Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - Seabank (Trang 40)

 Chiến lược phát triển: Mỗi một ngân hàng đều có một chiến lược phát

triển riêng, tùy theo các chiến lược phát triển đó. Một chiến lược tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phương pháp, đường lối chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội. Điều đó cũng có nghĩa chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại có đúng đắn hay không. Bất cứ Ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng tốt cũng đều phải có chiến lược tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế của ngân hàng cũng như của thị trường.

 Mạng lưới hoạt động: Với một mạng lưới hoạt động rộng, năng động sẽ

bảo đảm cho ngân hàng đó có được những thông tin về khách hàng một cách bao quát nhất, đồng thời khả năng tìm kiếm những khách hàng tốt cũng chiếm ưu thế hơn so với ngân hàng khác.

Phong cách quản lý: Một đội ngũ cán bộ quản lý, với phong cách

chuyên nghiệp luôn mang lại một mạng lưới hoạt động tốt, đồng thời cũng mang lại niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng.

Năng lực cán bộ: Các ngành nghề của các doanh nghiệp đi vay là rất đa

dạng: Đa phần các cán bộ tín dụng Ngân hàng không thể có đầy đủ thông tin cũng như hiểu biết về các ngành nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh. Hơn nữa, các cán bộ ngân hàng cũng rất khó thẩm định được số liệu tài chính do các Doanh nghiệp cung cấp có “đúng đắn” và chính xác tuyệt đối hay không.

 Trình độ công nghệ: Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng được xác định

là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển và tồn tại của các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, tin học hóa hệ thống thông tin quản trị, nâng cấp và phát triển công nghệ và mở rộng dịch vụ ngân hàng hiện đại, bảo mật dữ liệu và tăng hiệu quả quy trình quản trị ngân hàng luôn mang lại hiệu quả cao mà các ngân hàng ngày nay luôn tìm cách hướng tới.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - Seabank (Trang 40)