Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - Seabank (Trang 37)

Hoạt động tín dụng được coi là hoạt động quan trọng nhất của NHTM, bao gồm hai mặt: Sinh lời và rủi ro. Ở đây không có cách gì để loại trừ rủi ro tín

dụng hoàn toàn mà phải quản lý cẩn thận. Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng được coi là nội dung quản lý quan trọng của NHTM. Nội dung quản trị bao gồm:

 Hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi: Nội dung này đòi hỏi NHTM phải cẩn thận khi cho vay, đánh giá cẩn thận, thực hiện đa dạng hóa:

- Thực hiện các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ chức tín dụng và trong các nghị định của NHNN: Các nghị định nêu rõ các trường hợp NHTM không được tài trợ cho vay và các điều kiện NHTM phải thực hiện khi cho vay.

- Xác định danh mục các khoản cho vay, tài trợ với các mức rủi ro khác nhau: Các khách hàng khác nhau, đối tượng cho vay khác nhau sẽ có rủi ro khác nhau:

+ Tín dụng thương mại: Rủi ro liên quan tới khả năng đánh giá tình trạng kinh doanh, tài chính của người vay. NHTM cần thu thập thông tin cả quá khứ lẫn tương lai. Rủi ro cho vay trong thương mại chủ yếu là do những tác động của thị trường đối với người vay…

+ Cho vay đối với người tiêu dùng: Rủi ro liên quan tới thu nhập của người vay và khả năng kiểm soát thông tin về người vay. Thông tin thường ít, NHTM khó kiểm soát người vay và khó thu đòi nợ.

+ Cho vay đối với các trung gian tài chính khác: Phần lớn các khoản vay này không có tài sản đảm bảo, do vậy nếu các tổ chức này bị phá sản thì NHTM sẽ bị mất vốn.

+ Cho vay đối với nhà nước: Độ an toàn cao, tuy nhiên trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu hoặc khu vực thì các khoản vay này cũng bị ảnh hưởng. - Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng: Hoạt

động tín dụng liên quan đến nhiều bộ phận trong ngân hàng, đòi hỏi phải có sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua chính sách, quy tắc và

sự kiểm soát chung.

+ Chính sách tín dụng với mục tiêu chính là mở rộng tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng. Chính sách tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng như: Chính sách tài sản đảm bảo, chính sách bảo lãnh, chính sách đồng tài trợ…

+ Quy trình phân tích tín dụng do Ban giám đốc ngân hàng quyết định được xây dựng một các chi tiết và quán triệt xuống từng chi nhánh ngân hàng, từng cán bộ ngân hàng.

+ Bên cạnh chính sách và quy trình tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng còn xây dựng quy chế kiểm tra, phân tích trách nhiệm và quyền hạn, khen thưởng kỷ luật các nhân viên.

- Xác định các dấu hiệu của các khoản nợ cho vay có vấn đề, giới hạn các khoản tín dụng và đa dạng hóa.

+ Xác định các khoản cho vay có vấn đề.

+ Xác định tỷ trọng các khoản cho vay khác nhau. + Xây dựng chiến lược đa dạng hóa.

 Quản lý nợ quá hạn, nợ khó đòi, các khoản nợ có vấn đề.

- Ngân hàng phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề, phân tích nguyên nhân, thực trạng, khả năng giải quyết.

- Trường hợp người vay có khó khăn tài chính tạm thời song vẫn còn khả năng và ý chí trả nợ, ngân hàng áp dụng chính sách thanh lý như bán tài sản thế chấp, phong tỏa tiền gửi trên tài khoản.

- Xây dựng quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất. Dựa trên tỷ lệ rủi ro chấp nhận và danh mục các khoản cho vay rủi ro, ngân hàng xây dựng quỹ dự phòng. Quỹ này không có tác dụng giảm rủi ro mà để đỡ cho vốn chủ khi tổn thất xảy ra.

(Nguồn trích: Giáo trình Ngân hàng thương mại – NXB Đại học kinh tế quốc dân- Chủ biên PGS.TS Phan Thị Thu Hà)

1.3CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

1.3.1 Các yếu tố chủ quan

 Chiến lược phát triển: Mỗi một ngân hàng đều có một chiến lược phát

triển riêng, tùy theo các chiến lược phát triển đó. Một chiến lược tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phương pháp, đường lối chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội. Điều đó cũng có nghĩa chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại có đúng đắn hay không. Bất cứ Ngân hàng nào muốn có chất lượng tín dụng tốt cũng đều phải có chiến lược tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế của ngân hàng cũng như của thị trường.

 Mạng lưới hoạt động: Với một mạng lưới hoạt động rộng, năng động sẽ

bảo đảm cho ngân hàng đó có được những thông tin về khách hàng một cách bao quát nhất, đồng thời khả năng tìm kiếm những khách hàng tốt cũng chiếm ưu thế hơn so với ngân hàng khác.

