Xu thế toàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó

Một phần của tài liệu Tóm tắt kiến thức sử thi ĐH_CĐ (Trang 96)

* Toàn cầu hoá là gì?

Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

* Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hoá

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế, các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau.

- Sự phát triển và những tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia. Giá trị trao đổi của các công ti này tương đương 3/4 giá trị thương mại toàn cầu.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti đa quốc gia nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Làn sóng sáp nhập này tăng lên nhanh chóng vào những năm cuối thế kỉ XX.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (Quỹ tiền tệ quốc tế – IMF, Ngân hàng thế giới – WB, Tổ chức thương mại thế giới – WTO, Liên minh châu Âu – EU, Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ – NAFA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN…).

* Toàn cầu hoá vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển

- Toàn cầu hoá là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược.

- Về mặt tích cực, toàn cầu hoá thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hoá của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao, góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế… - Về mặt tiêu cực, toàn cầu hoá đã làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước. Toàn cầu hoá làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn hơn (từ kinh tế, tài chính đến chính trị), hoặc tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm độc lập tự chủ của mỗi quốc gia…

- Như vậy toàn cầu hoá là thời cơ lịch sử; vừa là cơ hội rất to lớn cho sự phát triển mạnh mẽ của các nước, đồng thời cũng tạo ra thách thức là nếu bỏ lỡ thời cơ thì sẽ bị tụt hậu rất xa.

97 Câu 1. Trình bày nguồn gốc, đặc điểm và những hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ cuối thế kỉ XX.

Câu 2. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là như thế nào?

Câu 3. Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đối với cuộc sống của con người.

Câu 4. Thế nào là xu thế toàn cầu hoá? Nêu biểu hiện của xu thế này và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của thế giới.

__________

(1)

98

10 đề thi thử đại học năm 2013

Đề số 1

Một phần của tài liệu Tóm tắt kiến thức sử thi ĐH_CĐ (Trang 96)