Các công cụ và quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong NHTM

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - Seabank (Trang 33)

Để quản trị rủi ro tín dụng, mỗi ngân hàng phải nghiên cứu và đưa ra những công cụ quản lý phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của ngân hàng đó. Sau đây là các công cụ chính để quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của một NHTM.

* Quy trình tín dụng: Để chuẩn hoá quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay

và thu nợ đối với khách hàng, các ngân hàng thường đặt ra quy trình tín dụng. Đó chính là các bước (hoặc nội dung công việc) mà các bộ tín dụng, các phòng, ban liên quan trong ngân hàng phải thực hiện khi tiến hành tài trợ cho khách hàng. Về cơ bản, một quy trình tín dụng được chia làm ba giai đoạn: trước, trong và sau khi cho vay.

- Giai đoạn trước khi cho vay: Trong giai đoạn này, sau khi tiếp nhận hồ

khách hàng và phương án vay vốn; cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phân tích thẩm định khách hàng và phương án xin vay. Nội dung phân tích bao gồm: năng lực pháp lý của khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng, phương án sử dụng vốn vay và phương án trả nợ, khả năng đảm bảo tiền vay và các

biện pháp quản lý, kiểm soát của ngân hàng.

- Giai đoạn trong khi cho vay: Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và

vốn vay được giải ngân, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm soát khách hàng theo các nội dung chính như: khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích, tiến độ hay không, quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ hay không.... Công việc này cho phép ngân hàng thu thập thêm các thông tin về khách hàng. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, điều đó cho thấy chất lượng tín dụng đang được bảo đảm.

- Giai đoạn sau khi cho vay: Quan hệ tín dụng sẽ kết thúc khi ngân hàng

thu hồi hết gốc và lãi của khoản vay. Các khoản tín dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn. Trong một số trường hợp, người vay không hoàn trả nợ hoặc hoàn trả không đầy đủ và đúng hạn. Điều đó có nghĩa là rủi ro tín dụng đã xảy ra. Lúc này cán bộ tín dụng cần xem xét, tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng không thanh toán nợ cho ngân

hàng như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Như vậy, để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, các

ngân hàng phải xây dựng một quy trình tín dụng cụ thể và thống nhất. Quy trình này phải được ban lãnh đạo của ngân hàng thông qua và phổ biến rộng rãi đến các phòng ban có liên quan cũng như toàn bộ cán bộ tín dụng trong ngân hàng.

* Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng bao gồm các quy định về cho

vay của ngân hàng. Chính sách này được xây dựng nhằm thực hiện mục tiêu, chiến lược kinh doanh của ngân hàng, đồng thời hình thành cơ chế để đảm

bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Chính sách tín dụng bao gồm các nội dung chính sau:

- Chính sách khách hàng

- Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng - Lãi suất và phí suất tín dụng

- Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ - Các loại bảo đảm tiền vay

- Điều kiện giải ngân và điều kiện thanh toán - Chính sách đối với các khoản nợ xấu

* Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng: Để xác định chính xác mức độ rủi ro

của mỗi khoản vay, các ngân hàng thường áp dụng một số mô hình cụ thể để đánh giá rủi ro tín dụng. Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm cả mô hình phản ánh về mặt định tính và mô hình phản ánh về mặt định lượng. Đặc điểm của các mô hình này là không loại trừ lẫn nhau nên một ngân hàng có thể sử dụng cùng một lúc nhiều mô hình khác nhau để hỗ trợ, bổ sung trong việc phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay.

- Mô hình định tính: Hệ thống tiêu chuẩn thường được các ngân hàng sử dụng trong mô hình định tính là : Tiêu chuẩn 5C

+ Character (Tư cách của người vay): Tiêu chuẩn này thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vay. Khi quyết định cho vay, cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng người xin vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.

+ Capacity (Năng lực của người vay): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn

rằng người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Tương tự, cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người đại diện cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là người được uỷ quyền hợp pháp của công ty. Một hợp đồng tín dụng được ký kết bởi người không được

uỷ quyền có thể sẽ không thu hồi được nợ, tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.

+ Cash (Thu nhập của người vay): Tiêu chuẩn thu nhập của người vay tập trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ hay không? Nhìn chung, người vay có ba khả năng để tạo ra tiền, đó là: dòng tiền ròng từ doanh thu bán hàng, dòng tiền từ phát hành chứng khoán và dòng tiền từ bán thanh lý tài sản. Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng trên đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng.

+ Collateral (Tài sản đảm bảo): Một khoản tín dụng nếu được đảm bảo bằng tài sản cầm cố hay tài sản thế chấp sẽ gắn chặt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của người vay. Nếu xảy ra những rủi ro khách quan, người đi vay không trả được nợ thì tài sản cầm cố, thế chấp sẽ trở thành nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng. Tất nhiên tài sản cầm cố thế chấp cũng phải đáp ứng

những yêu cầu và điều kiện nhất định theo quy định của ngân hàng.

+ Conditions (Các điều kiện): Để đánh giá xu hướng ngành và điều kiện

kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, cán bộ tín dụng cần phải biết được thực trạng về ngành nghề và công việc kinh doanh của khách hàng, cũng như khi các điều kiện kinh tế thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của người vay.

- Mô hình điểm số Z (Z - Credit scoring model): Đây là mô hình do

E.I.Altman xây dựng dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào trị số của các chỉ số tài chính của người

vay. Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ

của người vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình tính điểm như sau:

Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5 Trong đó: X1 = Hệ số vốn lưu động / tổng tài sản

X2 = Hệ số lãi chưa phân phối / tổng tài sản

X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản

X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / giá trị hạch toán của tổng nợ

X5 = Hệ số doanh thu / tổng tài sản

Trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình cho điểm Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.

- Mô hình cho điểm theo chỉ tiêu: Mô hình này bao gồm một hệ thống các

chỉ tiêu liên quan đến từng đối tượng khách hàng (doanh nghiệp hay cá nhân), mỗi chỉ tiêu có điểm số khác nhau phụ thuộc vào tính chất và tầm quan trọng của chúng. Căn cứ vào tình trạng của khách hàng và thang điểm của ngân hàng, cán bộ tín dụng sẽ quyết định số điểm tương ứng cho từng chỉ tiêu, sau đó cộng tổng số điểm. Khi có tổng số điểm, căn cứ vào bảng chuẩn, cán bộ tín dụng có thể đệ trình quyết định cho vay hoặc từ chối yêu cầu xin vay. Với tổng số điểm cao hơn mức điểm chuẩn thì khách hàng đó được vay và thấp hơn mức điểm chuẩn thì ngân hàng từ chối.

Như vậy, các công cụ tín dụng có thể nói là rất quan trọng trong hoạt

động tín dụng của NHTM. Mục tiêu cuối cùng của các công cụ này là phục vụ khách hàng trên cơ sở an toàn, giảm thiểu rủi ro tín dụng và nâng cao khả năng sinh lời của NHTM.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - Seabank (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)