Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống ● Bão.

Một phần của tài liệu chương trình chi tiết học phần địa lí kinh tế xã hội việt nam (Trang 40)

● Bão.

Hoạt động của bão ở Việt Nam: Trên toàn quốc, mùa bão từ tháng 6 - 11, đôi khi có bão sớm từ tháng 5 và muộn sang tháng 12 (nhưng cường độ yếu), bão dịch dần từ Bắc vào Nam, tập trung nhiều nhất vào 3 tháng (8, 9 và 10); 3 tháng này chiếm 70% số cơn bão toàn mùa – nhiều nhất là vào tháng 9. Vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là dải đồng bằng ven biển miền Trung. Trung bình mỗi năm có 3 – 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta (có năm 8 – 10 cơn bão). Nếu tính số cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì còn nhiều hơn; trung bình trong 45 năm trở lại đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão.

Hậu quả của bão: Ở vùng tâm bão có gió mạnh kèm theo mưa lớn (lượng mưa do 1 trận bão gây ra ~ 300 – 400mm, có khi đến > 500 – 600mm). Bão đổ bộ vào bbồng bằng Bắc Bộ có diện mưa bão rộng nhất. Vùng ven biển miền Trung có diện mưa hẹp hơn, nhưng lượng mưa bão rất lớn (chiếm 1/3 lượng mưa cả năm của vùng). Trên biển, bão gây ra sóng to dâng cao 9 – 10m có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao (1,5 – 2,0m) gây ngập mặn vùng đồng bằng ven biển. Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập trên diện rộng. Bão lớn, gió giật mạnh đổi chiều tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế… bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân (nhất là vùng ven biển).

Phòng chống: Ngày nay, nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta đã dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. Việc phòng tránh là hết sức quan trọng. Để tránh thiệt hại do bão gây ra, khi đi trên biển các tàu thuyền phải gấp rút tránh xa vùng trung tâm bão, trở về đất liền. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. Nếu có báo cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi

● Ngập lụt. Ở nước ta, vùng chịu ngập lụt nghiêm trọng nhất là Đồng bằng sông Hồng, khi có mưa bão lũ lớn do mặt đất thấp, xung quanh có đê sông, đê biển bao bọc; mức độ đô thị hóa cao cũng làm cho ngập lụt nghiêm trọng hơn. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, ngập lụt không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường; vì vậy, khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long cần tính đến các công trình thoát lũ và ngăn thuỷ triều. Ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng ở 2 đồng bằng này trong vụ hè thu. Ở Trung Bộ, nhiều vùng trũng Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các con sông lớn Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX – X do mưa bão, nước biển dõng, lũ nguồn.

● Lũ quét. Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng. Lũ quét thường xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi, nơi có địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn hơn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn. Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn, lượng mưa tới 100 – 200mm trong vài giờ. Kết quả nghiên cứu của Viện Khí

tượng - Thuỷ văn cho thấy, từ năm 1950 trở lại đây, ở nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng. Ở miền Bắc: lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI – X (tập trung vào vùng núi phía Bắc). Ở miền Trung, vào các tháng X – XII (xảy ra tại nhiều nơi từ Hà Tĩnh tới Nam Trung Bộ). Biện pháp khắc phục: Để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra, cần qui hoạch phát triển các điểm dân cư tránh các vùng lũ quét nguy hiểm và sử dụng đất đai hợp lí; đồng thời thực hiện các biện pháp kĩ thuật thuỷ lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.

● Hạn hán. Khô hạn kéo dài và tình trạng hạn hán trong mùa khô diễn ra ở nhiều nơi. miền Bắc: tại các thung lũng khuất gió (Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3 – 4 tháng. Ở miền Nam, mùa khô khắc nghiệt hơn: ở đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên (mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng). Ở vùng ven biển Nam Trung Bộ (mùa khô kéo dài 6 – 7 tháng). Hàng năm, hạn hán đe doạ hàng vạn ha cây trồng hoa màu và thiêu huỷ hàng ngàn ha rừng. Nếu tổ chức phòng chống tốt, có thể hạn chế bớt thiệt hại do hạn hán gây ra. Phòng chống khô hạn lâu dài phải giải quyết bằng những công trình thuỷ lợi hợp lí.

● Các thiên tai khác. Động đất diễn ra mạnh tại các đứt gãy sâu. Nơi có hoạt động động đất mạnh nhất là khu vực Tây Bắc rồi đến Đông Bắc. Khu vực miền Trung ít hơn; còn ở Nam Bộ động đất biểu hiện rất yếu. Tại vùng biển: động đất tập trung ở ven bờ biển Nam Trung Bộ. Việc dự báo trước thời gian động đất là rất khó, vì vậy động đất vẫn là thiên tai bất thường, khó phòng tránh. Các loại thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối tuy mang tính cục bộ địa phương nhưng xảy ra thường xuyên ở nước ta và cũng gây hại lớn đến SX và đời sống nhân dân.

