* Một số khái niệm cơ bản: Trước hết cần phải tìm hiểu một số khái niệm về
nợ và nợ quá hạn được quy định trong Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN: - "Nợ" bao gồm: Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính; các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; các khoản bao thanh toán; các hình thức tín dụng khác.Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ như sau:
+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ trong hạn mà tổ
chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng
thời hạn; các khoản nợ được trả đầy đủ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu
lại tối thiểu trong vòng một năm đối với các khoản nợ trung dài hạn và ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá là có
khả năng trả đầy đủ gốc và lãi đúng hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại.
+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu
lại; các khoản nợ khác theo quy định: do khách hàng có một trong nhiều khoản nợ với TCTD bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn nên các khoản nợ khác cũng phải chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng; các khoản nợ mà TCTD có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy
giảm và chủ động phân loại thành các nhóm nợ rủi ro cao hơn.
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90
đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; các khoản nợ khác theo quy định.
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến
360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; các khoản nợ khác theo quy định.
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn
trên 360 ngày; các khoản nợ chờ Chính phủ xử lý; các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại; các
khoản nợ khác theo quy định.
- "Nợ quá hạn" là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc
lãi đã quá hạn.
- "Nợ xấu" (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy
định trên. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.
- "Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ" là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp
thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại.
* Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng:
Tuy rủi ro tín dụng là khách quan song ngân hàng phải quản lí rủi ro tín
dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra. Từ những nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng cụ thể hóa thành những dấu hiệu chính phát sinh trong hoạt động tín dụng, phản ánh rủi ro tín dụng: * Nợ quá hạn:
- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.
- Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ: Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn đã qua một thời kì gia hạn nợ.
rủi ro tín dụng khác nhau. Các quan điểm khác nhau, cách tính toán khác nhau về kì hạn nợ và nợ quá hạn có thể làm các chỉ tiêu này bị biến dạng.
+ Thứ nhất, do kì hạn nợ không đúng: Nhiều cán bộ ngân hàng khi cho
vay không quan tâm thích đáng đến chu kì kinh doanh của người vay, hoặc do nguồn ngắn hạn là chủ yếu, họ đặt kì hạn nợ ngắn để hạn chế rủi ro. Kì hạn nợ không phù hợp với chu kì thu nhập của người vay. Khi đến hạn người vay dĩ nhiên sẽ không thể trả nợ được, gây nợ quá hạn. Khoản nợ này trở thành mối đe dọa tài chính đối với người vay, buộc họ phải trả thêm khoản “ phụ phí ” để được gia hạn nợ, hoặc phải chịu lãi suất phạt.
+ Thứ hai, do đảo nợ hoặc giãn nợ: Nhiều khoản nợ người vay không có
khả năng hoàn trả có thể được đảo nợ để làm giảm nợ quá hạn so với thực tế. Để che giấu với ngân hàng cấp trên, hoặc để không phải chịu lãi phạt, khách hàng và nhân viên ngân hàng thỏa thuận vay khoản mới để trả khoản nợ cũ. Nhân viên ngân hàng cũng có thể thực hiện giãn nợ đối với các khoản nợ mà chắc chắn người vay không trả được. Những hành vi này làm chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ khó đòi không phản ánh đầy đủ rủi ro tín dụng.
+ Thứ ba, do chính sách cho vay: Rất nhiều các khoản vay khó đòi không
thể thu hồi bằng phát mại tài sản (doanh nghiệp nhà nước, người nghèo, tài sản không rõ ràng…). Những khoản cho vay này hầu hết là cho vay theo chỉ thị của chính phủ. Khi chính phủ chưa có biện pháp giải quyết, chúng vẫn tồn tại trên bảng cân đối của ngân hàng, trở thành tài sản ảo.Việc xử lí các khoản nợ này là rất phức tạp. Nhiều ngân hàng loại chúng ra khỏi chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ khó đòi, xếp vào nợ khoanh ( khi được chính phủ đồng ý). Tuy nhiên chúng thực sự đe dọa thu nhập của các ngân hàng nếu chính phủ không tìm được nguồn bù đắp.
* Các chỉ tiêu khác: Bên cạnh nợ quá hạn, nhà quản lí ngân hàng còn sử
dụng các hình thức đo rủi ro tín dụng khác, gắn liền với chiến lược đa dạng hóa tài sản, lập hồ sơ khách hàng, trích lập quỹ dự phòng, đặt giá đối với các
khoản cho vay…
- Các khoản cho vay có vấn đề: Mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là nợ quá hạn song trong quá trình theo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấy nhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn. Khoản cho vay có vấn đề được xây dựng dựa trên quy định của ngân hàng.
- Điểm của khách hàng: Thông qua phân tích tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án, mối quan hệ và tính sòng phẳng… ngân hàng lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm. Khách hàng loại A hoặc điểm cao, rủi ro tín dụng thấp; khách hàng loại C hoặc điểm thấp, rủi ro cao. Chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên các dấu hiệu rủi ro mà ngân hàng xây dựng. Điểm của ngân hàng cho thấy rủi ro tiềm ẩn.
- Mất tính ổn định vĩ mô: Chính sách thường xuyên thay đổi, lạm phát cao, tình hình chính trị mất ổn định, vùng hay bị thiên tai… đều tạo nên mất ổn định vĩ mô, tác động xấu đến người vay. Do mất ổn định vĩ mô được ngân hàng xem là một nội dung quan trọng phản ánh rủi ro tín dụng.
- Tính kém đa dạng của tín dụng: Đa dạng hóa là biện pháp hạn chế rủi ro. Những thay đổi trong chu kì của người vay là khó tránh khỏi. Nếu ngân hàng tập trung tài trợ cho một nhóm khách hàng, của một ngành, hoặc một vùng hẹp thì rủi ro sẽ cao hơn so với đa dạng hóa.
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh doanh bao giờ cũng gắn liền với rủi ro. Trong các loại rủi ro, rủi ro tín dụng có tác động lớn nhất đến hoạt động của ngân hàng. Rủi ro tín dụng thường xuyên xảy ra và khi xảy ra nó không chỉ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng mà còn làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường. Vì vậy, các NHTM cần phải thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở phân tích các nguyên nhân và đưa ra các biện pháp phù hợp.
(Nguồn trích: Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng)