Nguyên nhân

Một phần của tài liệu một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút fdi vào các kcn ở tỉnh thái bình giai đoạn (Trang 45)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2002

2.2Nguyên nhân

2. Hạn chế và nguyên nhân

2.2Nguyên nhân

2.2.1 Môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư

Hiện nay trong công tác quản lý đầu tư vẫn chưa hoàn thiện, vẫn còn tình trạng các quy định trong quản lý đầu tư thay đổi nhiều có khi chỉ trong vòng một năm, các quy định hướng dẫn trong văn bản luật, dưới luật chưa rõ ràng gây nên những quan niệm khác nhau làm mất thời gian của các nhà đầu tư trong các thủ tục giải quyết đất, ưu đãi đầu tư.

Hệ thống quản lý đầu tư của tỉnh còn quá rườm rà, phức tạp, khô cứng, khá chậm khi đứng trước sự biến động của thực tế. Có nhiều dự án do tình trạng quản lý rườm rà, phức tạp đã gây khó dễ nhiều cho nhà đầu tư về mặt thủ tục làm nản lòng nhà đầu tư. Cơ chế một cửa trong hoạt động đầu tư được triển khai nhưng chưa thực sự triệt để gây nhiều khó khăn cho việc đăng ký đầu tư.

2.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư

* Cán bộ quản lý hoạt động đầu tư:

Cán bộ quản lý đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, trình độ chưa được cập nhật trong giai đoạn mới dẫn đến nhiều sai sót trong quản lý, gây thất thóat, lãng phí trong đầu tư. Một số dự án khi cấp giấy chứng nhận đầu tư xong thì không đủ năng lực để triển khai dẫn đến việc bị thu hồi chấm dứt hoạt động đầu tư. Năm 2008, có hai dự án đăng ký vào các khu công nghiệp (năm 2006) bị thu hồi giấy phép đăng ký đầu tư do không đủ năng lực tài chính để triển khai dự án. Để diễn ra tình trạng này một phần lỗi cũng thuộc về các nhà quản lý đầu tư đã không xem xét kỹ năng lực của Nhà đầu tư khi họ đăng ký mà đến tận sau hai năm không thể triển khai được thì mới kiểm tra lại và thu hồi giấy phép đầu tư. Do vậy cán bộ làm trong giai đoạn thẩm định dự án và nhà đầu tư phải đáp ứng đủ trình độ và sự cẩn thận trong việc ra quyết định có cấp giấy phép đầu tư hay không, hạn chế tối đa việc giấy phép cấp ra rồi lại phải thu hồi lại.

* Lao động công nghiệp

Lao động của Thái Bình được sử dụng các KCN phần lớn xuất thân từ các vùng nông nghiệp chuyển đổi sang nên phần lớn chưa qua đào tạo nghề do đó chỉ phù hợp với những ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến, còn đối với các ngành công nghiệp nặng và sản xuất đồ điện tử thì số lao động đó không thể đáp ứng được. Do đó mới xảy ra tình trạng lao động trong các KCN thì vẫn thiếu trong khi tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh vẫn cao.

Bên cạnh đó, lao động trong tỉnh chưa quen với môi trường làm việc khoa học và mang tính kỷ luật cao mà các nhà đầu tư nước ngoài mang đến trong tỉnh do đó việc không đáp ứng được đòi hỏi của nhà đầu tư là điều dễ hiểu.

2.2.3 Quy hoạch trong các KCN chưa tốt gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong các KCN

Xây dựng quy hoạch trong các KCN không tốt kéo theo nhiều hệ quả mà nghiêm trọng nhất là việc gây ô nhiễm môi trường. Điều này ảnh hưởng nhiều đến các nhà đầu tư. Thứ nhất, đối với các nhà đầu tư hiện có trong KCN vấn đề này sẽ làm họ phải bận tâm nhiều đến hệ thống xử lý nước thải làm tăng chi phí sản xuất do đó họ khó có thể mở rộng quy mô sản xuất. Thứ hai, nó làm giảm niềm tin đối với các nhà đầu tư mới đang có ý thăm dò và đầu tư vào KCN của tỉnh.

Việc quy hoạch chi tiết trong các KCN không đồng bộ, sắp xếp và phân bố ngành nghề không hợp lý, các doanh nghiệp sản xuất ở các lĩnh vực khác nhau không thống nhất được việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải nên gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng trong các KCN.

