- Di dân tự do nông thô n nông thôn.
a. Khái niệm về đô thị hóa và quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam
● Khái niệm: Đĩ thị hóa được hiểu là quá trình lịch sử nâng cao vai trò của thành phố trong sự phát triển xã hội. Quá trình này bao gồm những thay đổi về phân bố lực lượng sản xuất,
mà trước hết là trong sự phân bố dân cư và các hình thái quần cư, trong cơ cấu nghề nghiệp - xã hội, cơ cấu lao động, cơ cấu dân số, trong lối sống văn hoá.
Đĩ thị hóa là một quá trình đa dạng về mặt kinh tế - xã hội , dân số, địa lý dựa trên cơ sở các hình thức phân công lao động theo lãnh thổ. Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế hiện đại, đô thị hóa trở thành một quá trình kinh tế - xã hội nhiều mặt với các biểu hiện chính là sự tăng lên về số lượng của các điểm dân cư đô thị, về qui mô của bản thân từng điểm đô thị và sự phổ biến rộng rãi lối sống thành phố.
Trên thế giới: Tỉ lệ dân đô thị tăng rất nhanh trong vòng 50 năm qua. Năm 1950 có ~ 706,4 triệu người (29,2%), năm 1998 là 2,6 tỉ ng (44%), năm 2002 tăng lên 2,9 tỉ người (47,7% tổng dân số thế giới) và đến năm 2008 tỉ lệ dân đô thị của thế giới chiếm 49,0% dân số thế giới. Trong số này ~ 2,0 tỉ người sống ở các nước đang phát triển và gần 1,0 tỉ người ở các nước kinh tế phát triển. Theo dự báo của LHQ, đến năm 2015 toàn thế giới sẽ có 4,1 tỉ người, đến 2025 sẽ là 5,1 tỉ người sống trong các vùng đô thị (trong số đó ở các nước đang phát triển tương ứng là 3,2 tỉ và 4,0 tỉ người).
Ở Việt Nam: Đô thị của nước ta hình thành và phát triển cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị của đất nước. Tuy có bề dày, nhưng tốc độ phát triển đô thị của nước ta còn rất chậm và ở trình độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới, bởi vì đô thị hóa phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, trình độ công nghiệp hóa và nhiều yếu tố khác.
● Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
▪ Theo chứng cứ, thì vùng Việt Trì là nơi hình thành trung tâm hành chính-kinh tế và đô thị-trạm dịch đầu tiên (di tích còn lại là thành Cổ Loa của kinh thành nhà nước Âu Lạc cổ đại-thế kỷ III trước công nguyên) được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta. Tiếp theo là sự xuất hiện của thành Thăng Long (TK XI), rồi đô thị Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến (TK XVI-XVIII). Có thể nói đô thị Việt Nam thời kỳ phong kiến được hình thành trên cơ sở những thành-lũy-lâu đài-thương điếm,... ở những nơi có vị trí địa lý thuận lợi với chức năng hành chính, thương mại, quân sự.
▪ Trong thời kỳ Bắc thuộc đến thế kỷ X, đã hình thành đô thị cảng lớn như Luy Lâu (Thuận Thành-Bắc Ninh); Tống Bình (Long Biên - Hà Nội); Lạch Trường (Thanh Hóa). Ở P.Nam, cùng với sự ra đời của nền văn hóa Sa Huỳnh, đã xuất hiện một số (cảng-thị) buôn bán với nước ngoài như Chiêu Cảng (Hội An), Óc Eo (An Giang).
▪ Dưới thời phong kiến tự chủ, kinh đô được chuyển dịch nhiều nơi. Đô thị lớn nhất thời đó là Thăng Long-Đông Đô-Kẻ Chợ. Nhưng cho đến thế kỷ 18-19 vẫn mang tính chất đô thị chợ phiên, có nhiều làng xen kẽ. Các đô thị-trạm dịch tiếp tục hình thành như Phố Hiến, Vân Đồn, Hội An (rất sầm uất), nhưng chỉ sau một thời gian đã suy thoái, đồng hóa vào nông thôn. Chính sách "Trọng nông, ức thương"; “Bế quan tỏa cảng”, đã kìm hãm sự phát triển đô thị. Chức năng hành chính lấn át chức năng kinh tế. Các làng nghề thủ công, buôn bán không tách ra được thành các đô thị.
