2.2.2.1 Phân tích hoạt động cho vay
Cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân Ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi cho khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Tại MHB Đức Trọng, trong những năm từ 2009 đến 2011, mặc dù có những biến động không ngừng về lãi suất cũng nhƣ điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn quản lý nhƣng công tác sử dụng vốn tại MHB Đức Trọng vẫn giữ đƣợc mức tăng trƣởng tƣơng đối khả quan và hiệu quả.
-39-
HÌNH 2.7: DƢ NỢ CHO VAY CỦA MHB ĐỨC TRỌNG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011
Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Đức Trọng
Biểu đồ trên cho ta biết đƣợc dƣ nợ cho vay ngày càng tăng lên theo tỷ lệ hết sức khả quan. Năm 2010, con số này đạt 226,696 tỷ đồng tăng gần 25% tƣơng ứng với khoản 44,539 tỷ đồng so với năm 2009. Đến năm 2011, con số này đã là 300,640 tỷ đồng, tăng khoảng 77,943 tỷ đồng so với năm 2010 với tốc độ 35%. Bên cạnh những thành tựu trên, MHB Đức Trọng luôn thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ quy trình cũng nhƣ quản lý rủi ro tín dụng. Trong thời gian này, MHB Đức Trọng luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của Huyện, các chỉ đạo về định hƣớng tín dụng của Hội sở. Trên cơ sở các chƣơng trình tín dụng đã đƣợc xây dựng tập trung cho vay những ngành trọng điểm, có tiềm năng thu hồi nợ với phƣơng án sản xuất kinh doanh phù hợp, khả thi. Ngoài ra, chi nhánh còn mở rộng và tìm kiếm những đối tƣợng khách hàng mới dựa trên những phƣơng thức cho vay linh hoạt cộng với một quy trình tín dụng nhanh chóng nhƣng chặt chẽ.
Trong năm 2011, MHB đã từng bƣớc vƣợt qua khó khăn về lãi suất, thị trƣờng cũng nhƣ nguyên nhân khác do điều kiên tự nhiên, xã hội trên địa bàn quản lý để phấn đấu trở thành một trong những đối tác tin cậy của mọi thành phần kinh tế tại huyện Đức Trọng. Mặc dù quý 1 và quý 2 số lƣợng khách hàng tƣơng đối hạn chế do lãi suất cho vay đạt đến những mức kỷ lục: lãi suất cho vay nông nghiệp lên
-40-
đến 19%, cho vay phi nông nghiệp từ 20 đến 23% trong khi tại thời điểm tháng 5 năm 2011, lãi suất huy động lên đến 17%. MHB Đức Trọng cũng nhƣ các NHTM khác đều rơi vào tình trang khó khăn, lợi nhuận giảm sút trầm trọng khi chi phí đầu vào quá lớn để có thể huy động đƣơc nguồn vốn từ dân cƣ. Dƣ nợ cho vay quý 2 năm 2011 giảm đến 38,674 tỷ đồng trong quý 1 và 49,948 tỷ đồng so với đầu năm 2010. Bƣớc sang quý 3 năm 2011, khi NHNN công bố mức lãi suất trần là 14%/năm đối với nguồn vốn huy động và 17%/ năm đối với cho vay vốn đã tạo ra đƣợc một bƣớc ngoặt khá lớn cho hoạt động của toàn bộ hệ thống NHTM.Tuy việc huy động có gặp đôi chút khó khăn nhƣng việc sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng đối với hầu hết các Ngân hàng đều thuận lợi. Các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp đến với dịch vụ vay vốn của Ngân hàng nhiều hơn. Hơn thế nữa, quý 3 và quý 4 là hai quý bắt đầu hoạt động sản xuất nông nghiệp; hoạt động chăn nuôi phục vụ cho tết nguyên đán và hoạt động thu mua cà phê bắt đầu phát triển mạnh khi bắt đầu vào các mùa vụ trong năm. Chính vì thế mà dƣ nợ cho vay trong hai quý này bắt đầu gia tăng, tạo lợi ích kinh tế cho MHB. Dƣ nợ trong hai quý này đã tăng 72% trong quý 3 đạt 297,303 tỷ đồng và hơn 127,892 tỷ đồng trong quý 4 so với cuối quý 2 năm 2011. Đây có thể xem là một trong những thành công của MHB Đức Trọng nói riêng và toàn hệ thống MHB nói chung khi đã vƣợt lên tất cả khó khăn, thách thức và dần khẳng định đƣợc vị thế của mình trên hệ thống NHTM Việt Nam. Phân loại dƣ nợ
- Căn cứ vào mục đích vay vốn
MHB Đức Trọng đầu tƣ tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho tất cả các thành phần kinh tế nhƣng xoay quanh ba lĩnh vực chủ yếu sau: vay sản xuất nông nghiệp, vay thƣơng nghiệp và vay tiêu dùng. Nguyên nhân của việc này chính là Đức Trọng là một Huyện chuyên về chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực nhƣ sản xuất, kinh doanh, thu mua các mặt hàng nông sản, thu mua rau củ quả. Cơ sở hạ tầng tại đây tuy còn yếu kém nhƣng đã bắt đầu có dấu hiệu phát triển nhanh để phù hợp với tốc độ phát triển 13,9% của huyện Đức
-41-
Trọng…Qua đó, ta có thể thấy đƣợc MHB Đức Trọng đã tận dụng rất tốt những nguồn lực vốn có của mình để sử dụng trong hoạt động cho vay nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn cũng nhƣ tránh đƣợc những rủi ro tín dụng không đáng có.
