Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Phƣơng Tây

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phương Tây - chi nhánh Lâm Đồng (Trang 27)

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG PHƢƠNG TÂY CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG ĐỒNG

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Phƣơng Tây chi nhánh Lâm Đồng Lâm Đồng

Ngân hàng TMCP Phƣơng Tây tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Cờ Đỏ. Ngân hàng đƣợc thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0016/NH-GP do Thống đốc NHNN cấp vào ngày 6 tháng 4 năm 1992 và Giấy phép thành lập Ngân hàng số 124/NH-ĐKKD do Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Cần Thơ cấp ngày 28 tháng 4 năm 1992.

Trải qua 20 năm hoạt động và trƣởng thành với bao sự kiện thăng trầm và biến đổi cùng với hệ thống Tài chính –Tín dụng của cả nƣớc. Ngân hàng TMCP Phƣơng Tây luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà Nƣớc giao phó, góp phần vào sự nghiệp kiến thiết xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong quá trình phát triển, Ngân hàng có các mốc lịch sử và thành tựu phát triển nhƣ sau:

Năm 1992 đến 2004

- Thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 320 triệu đồng.

- Từ năm 1992 đến 2004, sau nhiều lần tăng vốn, đến cuối năm 2004 số vốn điều lệ của Ngân hàng đã đạt là 22,9 tỷ đồng.

Năm 2005

- Tăng vốn điều lệ lên 52 tỷ đồng.

- Đƣợc cam kết nguồn vốn dài hạn 50 tỷ trong năm 2006 từ quỹ tín dụng nông thôn II (RDFII) của Ngân hàng Thế giới và đƣợc xem xét tham gia nguồn vốn dài hạn từ quỹ tín dụng nông thôn III (RDF III).

- Xếp loại hạ tầng nhân lực CNTT đứng thứ 3, hạ tầng kỹ thuật CNTT đứng thứ 4, xếp hạng chung các Ngân hàng Thƣơng Mại đứng thứ 9 trong nhóm 10 Ngân hàng.

23

Năm 2006

- Tăng vốn điều lệ lên 152,2 tỷ đồng.

- Hoàn thành kế hoạch nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và chuẩn bị nguồn nhân lực cho mở rộng hoạt động của Ngân hàng, thực hiện các chƣơng trình đào tạo nghiệp vụ và dịch vụ khách hàng liên tục cho đội ngũ nhân viên đã từng bƣớc nâng cao niềm tin của khách hàng đối với Ngân hàng.

- Vƣợt mức cổ tức theo nghị quyết của Đại hội cổ đông năm 2006 và đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc Cần Thơ đánh giá đứng thứ 2 về hoạt động hiệu quả trong số các Ngân hàng và chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại cổ phần trên địa bàn Cần Thơ.

Năm 2007

- Tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng.

- Đƣợc chuyển đổi từ Ngân hàng TMCP nông thôn (Ngân hàng TMCP Nông thôn Cờ Đỏ) sang mô hình hoạt động Ngân hàng TMCP đô thị (Ngân hàng TMCP Miền Tây) vào tháng 6 năm 2007.

- Hệ thống Quản trị Ngân hàng trực tuyến CoreBanking chính thức hoạt động.

- Triển khai thành công và đƣa vào hoạt động hệ thống bảo mật dùng vân tay (lần đầu tiên sử dụng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam) cho toàn bộ nhân viên khi truy cập vào cơ sơ dữ liệu của Ngân hàng và áp dụng cho cả khách hàng.

- Lần lƣợt mở rộng mạng lƣới khắp nƣớc, khởi đầu bằng những sự kiện khai trƣơng đồng loạt các chi nhánh ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM vào trung tuần tháng 10 năm 2007.

- Ngân hàng triển khai hệ thống camera quan sát chuyên dụng thông qua mạng internet (dùng IP camera) kết hợp với hệ thống hội nghị truyền hình (đã đƣa vào ứng dụng năm 2006), tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho việc giám sát điều hành của Ngân hàng khi mở rộng mạng lƣới.

24

- Tập trung phát triển các kênh phân phối mới nhƣ ATM, Web, POS, các loại thẻ thanh toán và liên kết với các đối tác chiến lƣợc có tiềm lực tài chính mạnh.

Năm 2008

- Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng.

- Đứng thứ 1 trong tổng số 22 Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông (Báo cáo Việt Nam ICT Index 2007).

- Là Ngân hàng nhận giải thƣởng “Cúp vàng thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công ty Cổ phần hàng đầu Việt Nam” do Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nƣớc và nhiều Công ty khác phối hợp tổ chức hàng năm.

- Đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc xếp Hạng A về hoạt động kinh doanh.

Năm 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tham gia chính thức hệ thống thanh toán thẻ Banknet.

- Tham gia hệ thống SWIFT.

- Sau hai năm tăng vốn và chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng đô thị, Ngân hàng TMCP Miền Tây đã nhanh chóng thể hiện năng lực của mình là một trong những Ngân hàng hoạt động hiệu quả liên tục suốt 20 năm.

- Từ 4 điểm giao dịch năm 2004 đến 30/06/2009, Ngân hàng TMCP Miền Tây đã có 50 điểm giao dịch trên cả nƣớc (Trong đó có 1 sở giao dịch, 5 chi nhánh và 44 phòng giao dịch trực thuộc).

- Ngày 30/07/2009 Ngân hàng TMCP Miền Tây chi nhánh Lâm Đồng chính thức Khai trƣơng hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế Chi nhánh số 1800172881 – 005 do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Tỉnh Lâm Đồng cấp, đăng ký lần đầu ngày 09 tháng 10 năm 2008, đây là Chi nhánh - điểm giao dịch thứ 48 trong hệ thống mạng lƣới của Ngân hàng TMCP Miền Tây.

25

- Ngày 28/4/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN) có Quyết định số 1048/QĐ-NHNN chấp thuận việc đổi tên Ngân hàng thƣơng mại cổ phần (TMCP) miền Tây thành Ngân hàng TMCP Phƣơng Tây .

- Tại tỉnh Lâm Đồng, chi nhánh Ngân hàng Phƣơng Tây đi vào hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng đối với các tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của Ngân hàng thƣơng mại nhƣ huy động vốn ngắn, trung và dài hạn. Cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế và cá nhân, góp vốn liên doanh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ và dịch vụ kiều hối. Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Phát hành thẻ thanh toán…thực hiện chức năng kinh doanh đa năng và tổng hợp.

- Phạm vi hoạt động của Ngân hàng bao gồm khai thác và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho mọi đối tƣợng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

=> Ngân hàng Phương Tây chi nhánh Lâm Đồng được thành lập với tiêu chí thúc đẩy phát triển, hoàn thiện mạng lưới thanh toán của hệ thống, qua đó sẽ đẩy nhanh quá trình chu chuyển tiền tệ, lưu thông hàng hóa giữa các địa phương và các tỉnh thành trong toàn quốc. Giới thiệu một cách rộng rãi các dịch vụ Ngân hàng đa năng, tạo ra sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên địa bàn đồng thời giúp Nhân dân địa phương có được nhiều sự lựa chọn dịch vụ Ngân hàng về chất luợng, độ an toàn, giá cả…

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phương Tây - chi nhánh Lâm Đồng (Trang 27)