▪ Dưới thời Pháp thuộc. Nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu, CN chưa phát triển (chủ yếu là công nghiệp khai khoáng và sửa chữa). Do đó, hệ thống đô thị không có cơ sở để mở rộng. Với chính sách "Chia để trị" Pháp đã tổ chức các huyện, tỉnh qui mô nhỏ với mạng lưới đô thị mang tính chất hành chính - quân sự, số dân ít ỏi, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, không có hoạt động kinh tế, công nghiệp chủ yếu dựa trên khai khoáng, chế biến lương thực – thực phẩm, cơ khí sữa chữa. Cho nên mãi đến những năm 30 của thế kỷ XX mới hình thành một số đô thị tương đối lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn, Đà Nẵng. Hà Nội vốn đã là thành phố cổ, thời bấy giờ Hà Nội lại có thêm những nét mới của một TP thuộc địa Pháp. Bên cạnh các khu thành, khu thị (vốn có trước đây), lúc này mở thêm các công sở, viên chức người Việt; một số khu phố Tây được qui hoạch theo kiểu bàn cờ, có cơ sở hạ tầng tốt, nhà xây theo kiểu cổ điển và kiến trúc Phục hưng, một trung tâm thương mại cho các hãng buôn Pháp ở Tràng Tiền. Những kiến trúc còn lưu lại là những giá trị nghệ thuật và kỹ thuật nhiệt đới hóa, đó là những tài sản vô cùng quớ báu mà chúng ta cần được giữ gìn như :" Khu phố Tây" ở Hà Nội, một số nơi khác như Hải Phòng, Sài Gòn, Nam Định; khu nghỉ dưỡng ở Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu, Bạch Mã, Đồ Sơn
▪ Từ sau CM 8/1945 và trong kháng chiến chống Pháp: Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, chúng ta chủ trương tiêu thổ kháng chiến nên hầu như không còn các đô thị ở vùng tự do. Các đô thị ở vùng tạm chiếm trở thành các điểm tập trung dân cư bất bình thường, không có gì đổi mới trong xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức lãnh thổ đô thị.
▪ Thời kỳ từ năm 1954 - 1975:
+ Ở M.Bắc. Sau 1954, số dân lánh nạn ở vùng nông thôn trở về thành phố cùng với việc khôi phục và cải tạo kinh tế đã làm cho tỉ lệ dân đô thị thời kỳ 1955-1960 bắt đầu tăng, ĐTH’ gắn với công nghiệp hóa trên cơ sở mạng lưới đô thị đã có từ trước. Một số khu công nghiệp mới quan trọng tập trung đông dân cư và lao động được hình thành (hoặc được cải tạo) như ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Việt Trì, Thái Nguyên.
Bảng 2.34. Tỉ lệ dân thành thị ở miền Bắc từ 1955 - 1974 (%).
Năm 1955 1960 1965 1970 1974
Tỉ lệ dân thành thị 7,40 9,60 10,80 9,80 11,00
+ Ở miền Nam: Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh vào 1965 - 1966 (trùng với thời gian quân viễn chinh Mỹ có mặt). Tỉ lệ dân đô thị cao - tăng lên một cách giả tạo do chiến tranh - vì chiến tranh. Các thành phố được phân bố trước hết ở các vị trí chiến lược quan trọng, dọc các trục giao thông. Dân cư ở nhiều vùng nông thôn bị dồn vào các thành phố. Đến 1974, dân số đô thị đã lên đến tột đỉnh (43%). Có thể nói, thời kỳ 1954 - 1974 ở miền Nam, chế độ Mỹ-ngụy đã dựng “đô thị hóa” như một biện pháp để thực hiện chính sách dồn dân phục vụ cho mưu đồ chiến tranh. Hậu quả của nó là đã làm cho khoảng 12,0/20,0 triệu dân phải rời bỏ quê hương và sống bám vào các đô thị bằng viện trợ của Mỹ.
Bảng 2.35. Tỉ lệ dân thành thị ở miền Nam thời kỳ 1959 - 1974 (%).
Tỉ lệ dân thành thị 20,70 29,68 38,00 43,00
▪ Thời kỳ từ sau 1975 đến nay. Trước đó, ở miền Bắc (đặc biệt là từ 1965-1972), các đô thị bị chiến tranh phá hoại của Mỹ gây thiệt hại nặng nề, một bộ phận dân thành thị phải sơ tán về nông thôn, quá trình đô thị hóa bị chững lại. Ở miền Nam tỉ lệ dân cư đô thị tụt xuống nhanh do dân cư hồi hương từ các thành phố về vùng nông thôn và do sự điều động đi xây dựng các vùng kinh tế mới. Ở miền Bắc, tỉ lệ dân đô thị cũng không tăng nhiều lắm. Sau khi đất nước thống nhất
(đặc biệt là từ 1986 đến nay), công cuộc đổi mới đất nước đã thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế và tiến bộ xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển mạnh sang cơ chế thị trường. Điều đó đã tác động mạnh đến quá trình đô thị hóa ở nước ta.