Hình 2.8: CÁC NGÀNH VAY CHỦ YẾU CỦA MHB ĐỨC TRỌNG TỪ 2009 ĐẾN 2011.
Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Đức Trọng
Qua biểu đồ trên, ta có thể nhận thấy đƣợc đối tƣợng cho vay chính của MHB Đức Trọng chủ yếu là cho các cá nhân, hộ gia đình vay vì mục đích sản xuất nông nghiệp, thƣơng nghiệp trong khi cho vay tiêu dùng chỉ chiếm một phần nhỏ. Cụ thể hơn, cho vay nông nghiệp luôn chiếm từ 45% đến 50%, vay thƣơng nghiệp khoảng 39% đến 44%. Biểu đồ cũng cho ta thấy khuynh hƣớng của các ngành vay trong tƣơng lai để phù hợp hơn với của nền kinh tế huyện Đức Trọng. Các ngành vay thƣơng nghiệp đang có xu hƣớng tăng trong khi vay phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng đang có xu hƣớng giảm theo hƣớng có lợi cho Ngân hàng trong thời gian tới.
- Vay nông nghiệp:
Ngành vay này thƣờng bao gồm hai mục đích cho vay chính đó là: vay để trồng trọt, sản xuất nông nghiệp và vay để chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn
-42-
Huyện. Trong những năm gần đây, xu hƣớng chuyên môn hóa ngành trồng trọt và chăn nuôi đang trở thành một phƣơng thức kinh doanh mới, đạt hiệu quả kinh tế cao đƣợc các cá nhân và hộ gia đình áp dụng nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất. Cộng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và sự ƣu đãi về điều kiện tự nhiên đã góp phần làm tăng sản lƣợng cây trồng. Chính vì vậy mà ngƣời dân mạnh dạn đầu tƣ để phục vụ cho hoạt động trồng trọt, chăn nuôi.
Tại địa bàn, các sản phẩm chính mà cá nhân và hộ gia đình thƣờng vay vốn để trồng trọt nhƣ cà chua, sú, hành, ngò, đậu các loại và một số loại rau củ khác. Đây là những loại cây trồng ngắn ngày, có khả năng thu hồi vốn tƣơng đối nhanh và theo mùa vụ chỉ từ khoảng 1 đến 3 tháng. Bên cạnh đó, việc vay vốn để chăm sóc cà phê cũng là một trong những mục đích chủ yếu trong những năm gần đây khi giá loại cây công nghiệp này có xu hƣớng tăng ổn định. Tuy nhiên, hoạt động cho vay này thƣờng chỉ diễn ra trong khoảng quý 1 và quý 2 đến quý 4 thì thu hồi vốn. Điều này tạo ra rất nhiều thuận lợi cho Ngân hàng khi chủ động đƣợc nguồn vốn cho vay, thu hồi vốn nhanh chóng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tránh đƣợc một số rủi ro tín dụng.
Đối với hoạt động cho vay vì mục đích chăn nuôi, trên địa bàn huyện Đức Trọng chủ yếu là chăn nuôi heo, chiếm đến 70%; tiếp đến là gà (15%); còn lại là các loại gia súc, gia cầm khác nhƣ bò, vịt theo hình thức kinh tế cá nhân, hộ gia đình là chủ yếu. Điểm đặc biệt của hình thức cho vay này cũng giống nhƣ vay trồng trọt đó chính là thời gian thu hồi vốn khá nhanh chỉ từ 3 đến 6 tháng tùy theo từng loại gia súc, gia cầm. Ngân hàng có thể dùng nguồn vốn huy động ngắn hạn từ dân cƣ để có thể phục vụ cho hoạt động vay vốn nông nghiệp để đạt đƣợc hiệu quả và tránh rủi ro thanh khoản.
