I. TỔNG QUAN VỀ CÁC KCN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN FDI Ở TỈNH THÁI BÌNH
3 Dự án sản xuất thiết bị điện tử
2.4 Khu Công nghiệp Cầu Nghìn – Huyện Quỳnh Phụ
KCN Cầu Nghìn thuộc địa giới xã An Bài, huyện Quỳnh Phụ, có vị trí thuận lợi, cạnh vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng - Quảng Ninh, giáp ranh với thành phố Hải Phòng và hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên với tổng diện tích quy hoạch 234 ha và giai đọan đầu thực hiện là 90,7ha. Ví trí khu đất quy hoạch có địa hình tương đối bằng phẳng, khu vực chủ yếu là
ngòi nên khu vực này không bị úng lụt trong mùa mưa. Bên cạnh đó, Khu công nghiệp đã xây dựng được một hệ thống cấp thoát nước thải hoàn toàn độc lập với hệ thống thoát nước mưa tạo điều kiện tốt cho sản xuất kinh doanh. Toàn bộ hệ thống nước thải của khu công nghiệp được thoát theo hướng từ Bắc xuống trạm xử lý nằm ở phía Nam của khu công nghiệp, có công suất 4.400m3/ ngày đêm. Đây là một thông tin hết sức thuận lợi cho các nhà đầu tư muốn đầu tư vào khu công nghiệp.
Bên cạnh thuận lợi trên thì các nhà đầu tư còn được hưởng một hệ thống cung cấp dịch vụ KCN hiện đại và đầy đủ như: Nguồn điện của Khu công nghiệp được lấy từ tuyến điện cao thế 110Kv xây mới hoàn toàn đảm bảo đủ điện năng cho sản xuất, hệ thống cung cấp nước và thông tin cũng được đảm bảo 24/24 giờ phục vụ cho quản lý và sinh hoạt được thông suốt.
Khu công nghiệp có tuyến quốc lộ 10 đi qua, nối từ Thái Bình đi Hải Phòng, đây là tuyến đường quan trọng cho việc phát triển của khu công nghiệp trong giao thông đối ngoại. Còn về giao thông đối nội: mạng lưới giao thông nội bộ khu công nghiệp được tổ chức theo dạng bàn cờ với các đường trục chính theo hướng Bắc Nam – Đông tây. Các tuyến đường xương cá vuông góc với các tuyến trục chính tạo thành mạng giao thông bàn cờ cung cấp giao thông thuận tiện và các tuyến hạ tâng kỹ thuật dọc theo đường đến các lô đất xây dựng nhà máy. Các tuyến đường nội bộ có kết cầu bê tông nhựa, quy mô lộ giới 35m và 17.5 m.
Như vậy có thể nói rằng KCN này có nhiều đặc điểm, điều kiện tốt để phát triển và thu hút các dự án đầu tư vào nhất là các dự án đầu tư nước ngoài.
Đây là khu công nghiệp được quy hoạch đa ngành nghề, bao gồm: chế biến thực phẩm, nông thủy sản, cơ khí dệt may, da giầy, vật liệu xây dựng, phân bón…
Tuy có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài vào nhưng hiện tại KCN Cầu Nghìn mới chỉ thu hút được 1 dựa án FDI về sản xuất thép với tổng số vốn đăng ký là 33.000.000 USD. Dự án này được cấp giấy phép đầu tư vào ngày 16/01/2008 hiện đang trong quá trình xây dựng với số vốn giải ngân là 2.687.500 USD. Đây là một dự án có quy mô khá lớn nếu không muốn nói là lớn nhất trong tất cả các dự án FDI đầu tư vào KCN và vào toàn tỉnh. Đó được coi như một mốc đánh dấu cho thành tựu về thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN ở tỉnh Thái Bình trong thời gian qua.
Nhận xét chung:
+Qua việc nghiên cứu đặc điểm của 4 khu công nghiệp đang sử dụng nguồn vốn FDI để phát triển ở Thái Bình thì thấy hầu hết các KCN đều có thuận lợi để thu hút được nhiều vốn đầu tư như về vị trí xây dựng, cơ sở hạ tầng hiện đại, giao thông vận chuyển và dịch vụ trong các khu công nghiệp. Trong số các KCN sử dụng FDI để phát triển thì phần lớn đều tập trung trên địa bàn thành phố Thái Bình.
+ Các Khu công nghiệp đều quy hoạch dưới dạng đa ngành nghề sản xuất và đa lĩnh vực sản xuất, nhưng hầu hết lại thiếu hệ thống xử lý nước xả thải đạt tiêu chuẩn nên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
+ Phát triển, thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của các Khu công nghiệp ở Thái Bình.