài hạn: Cần

xem xét để xem cơ cấu nguồn vốn, những biện pháp khơi tăng, cân đối vốn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh đã phù hợp hay chƣa.

- Kiểm tra hồ sơ cho vay: Đảm bảo tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ.

73

+ Thời hạn cho vay: cần xem xét trên cơ sở xác định thời hạn vay bảo đảm

phù hợp với luân chuyển vốn của đối tƣợng vay.

+ Gia hạn nợ: phải đảm bảo tuân thủ quy trình và có hƣớng giải quyết khoản

nợ sau khi gia hạn.

+ Mức tín dụng đƣợc cấp: phải xem xét trên cơ sở nhu cầu vay, khả năng của Ngân hàng, giá trị tài sản đảm bảo.

+ Kiểm tra, bảo quản tài sản thế chấp, cầm cố: Cần xem xét về giá trị tài sản đảm bảo với số tiền vay, việc quyết toán hợp đồng tín dụng, thanh lý tài sản đảm bảo.

+ Kiểm soát về an toàn vốn vay: Tập trung làm rõ các vấn đề về điều kiện bảo đảm an toàn tiền vay, thực hiện cơ chế an toàn vốn, các biện pháp bảo đảm tín dụng và hạn chế tín dụng, phân loại các khoản nợ để có biện pháp quản lý, xử lý phù hợp.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng giúp Ngân hàng ngăn chặn, phát hiện và xử lý các thiếu sót, sai phạm, yếu kém trong hoạt động tín dụng do đó từng Ngân hàng thương mại cần có các nội dung và biện pháp kiểm soát phù hợp, tập trung vào những vấn đề có nhiều sai sót để có biện pháp phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nhằm hạn chế bớt những rủi ro tín dụng xảy ra.

3.2.1.6. Chọn lọc, cũng cố đội ngũ cán bộ tín dụng

Để nâng cao chất lƣợng thẩm định, kiểm tra giám sát các khoản vay, phòng ngừa, hạn chế rủi ro. Ngân hàng cần phải có một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, đƣợc đào tạo có hệ thống, nắm vững nghiệp vụ chuyên môn.

Đội ngũ cán bộ tín dụng là những ngƣời luôn phải đối mặt với mọi vấn đề phức tạp, rủi ro trong cấp phát tín dụng, tạo ra thu nhập chính cho Ngân hàng, do đó đòi hỏi Ngân hàng cần phải thƣờng xuyên sàng lọc đội ngũ cán bộ tín dụng hiện có, để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng một cách toàn diện, đảm bảo đƣợc đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, tính trung thực của mỗi cán bộ để ngày càng nâng cao chất lƣợng hoạt động, hạn chế những rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng.

74

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phương Tây - chi nhánh Lâm Đồng (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)