Tuy nhiên, việc cho vay vốn phục vụ nông nghiệp tại MHB Đức Trọng chứa đựng khá nhiều rủi ro tín dụng mà các CBTD cần lƣu tâm khi đi đến quyết định cho vay. Đầu tiên, phải kể đến đó chính là điều kiện thời tiết không thuận lợi và diễn biến một cách thất thƣờng trong những năm qua đã ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch các loại cây trồng. Chỉ với một đợt mƣa
-43-
dài ngày, mƣa đá, sƣơng muối là toàn bộ các loại rau, hoa màu, cây trồng ngắn ngày sẽ bị hƣ một phần hoặc hoàn toàn. Thêm vào đó, khi thời tiết khắc nghiệt, các dịch bệnh, sâu hại phát triển rất nhanh, ảnh hƣởng lớn đến năng suất và chất lƣợng cây trồng. Đối với chăn nuôi, dịch bệnh là mối đe dọa hàng đầu đối với hầu hết các trang trại chăn nuôi cũng nhƣ hộ gia đình nhỏ, lẻ. Trong năm 2009 đến 2011, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh tai xanh, lỡ mồm long móng ở gia súc cũng nhƣ bệnh H5N1 ở gia cầm đã gây ra thiệt hại rất to lớn cho các hộ chăn nuôi tại Huyện Đức Trọng. Tiếp theo, đối với ngành trồng trọt và chăn nuôi tại Việt Nam nói chung và huyện Đức Trọng nói riêng, giá cả thiếu ổn định là một vấn đề hết sức phổ biến. Tình trạng đƣợc mùa thi mất giá, mất mùa lại đƣợc giá là chuyện rất bình thƣờng trong ngành trồng trọt. Còn đối với chăn nuôi, sự gia tăng đột ngột giá nguyên liệu, thức ăn đầu vào cũng nhƣ sự bấp bênh của giá cả đầu ra khiến không ít nông dân phá sản, không thể có thu nhập để hoàn trả lãi và tiền gốc cho Ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu sẽ gia tăng, ảnh hƣởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chính vì vậy, việc thu hồi nợ đối với các khoản vay này là rất khó khăn. Một vấn đề nữa không thể không nhắc đến đối với việc cho vay nông nghiệp đó chính chính sách của NHNN. NHNN luôn khuyến khích các Ngân hàng cho vay nông nghiệp với lãi suất tƣơng đối thấp. Cụ thể, vào tháng 05/2011, khi NHNN khi ban hành mức lãi suất huy động trần là 14% trong khi lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn ngắn hạn 14,5 – 16%. Sự chênh lệch lãi suất chỉ là 0,5% đến 2% trong khi theo MHB Việt Nam thì mức chênh lệch lãi suất tối thiểu của hoạt động cho vay và huy động vốn ít nhất phải là 3%. Chênh lệch này quá thấp sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cho Ngân hàng trong khi hình thức này lại tồn tại quá nhiều rủi ro. Hiểu rõ những vấn đề trên trong hoạt động tín dụng đối với hình thức cho vay nông nghiệp, trong những năm gần đây, MHB Đức Trọng đang giảm dần tỷ trọng hình thức này trong tổng nguồn vốn cho vay. Cụ thể hơn, nhìn vào bảng số liệu dƣới đây, ta có thể dễ dàng nhận thấy điều này:
-44-
BẢNG 2.2: TỶ TRỌNG CÁC NGÀNH VAY GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 Các ngành vay Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Vay nông nghiệp 50,57% 48,84% 46,47%
Vay thƣơng nghiệp 39,25% 41,12% 43,75%
Vay tiêu dùng 10,18% 10,04% 9,78%
Tổng 100% 100% 100%
Vay nông nghiệp có xu hƣớng giảm tƣơng đối mạnh từ 50,57% năm 2009 còn 46,47% năm 2011 tƣơng ứng với khoản 49,613 tỷ đồng. Trong khi đó, vay thƣơng nghiệp có xu hƣớng tăng lên để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phƣơng cũng nhƣ tránh đƣợc những rủi ro tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn cho Ngân hàng MHB Đức Trọng.