Phong cách quản lý: Một đội ngũ cán bộ quản lý, với phong cách

chuyên nghiệp luôn mang lại một mạng lưới hoạt động tốt, đồng thời cũng mang lại niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng.

Năng lực cán bộ: Các ngành nghề của các doanh nghiệp đi vay là rất đa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dạng: Đa phần các cán bộ tín dụng Ngân hàng không thể có đầy đủ thông tin cũng như hiểu biết về các ngành nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh. Hơn nữa, các cán bộ ngân hàng cũng rất khó thẩm định được số liệu tài chính do các Doanh nghiệp cung cấp có “đúng đắn” và chính xác tuyệt đối hay không.

 Trình độ công nghệ: Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng được xác định

là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển và tồn tại của các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, tin học hóa hệ thống thông tin quản trị, nâng cấp và phát triển công nghệ và mở rộng dịch vụ ngân hàng hiện đại, bảo mật dữ liệu và tăng hiệu quả quy trình quản trị ngân hàng luôn mang lại hiệu quả cao mà các ngân hàng ngày nay luôn tìm cách hướng tới.

1.3.2 Các yếu tố khách quan

 Sự phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính: Khi khách hàng

nhận khoản giải ngân từ ngân hàng, họ sẽ dùng đồng vốn vào mục đích kinh doanh như: Đầu tư vào dây chuyền sản xuất, đầu tư mua nguyên vật liệu… Trong quá trình sản xuất kinh doanh tất yếu sẽ phát sinh những rủi ro không mong muốn mà đôi khi các doanh nghiệp không lường trước được. Những bất ổn của nền kinh tế và thị trường tài chính sẽ dẫn đến rủi ro và làm cho Quản trị rủi ro tín dụng trở nên khó khăn.

 Hệ thống văn bản pháp luật: Sự chậm trễ, rườm rà trong các thủ tục

cấp giấy phép, các thủ tục hải quan… nhiều lúc ảnh hưởng lớn đến cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp. Ta biết rằng, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp có tính thời điểm, nhưng nó sẽ không thể thực hiện nhanh chóng nếu không được đơn giản hóa các thủ tục pháp lý. Việc chậm trễ sẽ dẫn đến hệ quả của hàng loạt các hợp đồng kinh tế bị đình trệ, các dự án đầu tư bị chậm lại. Điều này gây tổn thất lớn về mặt kinh tế đối với các doanh nghiệp vay vốn từ đó dẫn đến rủi ro tín dụng.

 Khách hàng: Khách hàng là người lập phương án, dự án xin vay và sau

khi được ngân hàng chấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh. Vì vậy, khách hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.

 Yếu tố văn hóa: Đối với mỗi quốc gia văn hóa kinh doanh là khác nhau,

chính vì vậy luôn phải đưa ra một chiến lược quản trị rủi ro tín dụng tối ưu nhất nhưng phải phù hợp với văn hóa kinh doanh của môi trường đó.

CHƯƠNG 2

THỰC T RẠ NG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á

2.1 GIỚI THIỆU VỀ NH THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á – SEABANK SEABANK

SOUTHEAST ASIA JOINT STOCK COMMERCIAL BANK

+ Tên Ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

+ Tên giao dịch : SeABank (Southeast Asia Joint Stock Commercial Bank)

+ Tên viết tắt: SeABank + Logo của ngân hàng

+ Trụ sở chính của ngân hàng : 25 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội + Điện thoại : 04 3944 8688

+ Fax: 04 3944 8689

+ Email: seabank@seabank.com.vn

+ Website: www.seabank.com.vn

+ Ngành nghề kinh doanh chính:

 Huy động, cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn

 Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước  Vay vốn ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng khác bằng tiền Việt

Nam và ngoại tệ;

 Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác  Hùn vốn,liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành

 Làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, huy động các nguồn vốn rừ nước ngoài và làm dịch vụ thanh toán quốc tế khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền dưới nhiều hình thức,đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của SeABank

Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) được thành lập năm 1994 và là một trong những Ngân hàng TMCP có mặt sớm nhất tại Việt Nam. Kể từ ngày thành lập đến nay, Ngân hàng Đông Nam Á đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hoàn thiện và đạt được nhiều thành công nhất định. SeABank đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện để phát triển cùng nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập với mong muốn trở thành một tập đoàn Ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại. Việc đổi mới hoàn toàn luôn là chiến lược ưu tiên hàng đầu của Ngân hàng Đông Nam Á.

Năm 1994, Ngân hàng được thành lập dưới tên giao dịch là Ngân hàng TMCP Hải Phòng tại thành phố Hải Phòng và đến năm 2001 chính thức đổi tên giao dịch như hiện nay (Ngân hàng TMCP Đông Nam Á).

Từ năm 2001, SeABank đã thực hiện kế hoạch tái cơ cấu Ngân hàng với những định hướng rất rõ ràng về tài chính, nhân lực và công nghệ…Bằng việc tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng, cho đến nay cơ cấu cổ đông của SeABank đã có sự thay đổi cơ bản, đó là sự tham gia của các nhà đầu tư, các tổ chức pháp nhân có tiềm lực tài chính mạnh và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh của mình tại Việt Nam.

