Khoa học – kĩ thuật

Một phần của tài liệu Tóm tắt kiến thức sử thi ĐH_CĐ (Trang 89)

V. Các nước Mĩ Latinh đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc

2. Khoa học – kĩ thuật

- Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật, tập trung chủ yếu là nghiên cứu về lĩnh vực sản xuất dân dụng.

- Sản xuất nhiều mặt hàng dân dụng nổi tiếng thế giới (tivi, tủ lạnh, ô tô…), các tàu chở dầu có tải trọng lớn (1 triệu tấn), xây dựng đường ngầm dưới biển dài 53,8 km nối liền hai đảo Hôn-su và Hốc-cai-đô, xây dựng cầu đường bộ đô dài 9,7 km nối hai đảo Hônsu và Sicôcư…

3. Chính sách đối ngoại

* Trong thời kì “Chiến tranh lạnh”

- Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản là liên minh chặt chẽ với Mĩ, thể hiện ở việc ký Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật (tháng 9/1951), về sau được gia hạn nhiều lần. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

- Năm 1956, Nhật Bản bình thường hoá quan hệ với Liên Xô và tham gia Liên hợp quốc. - Năm 1973, Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Năm 1978, Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị Nhật – Trung được kí kết. - Tháng 8/1977, với học thuyết Phucưđa, đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản.

90 - Năm 1991, Nhật Bản đưa ra “Học thuyết Kaiphu” là tiếp tục phát triển “Học thuyết Phucưđa” trong hoàn cảnh lịch sử mới nhằm củng cố mối quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á.

* Sau thời kì “Chiến tranh lạnh”

- Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, tháng 4/1996, Hiệp ước An ninh Nhật – Mĩ được tái khẳng định kéo dài vĩnh viễn. Mặt khác, Nhật vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu và mở rộng đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu.

- Quan hệ hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản với các nước NICs và ASEAN phát triển với tốc độ mạnh mẽ.

C. Câu hỏi ôn tập

Câu 1. Nêu sự phát triển kinh tế và khoa học – kĩ thuật của Mĩ trong thời gian 1945 – 1973 và những nhân tố thúc đẩy sự phát triển đó.

Câu 2. Trình bày và nhận xét chính sách đối ngoại của Mĩ trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh? Nêu những thất bại và thành công của Mĩ trong chính sách đối ngoại từ năm 1945 đến năm 2000.

Câu 3. Từ năm 1945 đến năm 2000, nước Mĩ đã trải qua những giai đoạn phát triển kinh tế như thế nào? Trình bày tóm tắt sự phát triển đó.

Câu 4. Tóm tắt sự phát kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Tây Âu từ năm 1945 đến năm 2000. Những nhân tố nào đã dẫn đến kết quả đó?

Câu 5. Kể tên các tổ chức liên minh quân sự và liên kết chính trị – kinh tế được học trong chương trình Trung học phổ thông. Trình bày quá trình hình thành và phát triển của tổ chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh. Nhận xét vai trò của tổ chức đó trong nền kinh tế thế giới.

Câu 6. Trình bày những thành tựu chủ yếu về kinh tế và khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kì. Những nhân tố nào đã tạo nên những thành tựu đó? Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?

Câu 7. Tóm tắt chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.

Bài tập

Bài 1. Lập các bảng tóm tắt sự phát triển về kinh tế và chính sách đối ngoại của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000

91 1945-1973

1973-1991 1991-2000

Bài 2. Tìm hiểu chính sách của Mĩ đối với Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX.

QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 – 2000) A. Mục tiêu A. Mục tiêu

- Trình bày và phân tích được những nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991. Đó là sự đối đầu giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

- Trình bày được những biểu hiện của sự đối đầu Đông – Tây trong thời kì Chiến tranh lạnh: Chiến tranh Đông Dương 1946 – 1954; Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953; Chiến tranh Việt Nam 1954 – 1975(1).

- Nêu và giải thích được những biểu hiện của xu hướng hoà hoãn Đông – Tây từ đầu những năm 70 (thế kỉ XX). Phân tích tác động của xu thế đó với thế giới.

- Nêu được các xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh với nội dung lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.

B. Nội dung

Một phần của tài liệu Tóm tắt kiến thức sử thi ĐH_CĐ (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)