• Về thành phần loài. Giới sinh vật nước ta rất phong phú, mặt khác do nằm ở nơi gặp gỡ của các luồng di cư thực-động vật, cho nên chúng ta có cả các loài bản địa và loài di cư. Các loài di cư chủ yếu là: Luồng Hymalaya mang yếu tố ôn đới từ Vân Nam-Quý Châu-Hymalaya xuống. Phân bố nhiều ở Tây Bắc kéo dọc dải Trường Sơn đến vĩ độ 100B (cực Nam Trung Bộ). Luồng Hoa Nam chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, đem đến nhiều loài thực vật đặc sắc vùng Đông Bắc. Luồng Ấn Độ-Mianma từ P.Tây sang, mang đến các loài cây lá rụng trong mùa khô. Phân bố ở những vùng có gió fơn khô nóng ở Tây Bắc và Trung Bộ. Luồng Malaixia-
Inđônêxia từ phía Nam lên mang theo cây họ dầu, phân bố đến vĩ độ 180B (đặc trưng nhất là Tây Nguyên và Nam Bộ).
• Về các kiểu hệ sinh thái. Trên bề mặt đất nổi cảnh quan rừng bao phủ với 15 kiểu hệ sinh thái. Nếu xếp theo độ cao địa hình được chia làm 2 nhóm: Nhóm hệ sinh thái thực vật nhiệt đới nơi thấp, phân bố ở độ cao 600 - 700m (miền Bắc) và 900 - 1000m (ở miền Nam); và nhóm hệ sinh thái thực vật á nhiệt đới và ôn đới trên núi (phân bố ở độ cao từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m). Các nhóm hệ sinh thái và kiểu rừng:
- Nhóm hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới có các kiểu rừng chính sau.
+ Kiểu rừng nhiệt đới ẩm gió mùa thường xanh: Rừng có nhiều tầng (có 3 tầng gỗ). Là loại rừng có trữ lượng gỗ lớn nhất nước ta (200 - 300 m3/ha). Phân bố dọc P.Đông Trường Sơn nơi có nhiệt độ TB > 200C, không có tháng lạnh < 180C, lượng mưa > 2.000 mm/năm, mùa khô không quá 3 tháng. Các loại gỗ chủ yếu thuộc cây họ Dầu. Từ vĩ độ 160B trở ra là các loài (lim, táu, chò chỉ, chị xanh, chị nâu); từ vĩ độ 160B trở vào là các loài (sao, gụ, kiền kiền...).
+ Kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá. Phát triển trong điều kiện có mùa đông lạnh (< 180C), phổ biến ở miền Bắc & các vùng có mùa khô rõ rệt như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Rừng có nhiều tầng tán (ngoài các cây thường xanh, có 25% số cá thể rụng lá như sến cát, dầu lông, xoan, săng lẻ. Trữ lượng gỗ ~ 120 - 150 m3/ha.
+ Kiểu rừng rậm nhiệt đới gió mùa rụng lá. Phát triển trong điều kiện lượng mưa ít (1.000-1.500 mm/năm), mùa khô kéo dài 4- 5 tháng. Phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Rừng có kết cấu đơn giản (1 - 2 tầng cây gỗ); về mùa khô khoảng trên 75% số cây rụng lá, trơ cành. Các loại cây thường gặp là loài cây họ dầu (dầu lông, dầu trà ben,dầu chai, sến cát), các cây họ đậu có (săng lẻ, lim sẹt, sau sau). Trữ lượng gỗ thấp khoảng 60 - 70 m3/ha.
- Nhóm hệ sinh thái rừng thưa nhiệt đới và xavan với các kiểu rừng:
+ Kiểu rừng thưa nhiệt đới khô lá rộng. Chỉ gặp ở những vùng khô, lượng mưa ít (Ninh Thuận, Bình Thuận và Mường Xén - Nghệ An). Rừng chỉ có một tầng, chủ yếu là cây họ dầu (dầu lông, dầu trà ben).