Chương 2. ĐỊA LÝ DÂN CƯ 2.1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

2.1.1. Thành phần các dân tộc Việt Nam

Năm 1959, trong cuốn "Các dân tộc Việt Nam" của tác giả Lã Văn Lô, Nguyễn Hữu Thấu, Mai Văn Trí, Ngọc Anh, Mạc Như Đường, thì nước ta có 64 dân tộc (trong đó, 63 dân tộc thuộc 3 ngữ hệ: Hán-Tạng, Môn-Khơme và Malayô-Pôlinêđiêng.

Năm 1974, một danh mục khác tương đối hoàn chỉnh về thành phần dân tộc Việt Nam, gồm 59 dân tộc thuộc ba hệ ngôn ngữ: Nam Á, Hán-Tạng và Malayô-Pôlinêđiêng (ở đây hệ Môn-Khơme được thay bằng hệ Nam Á).

Năm 1979, để chuẩn bị cho tổng điều tra dân số, Tổng cục Thống kê, dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã đưa ra danh mục thành phần DT VN gồm 54 dân tộc. Đến nay chưa có bản danh mục mới.

Theo các nhà Dân tộc học thì thành phần các tộc người không phải là bất biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi về thành phần dân tộc, nhưng ở đây cần chú ý đặc biệt đến các quá trình tộc người (cố kết, đồng hóa, hoặc phân ly).

Ở Việt Nam, vào ~ 30 năm trước đây, người ta hay nói đến quá trình kết hợp, cố kết tộc người hay sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc, thì hiện nay đang có xu hướng các nhóm địa phương của một số dân tộc muốn tách thành những tộc riêng.

2.1.2. Các tộc người của Việt Nam xếp theo dòng ngôn ngữ

▪ Dòng Nam Á. Có 5 nhóm ngôn ngữ khác nhau, đó là: - Ngôn ngữ Việt- Mường: Việt (kinh), Mường, Thổ, Chứt.

- Ngôn ngữ Môn-Khơ Me: Khơ Me, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, M’nông, Xtriêng, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Giẻtriêng, Mạ, Khơ Mơ, Co, Tà Ơi, Chơ Ro, Kháng, Xinh Mun, Mảng, Brâu, Ơ Đu, Rơ Măm.

- Ngôn ngữ Tày-Thái: Tày, Thái, Năng, Sán Chay (Cao Lan-Sán Chỉ), Giáy, Lào, Lự, Bố Y.

- Ngôn ngữ Mèo-Dao: Mông (Mèo), Dao, Pa Thẻn.

- Ngôn ngữ Ka Đai: La Chỉ, La Ha, Cơ lao, Pu Péo.

Dòng Nam-Đảo. Có 1 nhóm ngôn ngữ : Ngôn ngữ Malayô-Pôlinêđiêng (Gia Rai, Ê Đờ, Chăm, Raglai, Chu Ru).

Dòng Hán-Tạng. Có 2 nhóm ngôn ngữ chính: Ngôn ngữ Hán (Hoa (Hán), Ngái, Sán Dìu). Ngôn ngữ Tạng-Miến: (Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si la).

Bảng 2.1. Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam năm 1999. Mã

số Tên dân tộc Các tên gọi khác

S.Lg

1000ng Ðịa bàn cư trú chủ yếu (*)

01 Kinh (Việt) Kinh 65244,0 Trong cả nước

02 Tày Ngạn, Phén, Thù Lao, Pa Dớ 1200,0

Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tuyên, Bắc Thái, HL.Sơn, Quảng Ninh, Hà Bắc, L.Ðồng.

03 Thái

(Thái trắng), Tày Ðăm (Thái Ðen), Tày Mười, Tày Thanh (Mán Thanh), Hàng Bông(Tày Mường), Pa Thay, Thổ Ðà Bắc.

1000,0 Thanh Hoá, Lai Châu, H.L.Sơn, Hà Sơn Bình, L.Ðồng

04 Hoa (Hán) Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Ðông,

Hải Nam, Hạ, Xạ Phạng 1000,0

TP HCM, Hà Nội, Hậu Giang, Ðồng Nai, Minh Hải, Kiên Giang, Hải Phòng, Cửu Long. 05 Khơ- Me Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên,

Khơ-Me, Krôm 1000,0

Hậu Giang, Cửu Long, Kiên Giang, Minh Hải, TP HCM, Sông Bộ, Tây Ninh

06 Mường Mol, Mual, Mọi, Bi, Ao Tỏ (Âu Tỏ) 914,5 Hà Sơn Bình, Th.Hoá, Vĩnh Phú,

H.L.Sơn, S.La, Hà Nam Ninh

07 Năng

Xuồng, Giàng, Năng An, Phàn Sinh, Năng Cháo, Năng Lòi, Quớ Rim, Khốn Lài...

