LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm)

Một phần của tài liệu Tóm tắt kiến thức sử thi ĐH_CĐ (Trang 118)

II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)

A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm)

Câu I 2,5 điểm

Tóm tắt các chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương (từ năm 1897 đến năm 1929) và nêu những tác động của nó đối với kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

a. Các chương trình khai thác thuộc địa

- Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất

+ Sau 40 năm xâm lược và bình định về quân sự, đến năm 1897 thực dân Pháp bắt tay vào việc khai thác thuộc địa ở Đông Dương trên qui mô lớn.

0,25 + Xây dựng hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ, đẩy mạnh khai

thác mỏ, xây dựng một số nhà máy điện, nước, xi măng, dệt và xay xát gạo, xây dựng ở Việt Nam những cơ sở công nghiệp, sản xuất những mặt hàng không cạnh tranh với ngành công nghiệp Pháp.

0,25

+ Đẩy mạnh việc cướp ruộng đất lập đồn điền trồng lúa, chè, cà phê, cao su... Nông dân Việt Nam bị mất ruộng ngày càng nhiều, đồng thời phải chịu nhiều loại thuế khác nhau.

0,25

- Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm cho nền kinh tế của Pháp bị tổn thất nặng nề, một trong những biện pháp bù đắp là tăng cường khai thác thuộc địa. Ở Đông Dương, chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai.

0,25

+ Đầu tư quy mô lớn, tốc độ nhanh vào các ngành kinh tế, từ năm 1924 đến năm 1929, số vốn đầu tư vào Đông Dương tăng lên 4 tỷ phrăng, chủ yếu là hai ngành: nông nghiệp và khai khoáng.

0,25

+ Thương nghiệp có tăng hơn trước (trước chiến tranh hàng hóa Pháp nhập vào Đông Dương chiếm 37%, trong những năm 1929-1930 tăng lên 63%. Giao thông vận tải phát triển mạnh nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác, vận chuyển nguyên vật liệu, lưu thông hàng hóa.

0,25

b. Tác động đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam

- Về kinh tế:

+ Nền kinh tế của tư bản Pháp mở rộng và bao trùm nền kinh tế phong kiến Việt Nam. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, Pháp cũng đầu tư kỹ thuật, nhân lực, song rất hạn chế.

0,25

+ Tuy nền kinh tế Việt Nam có chuyển biến nhưng vẫn còn mang tính chất cục bộ, nghèo nàn và lạc hậu, ngày càng cột chặt vào nền kinh tế Pháp và

119 vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp

- Về xã hội:

+ Cơ cấu xã hội có những chuyển biến mới. Sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc. Ngoài hai giai cấp cũ là địa chủ và nông dân, nhiều giai cấp mới xuất hiện: công nhân, tư sản và tiểu tư sản.

0,25

+ Những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động. Tính chất xã hội cũng thay đổi, từ xã hội phong kiến trở thành một xã hội thuộc địa. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống đế quốc và tay sai giành độc lập dân tộc diễn ra ngày càng gay gắt.

0,25

Câu II

2,0 điểm Trình bày và nhận xét nhiệm vụ và hình thức đấu tranh của cách mạng

Việt Nam trong giai đoạn 1936-1939.

a. Nhiệm vụ:

- Tháng 7-1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp và xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do dân sinh dân chủ; thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương nhằm tập hợp mọi lực lượng dân chủ chống phát xít ở Đông Dương.

0,50

- Nhiệm vụ cách mạng có sự thay đổi so với phong trào cách mạng những năm 1930-1931, chưa chống lại toàn bộ thực dân Pháp ở Đông Dương, mà chỉ chống bọn phản động thuộc địa; chưa thực hiện nhiệm vụ giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho nông dân.

0,50

b. Hình thức đấu tranh:

- Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp; biểu hiện cụ thể là phong trào đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ, đấu tranh nghị trường,đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.

0,50

- Hình thức đấu tranh rất phong phú, nhưng chưa sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp nói chung.

