Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh

Một phần của tài liệu Tóm tắt kiến thức sử thi ĐH_CĐ (Trang 93)

V. Các nước Mĩ Latinh đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc

3.Tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh

- Tình hình thế giới có những thay đổi lớn và phức tạp, phát triển theo các xu thế chính sau đây:

+ Một là, trật tự thế giới hai cực đã tan rã, trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành và ngày càng theo xu thế đa cực với sự vươn lên của Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc…

+ Hai là, các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh thực sự của quốc gia.

+ Ba là, sự tan rã của Liên Xô tạo cho Mĩ có lợi thế tạm thời, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” để làm bá chủ thế giới. Nhưng trong so sánh lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.

+ Bốn là, sau Chiến tranh lạnh, tuy hoà bình thế giới được củng cố, nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến lại xảy ra ở nhiều khu vực như bán đảo Bancăng, châu Phi và Trung Á. - Thời cơ và thách thức:

+ Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển, các dân tộc hi vọng về một tương lai tốt đẹp của loài người.

+ Nhưng cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mĩ ngày 11-9-2001đã mở đầu cho một thời kì biến động lớn, đặt các quốc gia dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố. Nó đã gây ra những tác động to lớn, phức tạp đối với tình hình thế giới và các quan hệ quốc tế.

C. Câu hỏi ôn tập

Câu 1. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, đặc điểm và hệ quả của Chiến tranh lạnh? Câu 2. Chiến tranh lạnh đã ảnh hưởng đến tình hình châu Á như thế nào?

Câu 3. Nêu những biểu hiện của xu thế hoà hoãn Đông – Tây và sự chấm dứt “Chiến tranh lạnh”. Vì sao hai nước Xô – Mĩ đi đến chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh?

94 Câu 4. Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, tình hình thế giới có những biến đổi như thế nào? ____

(1)

Phần này thuộc chương trình Nâng cao

CÁCH MẠNG KHCN VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ A. Mục tiêu A. Mục tiêu

- Trình bày được nguồn gốc, đặc điểm và những thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX (trong lĩnh vực khoa học cơ bản, công cụ sản xuất, năng lượng, nguyên vật liệu, công nghệ sinh học, thông tin liên lạc).

- Phân tích được những tác động tích cực và những vấn đề nảy sinh do cách mạng khoa học – kĩ thuật đem lại (năng suất lao động, mức sống của con người, xu thế toàn cầu hoá, tình trạng ô nhiễm môi trường, các loại bệnh dịch, tai nạn giao thông, mức độ huỷ diệt của các loại vũ khí hiện đại…)

- Trình bày và nhận xét được những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá từ đầu thập niên 80 của thế kỉ XX. Phân tích được toàn cầu hoá là cơ hội to lớn nhưng cũng là thách thức không nhỏ, nhất là đối với các nước đang phát triển.

B. Nội dung

Một phần của tài liệu Tóm tắt kiến thức sử thi ĐH_CĐ (Trang 93)