Trong năm 2005, ngân hàng Đông Nam Á đã chuyển địa điểm trụ sở chính từ số nhà 15 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng đến số 16 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội và thành lập chi nhánh ngân hàng tại Hải Phòng theo công văn số 1331/NHNN-CNH của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc

chấp thuận thay đổi địa điểm và thành lập chi nhánh mới ngày 19 tháng 11 năm 2004 cho ngân hàng. số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của Seabank chưa nhiều nhưng cũng trải rộng trên cả ba miền của đất nước, tạo thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền phục vụ khách hàng. Tính đến thời điểm này, Seabank đã phát triển mạng lưới của mình lên hơn 100 chi nhánh/ phòng giao dịch trên toàn quốc. Hơn nữa, từ năm 2001 đến 2005 SeABank không phát sinh nợ quá hạn và là ngân hàng có chất lượng tín dụng lành mạnh nhất với tỷ lệ nợ xấu (NPL) luôn được khống chế ở mức dưới 0.3%. Với những hệ số an toàn luôn đạt mức quy định nên trong 4 năm liên tiếp, từ 2003 đến 2010 SeABank được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A và được đánh giá là ngân hàng có tốc độ phát triển nhanh nhất và bền vững nhất.

Trong năm 2010, SeABank đã có rất nhiều thành tựu đáng chú ý, thể hiện rõ nét chiến lược trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đẩu, khi cùng lúc triển khai thành công giai đoạn 1 phần mềm quản trị ngân hàng T24 của hãng Temenos Thụy Sỹ và ký kêt Hợp đồng Hợp tác và Hỗ trợ kĩ thuật toàn diện với cổ đông chiến lược trong nước là Công ty Thông tin Di động MS- MobiFone.

Kết thúc năm tài chính 2010, trong bối cảnh hoạt động của thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định và thu được gần 457 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 12% so với năm 2010. Tháng 12/2010 SeABank đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho phép thành lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản SeABank – SeABank AMC, nhằm phục vụ nhu cầu quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng, đảm bảo kinh doanh an toàn và bền vững, đồng thời phục vụ nhu cầu xử lý nợ và tài sản tồn đọng của các doanh nghiệp khác, giúp nguồn vốn trong nền kinh tế lưu chuyển minh bạch và thông thoáng hơn.

Hiện tại SeABank có vốn điều lệ 5.335 tỷ đồng, là một trong 07 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, trong đó đối tác chiến lược nước ngoài Societe Generale sở hữu 20% cổ phần.

Là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam, kể từ ngày thành lập đến nay ngân hàng Đông Nam Á đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hoàn thiện và đạt được những thành công hết sức khả quan. Việc đổi mới toàn diện là chiến lược ưu tiên hàng đầu của ngân hàng Đông Nam Á với mục tiêu trở thành ngân hàng đô thị hiện đại, có tính cạnh tranh cao trên thị trường ngân hàng tài chính Việt Nam.

Trong thời gian qua, ngân hàng Đông Nam Á đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển hiệu quả là việc hiện đại hoá phần mềm quản trị ngân hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động, tái cấu trúc, đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hoàn hảo nhất. Cam kết không ngừng phát triển, xây dựng hình ảnh, năng cao uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế luôn là tiêu chí hoạt động của ngân hàng Đông Nam Á.

Hình ảnh về một ngân hàng hiện đại, tăng trưởng bền vững, luôn vì lợi ích của khách hàng đã từng bước được công nhận bởi những khách hàng của ngân hàng Đông Nam Á.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các bộ phận 2.1.2.1 Cơ cấu bộ máy quản trị 2.1.2.1 Cơ cấu bộ máy quản trị

* Hình thức pháp lý

Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo giấy phép hoạt động số 0051/NH-GP ngày 25 tháng 03 năm 1994 của thống đốc Nhân hàng Nhà nước Việt Nam và được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng cấp giấy phép thành lập số 676/GP-UB ngày 04 tháng 04 năm 1994 với thời gian hoạt động là 9 năm kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động.

* Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại Đông Nam Á Sơ đồ cơ cấu tổ chức

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT VĂN PHÒNG

HĐ QT

Chi nhánh và các phòng giao dịch

Hà nội Hải phòng Hồ Chí Minh Phòng nguồn vốn & kd ngoại tệ Phòng pháp chế

Phòng kinh doanh Phòng công nghệ thông tin

Phòng kế toán tài chính Phòng thẻ Phòng ngân quỹ Phòng hành chính quản trị Phòng kế toán giao dịch Phòng tổng hợp Phòng kiểm tra-kiểm soát nội bộ

Phòng marketing

Ban tổ chức nhân sự Phòng thanh toán quốc tế

Vũng Tàu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - Seabank (Trang 37)