Từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946, Đảng và Chính phủ đã thực hiện những chủ trương, sách lược nào để đối phó với thực dân Pháp xâm lược?
Câu II (2,5 điểm)
Từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 đến trước đông – xuân 1953- 1954, hậu phương kháng chiến đã được xây dựng như thế nào trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục?
Câu III (2,0 điểm)
Nêu những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu: IV.a IV.b
Câu IV.a (3,0 điểm) - Theo chương trình cơ bản
Trình bày nội dung các giai đoạn và nguyên nhân sự phát triển của nền kinh tế Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000.
Câu IV.b (3,0 điểm) - Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm)
Trình bày những thành tựu và tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX.
Đáp án và thang điểm
Đáp án Điểm
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I Câu I
2,5 điểm điểm
Từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946, Đảng và Chính phủ đã thực hiện những chủ trương, sách lược nào để đối phó với thực dân Pháp xâm lược?
124 - Rạng sáng ngày 23-9-1945, được sự giúp đỡ của Anh, thực dân
Pháp nổ súng tiến công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ở Nam Bộ. Trung ương Đảng xác định thực dân Pháp là kẻ thù chính, thực hiện sách lược: hoà hoãn với quân đội Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc, đánh Pháp ở miền Nam.
0,50
- Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh quyết tâm lãnh đạo nhân dân Nam Bộ kháng chiến, huy động cả nước chi viện cho Nam Bộ và Nam Trung Bộ, bước đầu làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp.
0,50
b) Giai đoạn từ ngày 6-3-1946 đến ngày 19-12-1946.
- Sau khi Hiệp ước Hoa-Pháp được kí kết (2-1946), Đảng chủ trương “Hòa để tiến”. Từ chỗ đánh Pháp, chuyển sang thực hiện sách lược hoà với Pháp, Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh kí
Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) đồng ý cho quân Pháp ra miền Bắc để thay quân Trung Hoa Dân quốc.
0,50
- Tiếp tục thực hiện sách lược hoà với Pháp, Chính phủ Việt Nam chủ động đàm phán với Pháp. Hội nghị Phôngtennơblô không thu được kết quả gì. Nguy cơ chiến tranh đén gần. Để cứu vãn tình thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là thượng khách của nước Pháp kí với Bộ trưởng thuộc địa của Pháp bản Tạm ước ngày 14- 9-1946, nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế và văn hóa ở Việt Nam.
0,50
- Thực dân Pháp ngày càng lấn tới, liên tiếp gây xung đột ở Lạng Sơn, Hải Phòng, Hà Nội. Ngày 19-12-1946, phía Pháp gửi Tối hậu thư, đòi giải tán lực lượng tự vệ và trao quyền kiểm soát Thủ đô cho quân Pháp. Khả năng hoà hoãn không còn nữa. Nhân dân Việt Nam chỉ có một con đường đứng lên chién đấu vì độc lập tự do. Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.
125
Câu II 2,5 điểm
Từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 đến trước đông – xuân 1953-1954, hậu phương kháng chiến đã được xây dựng trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục như thế nào ?
a) Về chính trị:
- Tháng 2-1951, Đại hội lần thứ hai của Đảng quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng riêng, đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng chiến, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.
0,25
- Tháng 3-1951, Đại hội toàn quốc thống Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành một mặt trận duy nhất, lấy tên là Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt), góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.
0,25
- Tháng 3-1951, Hội nghị đại biểu Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơ me Ítxarắc, Mặt trận Lào Ítxala thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào, củng cố và tăng cường khối đoàn kết Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung.
0,25
- Tháng 5-1952, Đại hội Chiến sí thi đua và cán bộ gương mãu toàn quốc lần thứ nhất đã tổng kết, biểu dương thành thích của phong trào thi đua yêu nước và bầu chọn 7 anh hùng.
0,25
b) Về kinh tế:
- Đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế kháng chiến. Năm 1952, Chính phủ mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm, lôi cuốn mọi ngành, mọi giới tham gia. Sản xuất nông nghiệp phát triển. Công nghiệp và thủ công nghiệp đáp ứng yêu cầu vè công cụ sản xuất và những mặt hàng thiết yếu của đời sống; sản xuất vũ khí, thuốc men, quân trang quân dụng phục vụ bội đội đánh giặc.