706,6

C.Bằng, L.Sơn, B.Thái, Hà Tuyên, Hà Bắc, H.liên sơn, Q.Ninh, TP HCM, L.Đồng.

08 HMông

(Mèo)

Mẹo, Hoa, Mèo Xanh, Mèo Ðỏ, Mèo

Ðen, Nỏ mẻo, Mán trắng. 560,0

Hà Tuyên, Hồng LiênSơn, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ Tĩnh.

09 Dao

Mán, Ðộng, Trại, Xá, Dìu, Miên, Kiềm, Miền, Quần Trắng, Dao Ðỏ, Quần Chẹt, Lô Giang, Dao Tiền, Thanh Y, Lan Tẻn, Ðại Bản, Tiểu Bản,Cúc Ngáng, Cúc Mùn, Sơn Ðầu.

480,0

Hà Tuyên, H.Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Lai Châu, Sơn La, Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Thanh Hoá, Quảng Ninh.

10 Gia- Rai Giơ-Rai, Tơ-buăn, Chơ Rai, Hơ-bau,

Hđrung, Chor 245,0 Gia Lai, Kôn Tum.

11 Ê- đờ Ra Ðê, Ðê, Kpạ, A ham, Krung, Ktul,

Ðliê Ruê, Blô, Epan, Mđhur(2) Bih 200,0 Ðắc-Lắc, Phú Khánh

12 Ba Na

Gơ-lar, Tơlô, Giơ lõng, (Y Lăng), Rơ ngao, Krem, Rh, ConKđe, A La Công, Kpâưng, Công, Bơ-Nâm

140,0 Gia Lai, Kôm Tum, Nghĩa Bình,

Phú Khánh

13

Sán Chay (CaoLan- Sán Chỉ )

Cao Lan, Mán Cao Lan, Hờn Bạn, Sán Chỉ (còn gọi là Sơn Tử, không bao gồm nhóm Sán Chỉ ở Bảo Lạc và Chợ Rã)

114,0 Bắc Thái, Quảng Ninh, Hà Bắc,

Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tuyên. 14 Cơ - Ho Xrê, Nốp( Tu Lốp), Cơ don, Chil(3),

Lát (lach), Trinh. 100,0 Lâm Ðồng, Thuận Hải

15 Chăm

(Chàm) Chăm, Chiêm Thành, Hroi 100,0

Thuận Hải, An Giang, TP HCM, Nghĩa Bình, Phú Khánh.

16 Xơ - Ðăng

Xơteng, Hđang, Tơ-đra, Mơ Nâm, Ha Lăng, Ca dong, Con Lan, Bri La, Tang.

98,0 Gia Lai, Kôn Tum, Quảng Nam,

Ðà Nẵng

17 Sán Dìu Sán dẻo, Trại, Trại Ðất, Mán, Quần

Cộc 95,0

Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Quảng Ninh, Hà Tuyên.

18 Hrê Chăm Rê, Chom, Kre Luỹ. 95,0 Nghĩa Bình

19 Ra- glai Ra clây, rai, Noang, La Oang 72,0 Thuận Hải, Phú Khánh

20 Mnông Pnông, Nông, Pré, Bu đâng, Ðỉpi,

21 Thổ (4) Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Ðan Lai, Ly Hà,

Tày Pọng, Con Kha, Xỏ Lá, Vàng (5) 51,0 Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá

22 Xtiêng Xa Ðiêng 50,0 Sông Bộ, Tây Ninh

23 Khơ-Mơ Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thêng, Tềnh,

Tày Hay. 43,0

Nghệ Tĩnh, Sơn La, Lai Châu, Hoàng Liên Sơn

24 Bru-

VânKiều

Bru, Vân Kiều, Măng Coong, Tri

Khùa. 40,0 Bình Trị Thiên

25 Giáy Nhắng, Dẩng, Pầu Thìn, Pu Nà, Cùi

Chu (6), Xa. 38,0 Hoàng Liên Sơn, Lai Châu.

26 Cơ- Tu Ca Tu, Cao, Hạ, Phương, Ca Tang(7) 37,0 Quảng Nam, Ðà Nẵng, B-T- Thiên

27 Giộ Triêng

Ðgiéh, Tareb, Giang Rẫu Pin, Triêng, Treng, Ta riêng, Ve (Veh), La ve, Ca Tang(7)

27,0 Quảng Nam, Ðà Nẵng, Gia Lai,

Kôn Tum.