+ Kiểu rừng nhiệt đới khô lá kim, chủ yếu là rừng thông phát triển trên đất trơ sỏi đá (Quảng Ninh, Lâm Đồng).
+ Kiểu xavan nhiệt đới khô (trảng cỏ). Phát triển trên các vùng khô cằn ở cực Nam Trung Bộ. Thảm thực vật chủ yếu là cỏ, cây bụi mọc rải rác.
+ Kiểu truông nhiệt đới khô ở vùng khô cằn Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Trị (truông Nhà Hồ).
- Nhóm hệ sinh thái trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt với các kiểu rừng:
+ Kiểu rừng nhiệt đới gió mùa lá rộng xanh quanh năm trên đá vôi, phân bố chủ yếu ở miền Bắc (cây rừng chủ yếu là trai, nghiến...), kết cấu đơn giản, cây sinh trưởng chậm, khai thác khó khăn, khi đã bị tàn phá rất khó phục hồi lại. Nhiều nơi hiện nay đã được qui hoạch thành khu dự trữ thiên nhiên hoặc vườn quốc gia...
+ Kiểu rừng nhiệt đới gió mùa trên đất mặn (rừng ngập mặn). Phân bố ở các cửa sông ven biển. Nước ta có 4 khu vực (Đông Bắc Quảng Ninh; Đồng bằng sông Hồng; Duyên hải miền Trung; và Nam Bộ (từ Nam Vũng Tàu trở vào). Ở phía bắc chủ yếu là sơ, vẹt, phát triển chậm do có mùa đông lạnh, lớp bùn mỏng. Ở phía nam chủ yếu là đước, đâng, chà là, giá; Vùng nước lợ có bần, dừa nước mọc xen ô rô, do điều kiện khí hậu thuận lợi nên rừng phát triển rất mạnh.
+ Kiểu rừng nhiệt đới gió mùa trên đất phèn. Phát triển chủ yếu trên đất phèn và đất than bùn tập trung ở U Minh, cây tràm là tiêu biểu nhất. Đây cũng là nơi cho các loài chim di trú, tạo thành những sân chim nổi tiếng, còn gọi là hệ sinh thái “Tràm - Chim” rất nổi tiếng ở nước ta.
+ Kiểu rừng cận nhiệt đới (ở độ cao 600 - 700 m đến 1.600 - 1.700 m, trong điều kiện khí hậu lạnh-ẩm hơn, thường gặp kiểu rừng cận nhiệt hỗn giao (dẻ, re, hồ đào mọc xen kẽ với cây lá kim như samu, pơmu, thông nàng, thông ba lá, du sam).
+ Kiểu rừng lùn đỉnh núi cao chỉ có ở độ cao > 2.600m (miền Bắc).
• Nguồn tài nguyên thực - động vật: Thực vật có 14.624 loài thuộc ~ 300 họ. Về cây trồng > 200 loài... Động vật (cả trên cạn và dưới nước) có 11.217 loài và phân loài. Trong đó, 1.009 loài và phân loài chim; 265 loài thú; 439 loài bò sát lưỡng cư; 2.000 loài cá biển; trên 200 loài cá nước ngọt; hàng ngàn loài tôm, cua, nhuyễn thể khác. Trong rừng. Có rất nhiều loài gỗ cứng như (đinh, lim, sến, táu, nghiến, sao, chò chỉ, kiền kiền). Có nhiều loài gỗ đẹp, được dựng để đóng đồ trang trí nội thất như (lát hoa, trai, mun, gụ, huỳnh đường, cẩm lai, giáng hương...). Trữ lượng rừng tự nhiên 657 triệu m3, 60 loài tre nứa (5,5 tỉ cây), 1.300 loại cây thuốc.
