+ Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế và thu nhập giữa các vùng, trong từng vùng và giữa thành thị và nông thôn. Theo số liệu của Tổng cục Thông kê 1996, TNBQ/người ở khu vực thành thị gấp 1,85 lần khu vực nông thôn. Vùng có mức thu nhập cao nhất là Đông Nam Bộ gấp 2,17 lần Miền nơi – trung du phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Giữa các nhóm hộ có thu nhập cao nhất và thấp nhất gấp 7,3 lần (riêng Tây Nguyên chênh lệch 12,8 lần, Đông Nam Bộ là 7,9 lần...)
+ Thừa lao động, thiếu việc làm ở nông thôn. Nước ta (Hội nghị chính sách di dân tự phát 7/1998): lao động trong nông nghiệp là khoảng 25,6 triệu (69% tổng lao động cả nước), canh tác trên diện tích chỉ khoảng > 7,0 triệu ha; Như vậy chỉ cần khoảng 19,0 triệu lao động là đủ, số lao động thiếu việc làm lên tới trên 6,5 triệu (30%).
+ Đất nông nghiệp, điều kiện sản xuất không đảm bảo: Quĩ đất nông nghiệp - yếu tố quan trọng để phát triển sản xuất lại có sự chênh lệch lớn. Theo điều tra: BQ đất nông nghiệp/1 hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long gấp từ 2,3 - 4,4 lần ở Đồng bằng sông Hồng và gấp từ 1,9 - 2,8 lần ở Bắc Trung Bộ. Ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều hộ canh tác từ 1,0 - 2,0 ha (có hộ lên đến 5,0 - 10,0 ha). Nhiều tỉnh thuần nông thì cả công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển.
+ Chênh lệch lớn về cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội: Khoảng cách về điều kiện giao thông, cung cấp điện, nước sạch, y tế, giáo dục giữa nông thôn và thành thị có chiều hướng gia tăng. Tỉ lệ hộ đói nghèo giữa các vùng, trong nội bộ vùng có sự khác biệt. Năm 1997, tỉ lệ hộ đói
nghèo của cả nước là 17,7%, (Miền núi – trung du phía Bắc, Bắc Trung Bộ cao gấp từ 4,6 - 5 lần so với Đông Nam Bộ). Đến năm 2004, tỉ lệ nghèo chung của cả nước vẫn còn tới 19,5%. Tây Bắc, tỉ lệ này là 58,6%, Tây Nguyên 33,1% và Bắc Trung Bộ là 31,9%.