- Vay thƣơng nghiệp
Hoạt động cho vay thƣơng nghiệp tại Ngân hàng MHB Đức Trọng đang dần trở thành một xu hƣớng trong tƣơng lai vì tính ổn định và mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng. Vay thƣơng nghiệp đã tăng từ 69,926 tỷ đồng năm 2009 lên 91,573 tỷ năm 2010 và đạt con số 131,530 tỷ khi kết thúc năm 2011. Tỷ trọng của khoản tín dụng này cũng tiến đến gần con số 50% trong tổng số các khoản cho vay và có xu hƣớng tăng khá nhanh. Hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn Ngân hàng với các mục đích chủ yếu nhƣ thu mua cà phê, nông sản; kinh doanh đại lý, tạp hóa và các ngành nghề kinh doanh khác. Đây là một lĩnh vực ít chịu ảnh hƣởng của các điều kiện tự nhiên – chính trị - xã hội và đa số đều phát sinh lợi nhuận cao. Trong lĩnh vƣ̣c này, Ngân hàng chủ yếu đầu tƣ tín dụng để bổ sung vốn lƣu đô ̣ng phục vụ hoạt đô ̣ng kinh doanh, dịch vụ, cho vay tiểu thƣơng. Đây sẽ là một điều kiện thuận lợi để Ngân hàng thu hồi đƣợc các khoản vay của mình. Đặc biệt, trong giai đoạn tới, trên địa bàn huyện Đức Trọng sẽ phát triển rất nhanh hoạt động thƣơng mại – dịch vụ khi dần hoàn thiện hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng hàng không, mở rộng giao lƣu buôn bán với các Huyện lân cận và các tỉnh khác. Hơn thế nữa, Huyện cũng là đầu mối quan trọng về sản phẩm nông sản, chăn nuôi phục vụ tiêu dùng cho các tỉnh miền Đông Nam Bộ trong tƣơng lai. Chính vì vậy, Ban giám
-45-
đốc Ngân hàng MHB Đức Trọng cần có những biện pháp marketing hiệu quả hơn nữa để thu hút lƣợng khách hàng trong ngành thƣơng nghiệp, tạo tiền đề phát triển cho những năm sắp tới.
- Vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là một trong những hình thức cho vay mang tính đặc thù nhất của Ngân hàng MHB Đức Trọng. Đây là ngành vay đem lại nhiều lơ ̣i nhuâ ̣n cho Ngân hàng do lãi suất cho vay thƣờ ng cao hơn so với nhƣ̃ng ngành vay khác. Nó bao gồm các mục đích nhƣ cho vay phục vụ hoạt động sang nhƣợng đất; mua bán, sửa chữa, nâng cấp nhà ở và xây dựng công trình; cho vay mua xe ô tô; cho vay du học, khám chữa bệnh ở nƣớc ngoài; cho vay tiêu dùng cam kết trả nợ từ tiền lƣơng. Tỷ trọng ngành vay tiêu dùng chỉ chiếm từ 9 đến 10% mà thôi, tƣơng ứng với 18,136 tỷ đồng năm 2009; 22,359 tỷ năm 2010 và vào năm 2011 là 29,403 tỷ. Tuy nhiên, hiện nay Ngân hàng MHB Đức Trọng cũng đang có xu hƣớng hạn chế hình thức vay này. Tỷ trọng ngành vay tiêu dùng giảm từ 10,18% năm 2009 xuống còn 9,78% năm 2011. Nguyên nhân của vấn đề này chính là trong ngành này, đa số các hình thức vay nhƣ xây dựng, du học, mua xe ô tô có khả năng thu hồi vốn khá lâu, chủ yếu là trung và dài hạn. Trong khi đó, nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng chỉ là ngắn hạn. Hơn nƣ̃a, bản thân nguồn vốn Ngân hàng giải ngân ra không sinh lợi nhuận cho ngƣời đi vay mà họ chỉ tiết kiệm thu nhập để chi trả lãi và gốc cho Ngân hàng. Điều này dễ dẫn đến rủi ro tín dụng khi khách hàng không có khả năng chi trả vì nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣ thất nghiệp, phá sản…Chính vì vậy mà CBTD Ngân hàng MHB cần thắt chặt hơn nữa việc thẩm định tài sản đảm bảo của khoản vay này nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho Ngân hàng.
* NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP
Qua việc phân tích dƣ nơ ̣ cho vay theo mục đích vay vốn ta dễ dàng nhìn thấy đƣợc