● Có thể rút ra một số nhận xét chủ yếu về quá trình đô thị hóa ở nước ta:
- Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra rất chậm chạp; trình độ đô thị hóa thấp; tỉ lệ dân đô thị chỉ dao động ở 20% dân số toàn quốc. Ở miền núi và cao nguyên, quá trình đô thị hóa còn gặp nhiều khó khăn. Ở Đồng bằng sông Hồng, mạng lưới đô thị dày đặc nhất (nhưng chủ yếu là những thị trấn nhỏ, nên số dân đô thị vẫn thấp). Vùng Đông Nam Bộ (đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh) có số dân đô thị cao nhất. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là các thị xã, thị trấn nhỏ, phân bố rải đều. Ở Duyên hải miền Trung, có một số thành phố, thị xã, (trong đó Đà Nẵng là đô thị lớn, Huế và Hội An là đô thị cổ).
- Quá trình đô thị hóa diễn ra không theo đường thẳng, đó là do tác động phức tạp của các nhân tố như (chính trị, quân sự, kinh tế và nhân khẩu) ở từng thời kỳ, điều này thể hiện ở sự gia tăng dân số thành thị và sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị suốt hơn nửa thế kỷ qua. Trong thời kỳ 1931-2005, số lượng tuyệt đối của dân số đô thị tăng từ 1.338.000 người lên 22.336.800 người (tăng 16,69 lần), nhưng tỉ lệ dân đô thị chỉ tăng từ 7,5% lên 26,88% (tăng 3,58 lần).
- Tỉ lệ dân thành thị thấp phản ánh sự phát triển công nghiệp còn yếu, cũng như tình trạng chậm phát triển của các ngành dịch vụ. Như vậy, Việt Nam còn ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa (tương ứng với giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa), tức là đang ở giai đoạn chuyển dịch lao động từ khu vực I sang khu vực II và III.
- Mối quan hệ giữa nông thôn - thành thị mang tính chất xen cài cả trong không gian đô thị, cả về xã hội học, cả về lối sống, sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán và mối quan hệ kinh tế. Về cơ bản, Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp. Các đô thị ra đời và phát triển phần lớn dựa trên cơ sở của sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ hành chính, rất ít đô thị phát triển mạnh dựa vào sản xuất công nghiệp. Tác phong, lối sống nông nghiệp còn phổ biến trong dân cư đô thị (nhất là đô thị vừa và nhỏ).
- Các đô thị vừa và nhỏ được hình thành chủ yếu bởi chức năng hành chính, văn hoá hơn là chức năng kinh tế. Vì thế, khi nó không còn đóng vai trị trung tâm của tỉnh (hoặc huyện) thì đô thị bị xuống cấp nhanh chóng và ít được chú ý đầu tư. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội và môi trường còn yếu kém, nhất là ở miền Bắc và miền Trung. Điều đó làm cho các đô thị này luôn chịu áp lực về gia tăng dân số (cả tự nhiên và cơ học), đồng thời chịu sức ép của cả nền kinh tế chậm phát triển.
- Đô thị Việt Nam có qui mô hạn chế, phân bố phân tán, tản mạn, đa phần là đô thị vừa và nhỏ, nửa đô thị nửa nông thôn. Sự rải đều của các đô thị nhỏ làm hạn chế khả năng đầu tư và phát triển kinh tế, dẫn đến việc “nông thôn hoá thành thị”, đô thị không đủ sức phát triển. Theo dự báo, thì đến 2010 tỉ lệ dân đô thị của nước ta cũng chỉ ~ 30-35% và đến 2020 mới tăng lên ~ 46%. Như vậy trong vài thập kỷ tới, tỉ lệ dân đô thị của nước ta vẫn thấp hơn mức TB của khu vực ĐNÁ và thấp hơn phần lớn các nước trong khu vực châu Á-TBD (năm 2008, tỉ lệ dân đô thị trung bình của thế giới là 49%, thì Việt Nam gần 29,4%, châu Á là 42%, Đông Nam Á là 45%) Bảng 2.36. Tổng số dân, dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta từ 1975 - 2008
Năm Dân số cả nước (1000 người) Dân số thành thị
Tổng số (1000 người) Tỉ lệ (%) 1975 47638,0 10242,0 21,50 1979 52462,0 10094,0 19,24 1986 59872,0 11360,0 18,97 1989 64412,0 12919,0 20,06 1995 71995,5 14938,1 20,75 1997 74306,9 16835,4 22,66 1999 76596,7 18081,6 23,61 2001 78685,8 19469,3 24,74 2003 80902,4 20869,5 26,18 2005 83106,3 22336,8 26,88 2007 85154,9 2370,0 27,44 2008 86210,8 24233,3 28,10 (Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009)