Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động của MHB Đức Trọng

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long huyện Đức Trọng (Trang 65)

2.2.4.1 Thuận lợi

Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN; tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); ký Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam – Hoa Kỳ và gia nhập tổ chức thƣơng mại Thế Giới WTO. Hòa chung vào quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, các NHTM Việt Nam nói chung và MHB nói riêng sẽ có nhiều cơ hội về nguồn lực, công nghệ thị trƣờng. Ngân hàng đã huy động nguồn vốn đáng kể cả nội và ngoại tệ, tăng trƣởng đầu tƣ cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Đặc biệt, năm 2011 là năm Luật các TCTD sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2011. Qua đó một loạt chỉ tiêu hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại phải tuân thủ theo luật này và chắc chắn định hƣớng hoạt động của thị trƣờng sẽ ổn định và cẩn trọng hơn. Việc một số NHTM đã hoàn thành tăng vốn và đạt mức vốn tối thiểu 3

-60-

ngàn tỷ đồng vào cuối năm 2010 chắc chắn còn phải củng cố quản trị, quản lý tƣơng ứng trong thời gian tới, vì vốn chƣa phải là tất cả. Đối với các NHTM chƣa đạt mức vốn điều lệ tối thiểu 3 ngàn tỷ sẽ có kế hoạch chuẩn mực và kiên quyết hơn để cán đích đúng hạn. Về tổng thể, việc cải thiện về vốn cùng những cải thiện quản trị thanh khoản, cải thiện về quản trị rủi ro nói chung (do rút kinh nghiệm từ thời gian qua cũng nhƣ bài học của riêng năm 2010 nhƣ tình trạng thiếu thanh khoản phải tăng lãi suất đột ngột, tình trạng bị tụt hạng tín nhiệm về khả năng thanh toán và sức mạnh tài chính... chắc chắn sẽ đƣa đến kết quả là các Ngân hàng VN có sự cải thiện tín nhiệm (nói chung) trong thời gian tới. Với sự kiểm soát chặt chẽ về lãi suất của NHNN, năm 2011 chắc chắn không có Ngân hàng nào bị cuốn vào bất kỳ một cuộc đua lãi suất.

Triển vọng của khu vực Ngân hàng năm 2011 còn có thể tăng trƣởng đáng chú ý là dòng vốn chảy vào vừa phải nhƣng có tính chất cẩn trọng hơn khi khả năng Chính phủ có thể nới dần chỗ cho nhà đầu tƣ chiến lƣợc vào khu vực Ngân hàng và khu vực tài chính nói chung trong những năm tiếp theo để phù hợp với lộ trình cam kết WTO. Việc một số Ngân hàng không hoàn thành mức vốn điều lệ 3 ngàn tỷ đồng năm 2010 cũng dẫn đến nhu cầu về tìm kiếm nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Việc cho phép nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài tham gia khu vực tài chính Ngân hàng không chỉ có ý nghĩa về mặt tài chính mà còn có ý nghĩa về việc tăng cƣờng quản trị và quản lý cũng nhƣ cải thiện về sản phảm dịch vụ, công nghệ Ngân hàng..

Đội ngũ khách hàng của MHB khá đông đảo, sau gần 8 năm hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng, MHB đã thiết lập mối quan hệ với hầu hết các đối tƣợng khách hàng, có quan hệ hợp tác với hệ thống các Ngân hàng bạn trên thị trƣờng. Đƣợc sự quan tâm giúp đỡ từ phía Hội sở, phía các ban ngành đoàn thể từ địa phƣơng là sự cổ vũ và động lực lớn cho phía Ngân hàng, góp điều kiện tăng cƣờng khả năng huy động vốn và tín dụng đến những tiềm năng.

2.2.4.2 Khó khăn

Trong những năm gần đây có rất nhiều khó khăn đối với hoạt động của ngành Ngân hàng. Đặc biệt là những tháng đầu năm lãi suất tăng cao; tỷ giá, giá

-61-

vàng, thị trƣờng tiền tệ diễn biến phức tạp. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc đã sử dụng nhiều biện pháp để điều hành nền kinh tế, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia với biện pháp thắt chặt tiền tệ một cách thận trọng nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Đầu tiên, vấn đề huy động vốn gặp nhiều khó khăn do lãi suất tăng cao: Trƣớc tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ, nhiều Ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản đã đẩy lãi suất trên thị trƣờng liên Ngân hàng cũng nhƣ thị trƣờng dân cƣ tăng mạnh. Lãi suất huy động Việt Nam Đồng có lúc bị đẩy lên tới 18-19% để hấp dẫn ngƣời gửi tiền. Trƣớc tình hình đó, NHNN đã nhiều lần ban hành các văn bản nhắc nhở các TCTD về việc thực hiện nghiêm quy định về trần lãi suất. Tuy nhiên, chỉ khi Chỉ thị 02/2011/CT-NHNN ra đời vào ngày 7/9/2011, trong đó quy định rõ các hình thức xử phạt cùng với việc NHNN kiên quyết xử lý TCTD huy động vƣợt trần, trong tháng 9/2011 lãi suất huy động Việt Nam đồng mới chính thức quay về mức 14%.

Tín dụng tăng chậm: Bên cạnh khó khăn thanh khoản của một số Ngân hàng khiến nguồn cung tín dụng bị hạn chế, lãi suất huy động tăng đẩy lãi suất cho vay vƣợt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân khiến tín dụng VND 6 tháng đầu năm chỉ tăng 2,67% so với cuối năm 2010. Tín dụng VND thậm chí có xu hƣớng giảm dần về cuối năm khi tính chung 10 tháng, tổng dƣ nợ tín dụng VND chỉ tăng khoảng 0,25% so với cuối 2010. Mặt khác, dƣới áp lực của trần tăng trƣởng tín dụng, một số Ngân hàng đẩy mạnh tín dụng ngay từ đầu năm đã xảy ra tình trạng dƣ vốn nhƣng không thể giải ngân thêm. Quy định bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn huy động trong Thông tƣ 13 và 19 năm 2010 cùng sự ra đời của nhóm G12+1 với cam kết đƣa lãi suất cho vay sản xuất về mức quanh 17%- 19%/năm cũng không giúp tình hình tăng trƣởng tín dụng có nhiều cải thiện.

Ngoài nguyên nhân lãi suất cao khiến doanh nghiệp không mặn mà với việc vay vốn Ngân hàng, tín dụng tăng chậm còn bắt nguồn một phần từ việc kinh tế khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, hoặc phải thu hẹp quy mô. Tính riêng 9 tháng đầu năm 2011,

-62-

số doanh nghiệp phá sản, giải thể ƣớc khoảng 4,7 nghìn doanh nghiệp. Sản xuất kinh doanh gặp khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp không thanh toán đƣợc nợ, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống Ngân hàng vào cuối tháng 8/2011 ở mức trên 3%, tƣơng đƣơng khoảng 76.000 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm tới 37.000 tỷ đồng. Đặc biệt tại MHB công tác huy động vốn gặp khá nhiều khó khăn do sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên địa bàn. Nguyên nhân của vấn đề này là do MHB Đức Trọng bắt đầu xâm nhập thị trƣờng này sau các Ngân hàng khác, hệ thống MHB chƣa thực sự mạnh cộng với công tác Marketing mặc dù đẫ có nhiều chuyển biến nhƣng vẫn còn hạn chế, chƣa phát huy đƣợc các mối quan hệ xã hội để từ đó mở rộng khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long huyện Đức Trọng (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)