• Sự suy giảm tài nguyên sinh vật
- Diện tích rừng: năm 1943, cả nước còn 14,3 triệu ha rừng tự nhiên (trong đó ~ 10,0 triệu ha là rừng giàu), đất trống đồi núi trọc 2,0 - 3,0 triệu ha. Năm 1993, đất lâm nghiệp là 20,0 triệu ha; trong đó, rừng tự nhiên ~ 8,6 triệu ha (43,1% diện tích đất lâm nghiệp), đất trống đồi núi trọc ~ 13,0 triệu ha. Năm 1999, diện tích rừng đã tăng lên 9,3 triệu ha, nhưng đất trống đồi núi trọc vẫn còn ~ 12,6 triệu ha, rừng giàu còn ~ 61,3 vạn ha tập trung chủ yếu ở trên những vùng núi cao hiểm trở khó khăn trong khai thác. Đến năm 2005, đất lâm nghiệp có rừng 12,4 triệu ha (37,7% diện tích đất tự nhiên phần đất liền). Trong đó, rừng tự nhiên 9,53 triệu ha, rừng trồng 2,89 triệu ha, (diện tích rừng lớn nhất là Mièn nơi và trung du Bắc Bộ 4,36 triệu ha (35,11% rừng cả nước), tiếp đến là Tây Nguyên 2,99 triệu ha (24,12%).
- Độ che phủ rừng: Năm 1943 tỉ lệ che phủ rừng là là 67%, thì đến 1993 giảm xuống còn 29%, tương đương với 12,6 triệu ha rừng bị mất (ở miền Bắc giảm 8,0 triệu ha, và ở miền Nam giảm 4,6 triệu ha). Lớp phủ rừng bị hủy hoại mạnh nhất ở Miền núi – trung du phía Bắc (1993 độ che phủ chỉ còn 17%), năm 2005 độ che phủ rừng của cả nước đã tăng lên 37,7%, nhưng vẫn còn là quá ít so với một quốc gia 3/4 diện tích là đồi núi.
Năm Rừng tự nhiên (1000 ha) Rừng trồng (1000 ha) Tổng diện tích rừng (1000 ha) Độ che phủ (%) 1943 14.000,0 14.000,0 43,00 1976 11.077,0 92,0 11.169,0 33,80 1980 10.486,0 422,0 10.608,0 32,10 1985 9.038,0 584,0 9.892,0 30,00 1990 8.430,0 745,0 9.175,0 27,80 1995 8.252,0 1.050,0 9.302,0 28,20 1999 9.400,0 1.500,0 10.900,0 33,20 2000 9.774,5 1.800,5 11.575,0 35,10 2003 10.000,0 2.100,0 12.100,0 36,10 2005 9.529,4 2.889,1 12.418,5 37,65
- Trữ lượng gỗ năm 1999 chỉ còn 751,5 triệu m3. Trong đó: Tây Nguyên 298,8 triệu m3 (39,8%), Đông Bắc 99,39 triệu m3 (13,2%), Duyên hải Nam Trung Bộ 95,68 triệu m3 (12,7%), Đông Nam Bộ 54,51triệu m3 (7,2%), Tây Bắc 41,75triệu m3 (5,5%), Đồng bằng sông Hồng 21,33 triệu m3 (0,46%). Trữ lượng tre nứa 8,4 triệu cây, nhiều nhất là Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.
- Chất lượng rừng, sau nhiều năm khai thác, hiện tại rừng nghèo chiếm tỉ trọng lớn. Ví dụ, năm 2002 trong tổng số 5,18 triệu ha rừng thường xanh, thì rừng giàu còn ~ 0,56 triệu ha (11%), rừng trung bình 1,72 triệu ha (33%), còn lại là rừng nghèo ~ 2,9 triệu ha (56%). Nếu tiếp tục khai thác thì rừng trung bình còn giảm chất lượng hơn nữa.
- BQ diện tích rừng/người 0,15 ha (2005).
