Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - Seabank (Trang 41)

 Sự phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính: Khi khách hàng

nhận khoản giải ngân từ ngân hàng, họ sẽ dùng đồng vốn vào mục đích kinh doanh như: Đầu tư vào dây chuyền sản xuất, đầu tư mua nguyên vật liệu… Trong quá trình sản xuất kinh doanh tất yếu sẽ phát sinh những rủi ro không mong muốn mà đôi khi các doanh nghiệp không lường trước được. Những bất ổn của nền kinh tế và thị trường tài chính sẽ dẫn đến rủi ro và làm cho Quản trị rủi ro tín dụng trở nên khó khăn.

 Hệ thống văn bản pháp luật: Sự chậm trễ, rườm rà trong các thủ tục

cấp giấy phép, các thủ tục hải quan… nhiều lúc ảnh hưởng lớn đến cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp. Ta biết rằng, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp có tính thời điểm, nhưng nó sẽ không thể thực hiện nhanh chóng nếu không được đơn giản hóa các thủ tục pháp lý. Việc chậm trễ sẽ dẫn đến hệ quả của hàng loạt các hợp đồng kinh tế bị đình trệ, các dự án đầu tư bị chậm lại. Điều này gây tổn thất lớn về mặt kinh tế đối với các doanh nghiệp vay vốn từ đó dẫn đến rủi ro tín dụng.

 Khách hàng: Khách hàng là người lập phương án, dự án xin vay và sau

khi được ngân hàng chấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh. Vì vậy, khách hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.

 Yếu tố văn hóa: Đối với mỗi quốc gia văn hóa kinh doanh là khác nhau,

chính vì vậy luôn phải đưa ra một chiến lược quản trị rủi ro tín dụng tối ưu nhất nhưng phải phù hợp với văn hóa kinh doanh của môi trường đó.

CHƯƠNG 2

THỰC T RẠ NG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - Seabank (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)