THU HÚT FDI TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Thách thức
Do đây là thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nên các KCN tỉnh Thái Bình cũng chịu tác động to lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới hiện nay. Khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ giữa năm 2008 tại các nước phát triển trên thế giới đặc biệt là Mỹ sau đó lan nhanh và rộng ra toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này đã làm nhiều tập đoàn tài chính trên thế giới đi vào con đường tự phá sản kéo theo hàng trăm nghìn người lao động bị thất nghiệp. Rất nhiều nước trên thế giới đưa ra gói tài chính kích cầu từ vài tỷ đến vài trăm tỷ đô la nhằm cứu nền kinh tế trong nước tuy nhiên tình hình cũng không mấy khả quan. Cuộc khủng hoảng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến FDI. Đây là một thách thức quan trọng nhất trong việc thu hút FDI, xét trên hai khía cạnh: Đăng ký đầu tư và giải ngân vốn đầu tư đều bị hạn chế.
Trong tình hình kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoàng nghiêm trọng như hiện nay sẽ ảnh hưởng mạnh đến tâm lý các nhà đầu tư, họ sẽ ngần ngại khi ra quyết định đầu tư do trong tình hình thế giới như hiện nay sẽ khiến sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Do vậy luồng vốn FDI vào Việt Nam sẽ không còn khả quan như giai đoạn 2005 -2008, nhận xét này có thể được giải thích theo các hướng như:
+ Trên bình diện quốc tế, theo dự báo của tất cả các tổ chức tài chính quốc tế, luồng vốn FDI sẽ sụt giảm. Các nước có đầu tư ra nước ngoài đều quan tâm đến tình hình trong nước của họ. Vấn đề thất nghiệp, tình hình nội
địa, kích cầu trong nước sẽ là những vấn đề chính mà chính phủ các nước buộc phải đưa ra những mệnh lệnh yêu cầu các doanh nghiệp của họ quan tâm trước tiên. Hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp đang rất lớn, ví dụ Chính phủ Anh công bố tỷ lệ này năm 2008 là 11%
+Giá cả thị trường thế giới được dự báo sẽ giảm 20% trong năm 2009 và chỉ phục hồi nhẹ 0,5% vào năm 2010. Điều này không có lợi cho các nhà đầu tư, nên họ sẽ cân nhắc khi triển khai dự án.
+ Các nhà đầu tư lớn buộc phải điều chỉnh chiến lược toàn cầu, người ta buộc phả tìm đến những nơi thuận lợi hơn, có thể vẫn là châu Á nhưng không thể như trước được khủng hoảng được.
+ Các ngân hàng đối mặt với khó khăn sẽ thận trọng hơn với các khoản tín dụng dành cho giới đầu tư. Thông thường, 70% vốn đầu tư nhờ tín dụng ngân hàng, chỉ có 30% còn lại là do các nhà đầu tư bỏ ra do vậy các ngân hang sẽ thận trọng và khắt khe hơn với các điều kiện tín dụng cũng sẽ làm giảm luồng vốn.
Từ những phân tích tình hình kinh tế thế giới trên có thể khái quát lại thách thức lớn nhất trong việc thu hút FDI vào Việt Nam nói chung và Các KCN ở Thái Bình nói riêng chính là luồng vốn FDI bị giảm mạnh trong giai đoạn tới. Tác động của chúng được khái quát theo hai khía cạnh như sau:
- Tâm lý các nhà đầu tư bị ảnh hưởng khiến họ phải đắn đo khi ra quyết định đầu tư vào nước khác do đó số lượng và quy mô dự án cũng giảm.
- Đối với các dự án đã đăng ký sẽ có nguy cơ không giải ngân được hoặc giải ngân chậm do tình hình kinh tế khủng hoảng
2. Cơ hội
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, các chuyên gia kinh tế có ý kiến dự đoán rằng nhiều nền kinh tế sẽ giảm sút hoặc có thể tăng trưởng âm, tuy nhiên họ lại có cái nhìn khả quan về
nền kinh tế Việt Nam. Quỹ tiền tệ quốc tế đánh giá tăng trưởng của Việt Nam năm 2009 sẽ đạt ở mức 5%. Không tỏ ra lạc quan cũng không quá bi quan, Tiến sỹ Võ Trí Thành – Trưởng Ban nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế (CIEM) khẳng định: Việt Nam cũng sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ít nhất là 4% trong năm 2009. Lý do tăng trưởng là bởi Việt Nam giữ được tốc độ tăng trưởng nông nghiệp rất khả quan, dự báo từ 3,5 – 4% trong năm nay, đóng góp khoảng 0,8% GDP, tăng trưởng khu vực dịch vụ khoảng 4 – 5% đóng góp khoảng 1,6% GDP, còn lại là tăng trưởng công nghiệp và xây dựng do vẫn duy trì được mức giải ngân các nguồn vốn đầu tư và tác động từ hiệu quả gói kích cầu 6 tỷ USD của chính phủ Việt Nam. Từ những thông tin trên cho thấy nền kinh tế Việt Nam vẫn có lý do để khả quan do vậy cơ hội thứ nhất được đánh giá ở đây là: trong điều kiện kinh tế thế giới khủng hoảng thì Việt Nam vẫn là điểm đến đáng tin cậy của các nhà đầu tư.
Cơ hội thứ hai đối với việc thu hút FDI vào các KCN được xuất phát từ môi trường chính sách của tỉnh nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Nó thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo trong tỉnh đối với KCN. Hiện nay các chính sách đang được áp dụng tại các khu công nghiệp nhằm tạo môi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài như: hỗ trợ 50% kinh phí giải phóng mặt bằng, san lắp mặt bằng, cho thuê đất ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp FDI đào tạo nghề cho lao động, thủ tục đăng ký FDI thông qua cơ chế “một cửa” nhanh gọn và bắt đầu đem lại tính hiệu quả.