126 - Chính phủ đề ra những chính sách nhằm chấn chỉnh chế
độ thuế khoá, xây dựng nền tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.
0,25
- Về chính sách ruộng đất, đầu năm 1953, đảng và Chính phủ quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô, cải cách ruộng đất. Ở 53 xã thuộc vùng tự do Thanh Hoá và Thái Nguyên đã thực hiện 5 đợt giảm tô và một đợt cải cách ruộng đất.
0,25
c) Về văn hóa, giáo dục và y tế
- Tiếp tục cuộc cải cách giáo dục (từ năm 1950) theo 3 phương châm: phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất, gắn nhà trường với đời sống xã hội. Phát triển phong trào Bình dân học vụ, bổ túc văn hoá.
0,25
- Văn nghệ sĩ hăng hái thâm nhập moi mặt của đời sống, chiến đấu và sản xuất, thực hiện “Kháng chíến hoá Việt Nam và văn hoá hoá kháng chiến”. Công tác vệ sinh phòng bệnh, thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan ngày càng có tính chất quần chúng rộng lớn.
0,25
- Công tác chăm lo sức khỏe của nhân dân được coi trọng. Bệnh viện, bệnh xá, phòng y tế, trạm cứu thương được xây dựng ở nhiều nơi.
0,25
Câu III (2,0đ)
Nêu những điểm giống, khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
a) Giống nhau:
- Các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” đều là những loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, nên đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn; đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự.
127 - Về mục tiêu: đều nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân
dân Việt Nam, chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ, làm bàn đạp tiến công miền Bắc và ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội xuông khu vực Đông Nam Á.
0,50
b) Khác nhau:
+ Về lực lượng: “Chiến tranh đặc biệt” chủ yếu dựa vào quân đội Sài Gòn, vai trò của Mĩ là chi viện bằng hoả lực và sử dụng cố vấn để chỉ huy. “Chiến tranh cục bộ” có sự tham chiến ngày càng đông của quân viễn chinh Mĩ và quân các nước đồng minh của Mĩ.
0,50
+ Phạm vi: "Chiến tranh đặc biệt" tiến hành chủ yếu ở miền Nam Việt Nam. "Chiến tranh cục bộ" được kết hợp với chiến tranh phá hoại bằng lực lượng không quân và hải quân Mĩ trên miền Bắc với quy mô ngày càng lớn, cường độ đánh phá ngày càng ác liệt.
0,50
II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Câu IV.a 3,0 điểm
Trình bày nội dung các giai đoạn và nguyên nhân sự phát triển của nền kinh tế Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000 .
a) Các giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn 1945-1973: Sau chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ. Sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm tới hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,5%). Sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng hai lần tổng sản lượng của Anh, Pháp, Nhật, Đức, I-ta-li-a. Mĩ có hơn 50% tàu bè đi trên mặt biển, chiếm 3/4 dự trữ vàng của thế giới. Nền kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tếb - tài chính lớn nhất thế giới.
128 - Giai đoạn 1973-1991: Những năm đầu thập kỉ 70, do tác
động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào một cuộc khủng hoảng và suy thoái kéo dài tới năm 1982. Từ 1983 trở đi, kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển trở lại, nhưng tỉ trọng kinh tế Mĩ giảm sút nhiều so với tr- ước. Xét tổng sản phẩm quốc dân, Mĩ vẫn đứng đầu thế giới nhưng về thu nhập quốc dân theo đầu người của Mĩ lại đứng sau một số nước: Thụy Sĩ, Nhật Bản, Phần Lan, Na Uy. Nông nghiệp của Mĩ vẫn đứng đầu thế giới về trình độ cơ giới hóa cao và việc áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học kĩ thuật về sinh học và giống.