28 Mạ Châu Mạ, Mạ Ngăn, Mạ Xóp, Mạ Tô,

Mạ Krung. 26,0 Lâm đồng, Ðồng Nai

29 Ta-Ơi Tôi Ôi, Pa Co, Pa Hi (Ba hi) 26,0 Bình Trị Thiên

30 Co Cor, Col, Cựa, Trầu 23,0 Nghĩa Bình, Q Nam, Ðà Nẵng

31 Chơ- Ro Dơ Ro, Châu Ro 15,0 Ðồng Nai

32 Hà Nhì U Ni, Xá UNi 12,0 Lai Châu, Hoàng Liên Sơn

33 Xinh- Mun Puộc, Pụa 11,0 Sơn La, Lai Châu

34 Churu Chơ ru, Chu 11,0 Lâm Ðồng, Thuận Hải

35 Lào Lào Bốc, Lào Nọi 11,0 Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá,

Hoàng Liên Sơn

36 La Chí Cù Tờ, La Quả 8,0 Hà Tuyên

37 Phù Lá Bồ Khô Pạ, Mu Di Pạ Xá, Phó, Phổ,

Va Xơ 6,5 Hoàng Liên Sơn, Lai Châu.

38 La Hủ Lao, Pu Ðang, Khù Xung, Cũ Xung,

Khả Quy 5,3 Lai Châu

39 Kháng Xá Khao, Xá Súa, Xá Dón, Xá Dẩng,

Xá Hốc, Xá ái, Xá Bung, Quảng Lâm 4,0 Lai Châu, Sơn La

40 Lự Lừ, Nhuồn (Duôn) 3,7 Lai Châu

41 Pà Thẻn Pà Hưng, Tống 3,7 Hà Tuyên

42 Lô Lô Mun Di 3,0 C.Bằng, Lạng Sơn, Hà Tuyên.

43 Chứt

Sách, Máy, Rục, Mã Liêng, A rem, Tu Vang, Pa Leng, Xơ Lang, Tơ hung, Chà củi, U Mo, Xỏ Lá Vàng

2,4 Bình Trị Thiên

44 Mảng Mảng Ư , Xỏ Lá vàng 2,2 Lai Châu

45 Cơ Lao 1,5 Hà Tuyên

46 Bố Y Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Di, Tu

Din 1,5 Hoàng Liên Sơn , Hà Tuyên

47 La Ha Xá Khao, Khlá Phlạo 1,4 Lai Châu, Sơn La

48 Cống Xắm Khống, Mấng Nhé, Xá Xeng 1,3 Lai Châu

49 Ngái Xín, Lê, Ðản, Khánh Gia. 1,2 Q.Ninh,Cao Bằng, Lạng Sơn.

51 Pu Péo Ka pèo, Pen Ti Lô Lô 0,4 Hà Tuyên

52 Rơ măm 0,23 Gia Lai, Kôn Tum.

53 Brâu Brao 0,2 Gia Lai, Kôn Tum.

54 Ơ Ðu Tày Hạt 0,2 Nghệ Tĩnh

55 Người nước ngoài

Chú Thích

(1) Là tên người Thái chỉ người Mường

(2) Mđhur là một nhóm trung gian giữa người Ê-đê và Gia-rai. Có một số làng Mđhur nằm trong địa phận của tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Cheo Reo, tiếp cận với người Gia-rai, nay đã tự báo là người Gia-rai.

(3) Chil là một nhóm địa phương của dân tộc Mnông. Một bộ phận lớn người Chil di cư xuống phía Nam, cu trú lẫn với người Cơ-Ho, nay đã tự báo là Cơ-Ho. Còn bộ phận ở lại quê hương cũ, gắn với người Mnông, vẫn tự báo là người Mnông.

(4) Thổ đây là tên tự gọi, khác với tên Thổ trước kia dựng để chỉ nhóm Tày ở Việt Bắc, nhóm Thái ở Ðà Bắc và nhóm Khơ-Me ở đồng bằng sông Cửu Long.

(5) Xỏ Lá Vàng: Tên chỉ nhiều dân tộc sống du cư ở vùng biên giới.

(6) Cùi chu ( Quý Châu) có bộ phận ở Bảo Lạc ( Cao bằng) sống xen kẽ với người năng, được xếp vào người năng.

(7) Ca Tang: Tên gọi chung nhiều nhóm người ở miền núi Quảng Nam- Ðà nẵng, trong vùng tiếp giáp với Lào. Cần Phân biệt tên gọi chung này với tên gọi riêng của từng dân tộc.

(*) Một số tên gọi của các tỉnh vẫn thao tên gọi cũ vào thời gian năm 1978.

2.1.3. Sự phân bố các dân tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu chương trình chi tiết học phần địa lí kinh tế xã hội việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w