Bảng 1.11. Sự biến động diện tích rừng các loại qua các năm (ngàn ha)
Loại rừng 1943 1975 1983 1990 1999
Rừng giàu & trung bình 9.800,0 3.300,0 2.900,0 2.400,0 2.100,0
Rừng nghèo & phục hồi 2.000,0 3.000,0 4.400,0 4.600,0
- Môi trường sống của các loài động vật cũng bị thu hẹp, nguy cơ tuyệt chủng của một số loài quớ hiếm có nguy cơ tăng cao. Không chỉ trên đất liền, mà nguồn tài nguyên sinh vật ở dưới nước cũng bị giảm sút rõ rệt; nguồn lợi cá nổi (cá trích, cá nục, cá lầm,...) ở ven vịnh Bắc Bộ đã có chiều hướng giảm dần; nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng như cá mũi, cá cháy..., nhiều loài đang giảm mức độ tập trung như cá chim, cá gúng, cá hồng, đây là hậu quả của sự khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển.
Bảng 1.12. Sự suy giảm tài nguyên sinh vật Thực vật Động vật Thú Chim Bò sát, lưỡng cư Cá nước ngọt Cá nước mặn Số loài đã biết 14.600 250 800 350 550 2000 Số loài mất dần 500 96 57 40 90
Số loài quớ hiếm có
nguy cơ tuyệt chủng (100) (62) (29)
* Nguyên nhân làm suy thoái rừng. Do mở rộng diện tích đất canh tác; ở miền Bắc để trồng lương thực tự túc tự cấp cùng tình trạng du canh du cư của đồng bào dân tộc; ở miền Nam
(Tây Nguyên) phá rừng để trồng cây công nghiệp... Do khai thác gỗ cho nhu cầu công nghiệp, dân dụng, xuất khẩu (khai thác quá mức, khai thác lậu ở các khu rừng cấm). Do chặt phá rừng lấy củi (hàng năm đã khai thác ~ 30 triệu ste củi). Do du canh, du cư, đốt nương làm rẫy của đồng bào dân tộc. Do cháy rừng (nếu đốt rẫy mà không có biện pháp ngăn lửa thì diện tích rừng bị cháy sẽ lớn gấp 10 - 20 lần diện tích cần khai hoang). Ví dụ năm 1995, diện tích rừng bị cháy 7.457 ha (Tây Nguyên 2.344 ha, Duyên hải Nam Trung Bộ 1.748 ha, Đồng bằng sông Cửu Long 2.072 ha). Riêng ở Tây Nguyên cháy rừng còn liên quan đến việc di dân tự do phá rừng lấy đất trồng cây công nghiệp. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác.
▪ Vấn đề đặt ra trong việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật
- Bảo vệ tài nguyên rừng: Dựa trên Luật bảo vệ và phát triển vốn rừng đã được Hội đồng Nhà nước công bố ngày 19/08/1991 và Ngày 22/12/2003, Chính phủ công bố Luật bảo vệ và phát triển vốn rừng (sửa đổi) - Quốc hội khóa X thông qua. Nội dung Luật qui định các điều luật về quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng; chức năng, nhiệm vụ của kiểm lâm, giải quyết tranh chấp và vi phạm về rừng.
- Trong quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác rừng tập trung vào 3 loại rừng: Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên vùng đất trống, đồi núi trọc. Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên về rừng và khu bảo tồn các loài. Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng. Nhiệm vụ đến 2010, trồng được 5,0 triệu ha rừng.
- Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học: Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. Bảo vệ nguồn gien động-thực vật quớ hiếm khỏi nguy cơ tuyệt. Qui định về khai thác: cấm khai thác gỗ quớ, khai thác trong rừng cấm, rừng non, gây cháy rừng, cấm săn bắn động vật trái phép, cấm dựng chất nổ đánh bắt cá và các dụng cụ bắt cá con, cá bột, cấm gây hại cho môi trường nước.