Quy hoạch các KCN hợp lý

Một phần của tài liệu một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút fdi vào các kcn ở tỉnh thái bình giai đoạn (Trang 59)

III. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở THÁI BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2009 –

3.Quy hoạch các KCN hợp lý

Hiện nay vấn đề quy hoạch được đặt lên hàng đầu không chỉ riêng cho tỉnh Thái Bình mà cho hầu hết các địa phương trên lãnh thổ Việt Nam khi xây dựng các KCN. Như đã phân tích ở trên quy hoạch các KCN ở Thái Bình chưa thực sự hợp lý gây nên hậu quả nghiêm trọng về môi trường trong các KCN và môi trường xung quanh. Giai đoạn qua tỉnh đã tiến hành hoàn thiện quy hoạch 7 Khu công nghiệp trên hầu hêt các huyện và thành phố. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là các quy hoạch chi tiết đó đã hợp lý chưa? Và thực tế đã giúp ta trả lời câu hỏi đó, các quy hoạch đôi khi chưa được tính toán chính xác hoặc quá thiên về tổng thể trong khi chi tiết chưa đồng bộ khiến cho chúng ta khó triển khai hoặc lệch với quy hoạch chung.

Do vậy những vấn đề cần giải quyết trước mắt là:

+ Tiến hành quy hoạch lại các Khu công nghiệp cả tổng thể và chi tiết đối với các KCN chưa được lấp đầy, quy hoạch không những xác định bố trí không gian mà còn phải tiến hành quy hoạch theo ngành nghề, theo lĩnh vực phù hợp để các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp có thể liên kết hỗ trợ cho nhau. Đặc biệt trong vấn đề rác thải và xử lý chúng, nếu các ngành có chất thải có tính chất giống nhau có thể sử dụng chung hệ thống xả thải, bãi rác thải mà không cần nhiều diện tích để xây dựng riêng biệt để tiết kiệm chi phí. Tránh việc quy hoạch đa ngành nghề sản xuất, nhất là những ngành không có mối quan hệ với nhau. Mỗi khu công nghiệp cần xây dựng một hệ thổng xử lý nước thải cho phù hợp, có thể yêu cầu và đề nghị các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cùng góp chi phí để xây dựng nhằm cải thiện môi trường đang ở mức báo động về ô nhiễm của Thái Bình. Đối với các KCN đã

lấp đầy các dự án cần kiểm tra những sai phạm về mặt quy hoạch trong khi xây dựng để có những điều chỉnh phù hợp.

+ Ban quản lý các KCN tham gia cùng các ngành chức năng xây dựng quy hoạch tổng thể các KCN cho hợp lý, xem xét đánh giá lại quy hoạch chi tiết trong từng KCN (so với thực tế) đặc biệt là chú ý quy hoạch bố trí ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

Để thực hiện được các công việc trên yêu cầu phải có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm và hiểu biêt về quy hoạch, tuy nhiên lĩnh vực này các địa phương thường không đáp ứng được do đó cần có kế hoạch đào tạo nâng cao kiến thức về quy hoạch cho cán bộ để họ từng bước tháo gỡ vướng mắc cho các khu công nghiệp đang bế tắc do quy hoạch không hợp lý.

Vấn đề phát triển các KCN theo quy hoạch

Có hai quan điểm trong phát triển các KCN: quan điểm thứ nhất cho rằng tăng thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI về mặt số lượng, bất kể lĩnh vực nào, quy mô bao nhiêu, miễn là đầu tư vào KCN; quan điểm thứ hai cho rằng cần phải tăng thu hút đầu tư trong nước và FDI về chất lượng theo một quy hoạch, các KCN phải có tính chuyên môn và cơ cấu hợp lý, phù hợp với lợi thế và khả năng của mình. Quan điểm thứ nhất hiện nay phổ biến, hầu như các khu công nghiệp đều cố gắng để thu hút FDI vào địa bàn mình bất kể ngành nào, sản phẩm nào. Điều này sẽ gây ra sự không hợp lý trong chính khu công nghiệp, sự phát triển trong khu công nghiệp trở nên lộn xộn và không đi theo định hướng mục tiêu chung ban đầu mà các nhà quản lý đã đặt ra.

Việc phát triển các KCN cần theo một quy hoạch thống nhất, có chính sách ưu tiên phát triển ngành, lĩnh vực trong từng KCN dựa trên lợi thế của từng khu, và dựa trên mục tiêu và định hướng chung đã đặt ra. Do những tác động quan trọng cũng như vai trò chiến lược của các KCN trong sự phát triển

kinh tế, cần một tầm nhìn, một kế hoạch dài hạn cho sự xây dựng các KCN và đưa ra những chính sách thích hợp cho các loại hình công nghiệp cần khuyến khích đầu tư vào khu này để tạo ra sự liên kết giữa các khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu, phát huy lực đẩy cho sự phát triển của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Để cho việc thực hiện tầm nhìn chiến lược tiến hành tốt đẹp, sự đáp ứng tích cực của người dân, nhất là trong việc chấp hành đền bù giải phóng mặt bằng là một yếu tố quan trọng.

Xây dựng chuẩn mực và cơ cấu lại các KCN

Xây dựng chất lượng KCN ngang tầm khu vực và quốc tế, xác định tiêu chuẩn các xí nghiệp đầu tư vào KCN về quy mô, ngành nghề và công nghệ.

Xác định tiêu chuẩn các doanh nghiệp đầu tư vào KCN về quy mô, ngành nghề, công nghệ để tạo được hiệu quả đầu tư cao. Đối với một số KCN cần định hướng phát triển các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, các ngành công nghiệp nặng, các ngành có hàm lượng khoa học và vốn cao.

Phát triển các KCN phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch và quá trình đô thị hóa, phân bố dân cư, theo hướng hình thành mạng lưới đô thị hài hòa, rộng thoáng, kiên quyết tránh tập trung xây dựng các đô thị quá lớn tạo ra sự quá tải về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở đô thị. Không thể cứ mỗi KCN đều xây dựng một cụm dân cư riêng rẽ, điều đó đưa đến phá vỡ quy hoạch đô thị chung cũng như làm tăng chi phí xây dựng KCN, giảm hiệu quả các KCN.

Bên cạnh đó cần phát triển đồng bộ các thể loại tập trung công nghiệp: xây dựng cả 3 thể loại: KCN tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề công nghiệp, không nên xây dựng quá nhiều khu công nghiệp trong một thời gian, cần chú trọng phát triển các làng nghề và các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở các huyện thị vùng nông thôn, để phân tán vốn đầu tư ra toàn tỉnh, tránh tập trung quá nhiều ở khu độ thị gây nhiều hệ quả khác. Như vậy có thể

Xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài dựa trên quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ sao cho hợp lý và mang tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút fdi vào các kcn ở tỉnh thái bình giai đoạn (Trang 59)