Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về phát triển KCN và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút fdi vào các kcn ở tỉnh thái bình giai đoạn (Trang 67)

III. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở THÁI BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN 2009 –

3.Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về phát triển KCN và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoà

KCN và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chính sách nhà nước tác động quan trọng đến phát triển các KCN, cần không ngừng hoàn thiện chính sách. Nhất là hệ thống chính sách hỗ trợ cho đầu tư vào các KCN. Đẩy mạnh chuyển từ công tác quản lý hành chính sang công tác dịch vụ theo cơ chế “ một cửa” trong quản lý phát triển các KCN. Cải cách hành chính và áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đảm bảo quản lý thống nhất giữa các khu công nghiệp.

Ngoài ra cần từ bỏ quan niệm lới lỏng đầu vào quản lý chặt đầu ra, hậu kiểm thay thế tiền kiểm, như các nhà đầu tư nước ngoài thường nói Việt Nam

chỉ khuyến khích đầu tư không khuyến khích sản xuất. Học tập kinh nghiệm của Trung Quốc là “trước cho, sau lấy” có tính làm ăn lâu dài trong thu hút FDI vào KCN.

Xác định các mặt bằng chính sách chung cho các KCN trong cả tỉnh, tránh tình trạng địa phương “cạnh tranh” lẫn, đưa ra các chính sách ưu đãi, chính sách thuế thường là vượt khung, trái với Luật đầu tư chung. Đồng thời, ban hành các chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN như: giá thuê đất, thuế, hỗ trợ vốn, lãi suất ưu đãi.

Các chính sách cần đồng bộ và thiết thực có tác dụng lâu dài, sự thống nhất giữa các cán bộ, giữa các ngành và sự thực thi của chính quyền địa phương là rất quan trọng nhằm tránh sự chồng chéo và chậm trễ gây cản trở cho doanh nghiệp.

Thái Bình cần mạnh dạn hơn nữa trong việc tạo môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo xu hướng đồng bộ hóa, tránh chồng chéo mâu thuẫn giữa các Luật đồng thời cần tiến tới luật đầu tư thống nhất chung trong nước và đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó cần chú trọng các chính sách sau:

Chính sách về đất đai: Hỗ trợ hoặc cho thuê đất với giá ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hoạt động đầu tư trực tiếp theo Luật đầu tư nước ngoài và luật khuyến khích đầu tư trong nước được xét cho thuê đất tại Thái Bình thời hạn đến 49 năm và thực hiện cùng một mức giá theo các khu vực. Có thể cho thuê ở mức giá ưu đãi thấp nhất trong khung giá theo quyết định của Bộ Tài Chính đối với một số dự án nằm trong danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư và dự án khuyến khích đầu tư theo phụ lục Nghị định số 24/2000/NĐ – CP ngày 31/07/2000 của chính phủ về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các dự án sản xuât, chế biên sản phẩm nông sản, nuôi trồng thủy sản

đơn giá thuê đất chỉ nên bằng 50% giá đất quy định nhằm thu hút Vốn đầu tư vào lĩnh vực này để phát triển chúng.

Đối với một số trường hợp nên miễn tiền thuê đất như các dự án đầu tư nước ngoài tại Thái Bình sử dụng từ 50 lao động trở lên nên được miễn tiền thuê đất để tạo ra động lực khuyến khích họ đầu tư và sản xuất, cụ thể được miễn thuê đất trong 7 - 8 năm đầu tiên và giảm 50% trong 15 tiếp theo để tái đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp. Nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngòai đang đầu tư tại Thái Bình nếu vận động thêm nhà đầu tư mới về đầu tư tại Thái Bình mà dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao ngoài thời gian ưu đãi trên thì cũng sẽ được hưởng giá thuê đất ưu đãi, giảm khoảng 30-40% tiền thuê trong thời gian còn lại, nhờ có chính sách này có thể lôi kéo thêm được các nhà đầu tư mới vào đầu tư tại Thái Bình và các khu công nghiệp.

Chính sách thuế: Cần có những quy định nhất định đối với việc ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI hoạt động trong các KCN vể thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu tiên các dự án FDI vào các KCN sử dụng nhiều lao động, các dự án FDI vào các KCN mới ở Huyện được tính thuế thu nhập 10%, hoặc có thể được miễn những năm đầu sau đó được giảm 50%. Đối với các ưu đãi này về có thể thu hút được các dự án FDI tập trung vào khu công nghiệp đặc biệt là các KCN ở ngoại thành nhằm mục tiêu phát triển đồng đều giữa các vùng trong tỉnh.

Chính sách về lao động và tiền lương: các chính sách này nhằm thu hút nhiều lao động vào làm việc ở các doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, cần hỗ trợ lao động trong thời gian đầu lam việc tại các Doanh nghiệp FDI trong KCN về chỗ ăn ở và sinh họat, đặc biệt các cấp quản lý nên quy định mức tiền lương tối thiểu và mức trợ cấp cho người lao động để tạo động lực cho họ khi tham gia lao động ở đây.

Ngoài các chính sách trên thì một chính sách quan trọng không thể thiểu trong hệ thống chính sách nhằm khuyến khích FDI vào KCN đó là

Chính sách về vốn. Các chủ đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Thái Bình cần được xét duyệt cho vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh theo quy định của nhà nước nhằm hỗ trợ để mở rộng quy mô hay đổi mới cải tiến công nghệ

Các ưu đãi trên đây cần phải được cụ thể hóa thành chính sách hỗ trợ và được công khai rộng rãi đến các nhà đầu tư nước ngoài, giúp họ hiểu được quyền lợi của mình khi đầu tư vào các KCN ở Thái Bình và việc áp dụng chúng ra sao?

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ thực trạng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN ở Thái Bình, là kết quả tổng hợp và phân tích của tôi sau thời gian dài thực tập ở sở Kế hoạch - Đầu tư Thái Bình. Từ những phát hiện thực trạng vấn đề đã giúp tôi đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI vào các KCN ở Thái Bình, các giải pháp này không hẳn là các giải pháp mới nhưng đóng góp lớn nhất của chúng chính là việc vận dụng chúng vào thực tế từng địa phương, từng khu vực sao cho hợp lý. KCN (với vai trò thu hút FDI nhiều nhất trong tỉnh) đã có những đóng góp hết sức to lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như của cả nước do vậy cần phải có những chính sách phát triển hợp lý nhằm tận dụng được hết tiềm năng sẵn có của các KCN đó để tăng cường thu hút FDI vào đầu tư cơ sở hạ tầng và sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút fdi vào các kcn ở tỉnh thái bình giai đoạn (Trang 67)