0,50

Câu III 2,5 điểm

Nêu hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản của đường lối đổi mới đất nước về kinh tế và chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986-2000).

a. Hoàn cảnh lịch sử:

- Trong hơn một thập niên thực hiện hai kế hoạch nhà nước 5 năm (1976- 1985), cách mạng Việt Nam đạt được một số thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách

120

lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và về tổ chức thực hiện”. Để thoát khỏi tình trạng đó, Đảng và nhà nước Việt Nam phải tiến hành đổi mới. Đó là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật trở thành xu thế thế giới; cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nưíơc Việt Nam phải tiến hành đổi mới. Đổi mới là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại.

0,50

b. Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới:

- Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra từ Đại hội VI (12-1986), được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các đại hội tiếp theo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà là làm cho mục tiêu ấy thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị, đến tổ chức, tư tưởng, văn hoá, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.

0,50

- Đổi mới về kinh tế: xây dựng nề kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề; nhiều quy mô, trình độ công nghệ, với hai bộ phận chủ yếu là công nghiệp và nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với nhau; phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; cải tạo quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế lạc hậu kìm hãm sự phát triển, cải tạo đi đôi với sử dụng và thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

0,50

- Đổi mới về chính trị: xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Thực hiện quyền dân chủ của nhân dân...Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, tập hợp mọi lực lượng dân tộc...Thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa...

0,50

Câu IV.a 3,0 điểm

Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hội nghị Ianta (2-1945) trong việc xác lập trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

121 - Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, sự thất bại của chủ nghĩa phát xít đã cận kề. Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách được đặt ra cho phe Đồng minh, nổi lên là 3 vấn đề lớn: 1- Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít; 2- Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh nhằm ngăn chặn thảm họa này trong tương lai; 3- Việc phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

0,50

- Trong bối cảnh trên, Hội nghị cấp cao Ianta (Liên Xô) được triệu tập từ ngày 4 đến ngày 11– 2 – 1945. Thành phần nghị gồm đại diện của ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ và Anh. Hội nghị diễn ra căng thẳng vì thực chất đây là cuộc đấu tranh để phân chia thành quả chiến tranh, có liên quan đến hòa bình, an ninh thế giới sau này.

0,50

b. Nội dung:

- Xác định mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu, Liên Xô sẽ tham chiến với Nhật ở châu Á.

0,50

- Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Tổ chức này hoạt động theo nguyên tắc nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.

0,50

- Thoả thụân về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

0,50

c. Ý nghĩa: Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới sau chiến tranh, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta. 0,50 Câu IV.b 3,0 điểm

Nêu những thành tựu về kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX và ý nghĩa của những thành tựu đó.

- Từ năm 1946 đến năm 1950, hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế trong thời gian 4 năm 3 tháng, sau đó tiếp tục thực

122 hiện những kế hoạch dài hạn nhằm xây dựng, phát triển cơ sở vật chất, khoa học kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội, đạt được nhiều thành tựu.

- Công nghiệp: năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh. Trong những năm 50 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mỹ), chiếm 20% tổng sản lượng công nghiệp thế giới. Trong 25 năm (1951-1975) mức tăng trưởng công nghiệp hàng năm đạt 9,6%. Một số ngành công nghiệp có sản lượng cao nhất thế giới như: dầu mỏ, than, sắt… Liên Xô còn là nước đi đầu trong ngành công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.

0,75

- Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp năm 1950 đạt mức trước chiến tranh; trong những năm 60 sản lượng nông phẩm tăng trung bình hàng năm khoảng 16%/năm.

0,50

- Khoa học – kỹ thuật: năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mỹ. Năm 1957, là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất. Năm 1961, phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ đưa Gagarin bay vòng quanh Trái đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

0,75

- Ý nghĩa: Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội ở mọi lĩnh vực: xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. Củng cố nền hòa bình, tăng thêm sức mạnh của lực lượng cách mạng thế giới. Liên Xô đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự, về sức mạnh lực lượng hạt nhân với các nước đế quốc, làm đảo lộn toàn bộ chiến lược toàn cầu của Mỹ và đồng minh của Mỹ.

0,75

---Hết----

123

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)

Một phần của tài liệu Tóm tắt kiến thức sử thi ĐH_CĐ (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)