Nhận thấy các KCN trong toàn tỉnh đều được quy hoạch đa ngành nghề sản xuất điều đó tạo nên một khu công nghiệp năng động nhưng đó là trong trường hợp lập quy hoạch tốt. Tuy nhiên công tác quy hoạch ở cấp địa phương nước ta được coi là yếu kém nhất trong hệ thống kế hoạch hóa do vậy việc quy hoạch các KCN đa ngành nghề sẽ để lại những hậu quả không lường trước được. Thái Bình vốn là một tỉnh thuần nông mới bắt đầu đi vào xây dựng các KCN cho nên chưa có kinh nghiệm quy hoạch tổng thể về mạng lưới các KCN tập trung theo nghị quyết Đại hội lần thứ 16 Đảng bộ tỉnh. Trước đây, việc quy hoạch các KCN Nguyễn Đức Cảnh và Phúc Khánh từ năm 2001 chưa dự báo được sự phát triển của Thành phố Thái Bình cho nên hiện nay hai KCN này nằm trọn trong trung tâm thành phố. Trong các khu công nghiệp lại chưa quy hoạch được các ngành nghề khác nhau cho phù hợp, việc quy hoạch thiếu đồng bộ với quy hoạch hạ tầng ngoài KCN (về điện, nước, giao thông, hệ thống thoát nước thải…) làm cho việc xử lý chất thải của

các khu công nghiệp không thực hiện triệt để dẫn đến tình trạng ô nhiễm trong các KCN và ô nhiễm các khu dân cư của thành phố xung quanh các KCN.

Hầu hết các KCN ở Thái Bình đều không có hệ thống xử lý xả thải đạt tiêu chuẩn. Khi quy hoạch các nhà quản lý đã không tính đến việc dành chỗ để xây dựng hệ thống xả thải và đến khi các doanh nghiệp đầu tư vào họ lại không chú ý đến việc bảo vệ môi trường, không có công trình xử lý nước thải sơ bộ nào trước khi thải vào hệ thống chung của khu công nghiệp. Do quy hoạch các ngành nghề khác nhau nên các loại rác thải cũng khác nhau dẫn đến việc xả thải chung gây nên sự tắc nghẽn và ô nhiễm.

Để xảy ra tình trạng này sẽ làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư khi họ đến xem và khảo sát tình hình trước khi ra quyết định đầu tư.

2.2.4 Công tác giải phóng mặt bằng còn chậm trễ

Việc giải ngân vốn đầu tư ở Thái Bình còn chậm tiến độ nhiều bởi lý do nhưng lý do mang tính chủ đạo nhất vẫn là do công tác giải phóng mặt bằng còn chậm trễ. Khi một số dự án được phê duyệt, nguồn vốn cho dự án đã sẵn sàng mà công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa thực hiện xong thì dự án không thể triển khai được, do đó tiến độ của dự án chậm lại, làm tăng chi phí cho dự án, lỡ cơ hội của chủ đầu tư và từ đó có thể làm mất đi niềm tin của chủ đầu tư vào chủ trương và chính sách ưu đãi của tỉnh…

Nhiều công trình thì công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, hội đồng giải phóng mặt bằng ở các huyện còn yếu về chuyên môn, về đo đạc, kiểm điểm, tính toán xây dựng phương án, dự toán đền bù giải phóng mặt bằng ở một số dự án còn chậm trễ.

Một nguyên nhân khác làm cho việc giải phóng mặt bằng không kịp tiến độ đó là người dân không chấp thuận phương án đền bù của tỉnh, do không thỏa đáng về mặt kinh tế hoặc các chính sách của tỉnh khi đến tai người dân bị bóp méo tinh thần chung do đó họ không đồng ý chuyển đi. Đồng thời

trong quá trình giải phóng mặt bằng ở tỉnh còn nhiều bất cập dẫn đến việc lợi dụng cơ hội đê trục lợi của các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này dẫn đến việc người dân không tham gia hưởng ứng quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh do đó việc giải phóng mặt bằng không thực hiện được khiến cho việc giải ngân vốn đầu tư không đúng tiến độ

Một phần của tài liệu một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút fdi vào các kcn ở tỉnh thái bình giai đoạn (Trang 45)