0,50
- Giai đoạn 1991-2000: Tuy bị suy thoái nhưng nền kinh tế Mĩ vẫn
đứng đầu thế giới. GNP của Mĩ năm 2000 là 9873 tỉ USD, bình quân GNP đạt 36487 USD. Nước Mĩ tạo ra 25% giá trị tổng sản phẩm của toàn thế giới và có vai trò chi phối trong hầu hết các các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế như tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngân hàng thế giới (WB)…
0,50
b) Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan: Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu thuận lợi; Mĩ tham gia chiến tranh thế giới thứ hai muộn, không bị chiến tranh tàn phá, thiệt hại về người và của trong chiến tranh không đáng kể. Hơn nữa Mĩ còn lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí.
129 - Nguyên nhân chủ quan: Mĩ có nguồn nhân lực dồi dào,
trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo, kỉ luật lao động tốt; là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại của thế giới và áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất; các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ti tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả cả ở trong và ngoài nước; trình độ quản lí và điều tiết nền kinh tế của Nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.
0,75
Câu IV.b 3,0 điểm
Trình bày những thành tựu và tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX.
a) Những thành tựu:
- Lĩnh vực khoa học cơ bản đạt được những thành tựu hết sức to lớn trong các ngành toán học, vật lí học, hóa học, sinh học… Dựa vào những phát minh lớn của các ngành khoa học cơ bản, con người đã ứng dụng kĩ thuật vào sản xuất, phục vụ cuộc sống của mình. Tháng 3-1997, các nhà khoa học đã tạo ra được con cừu Đô-li bằng phương pháp sinh sản vô tính; tháng 6-2000 các nhà khoa học của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật, và Trung Quốc công bố “bản đồ gien người” đã mở ra một kỉ nguyên mới của y học và sinh học.
1,00
- Lĩnh vực khoa học công nghệ: sáng chế ra công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động, người máy rô-bốt…); nguồn năng lượng mới (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nguyên tử…); những vật liệu mới (chất dẻo pô-li-me, vật liệu siêu sạch, siêu cứng, siêu bền…). Công nghệ sinh học với những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền, công nghệ tế bào… Tiến bộ thần kì trong thông tin liên lạc và giao thông vận tải: máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao. Lĩnh vực chinh phục vũ trụ cũng có nhiều thành tựu: vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ…
130
a. Tác động:
- Tác động tích cực: làm tăng năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
0,50
- Tác động tiêu cực: những thành tựu về y học như: sinh sản vô tính, “bản đồ gien người” gây nên những lo ngại về mặt pháp lý và đạo lí như công nghệ sao chép con người hoặc thương mại hóa công nghệ gien. Tình trạng ô nhiễm môi trường trên Trái Đất cũng như trong vũ trụ, những loại dịch bệnh mới, những tai nạn lao động và giao thông đe dọa cuộc sống con người. Việc chế tạo các loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh.
0,50
---Hết---
Đề số 7
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm )
Câu I (3,0 điểm)
Phân tích tình hình các giai cấp và mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu II (2,0 điểm)
Hãy cho biết ý kiến về nhận định: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1931 là một bước phát triển mới so với các phong trào yêu nước trước đó.
Câu III(2,0 điểm)
Nêu những hình thức đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong quá trình chống chủ nghĩa phát xít.
131
II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu: IV.a hoặc IV.b
Câu IV.a (3,0 điểm) - Theo chương trình cơ bản
Trình bày nội dung chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu IV.b (3,0 điểm) - Theo chương trình nâng cao
Trình bày cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1950).
Đáp án và thang điểm
Đáp án Điểm
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm )
Câu I 3,0 điểm
Phân tích tình hình các giai cấp và mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Giai cấp địa chủ tiếp tục bị phân hoá. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ tuy có mặt hạn chế là bóc lột nông dân, nhưng cũng phải chịu nỗi nhục mất nước. Họ có mâu thuẫn với thực dân Pháp về quyền lợi dân tộc, nên có khả năng tham gia phong trào chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.
0,50
- Giai cấp nông dân bị đế quốc, phong kiến thống trị, tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hoá. Họ là nạn nhân chủ yếu cả các chính sách khai thác thuộc địa, bóc lột tô thuế và cướp đoạt ruộng đất Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
0,50
- Giai cấp tiểu tư sản thành thị phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai, nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước, nên hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do của dân