Tình hình giải ngân vốn FDI vào các dự án tại các KCN ở Thái Bình

Một phần của tài liệu một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút fdi vào các kcn ở tỉnh thái bình giai đoạn (Trang 38)

II. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN Ở THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2002 –

3.Tình hình giải ngân vốn FDI vào các dự án tại các KCN ở Thái Bình

USD, xét theo từng năm thì quy mô các dự án cũng tăng theo thời gian mặc dù quy mô dự án phụ thuộc vào nhà đầu tư và lĩnh vực đầu tư (như quy mô dự án FDI năm 2005 nhỏ bởi dự án đăng ký vào năm đó đầu tư vào lĩnh vực may mặc). Năm 2004 và năm 2008 là hai năm thu hút được các dự án FDI có quy mô đăng ký đáng kể (trên 8 triệu USD/1 dự án).

3. Tình hình giải ngân vốn FDI vào các dự án tại các KCN ở Thái Bình Bình

Tình hình giải ngân vốn đầu tư được xem xét trên nhiều khía cạnh nhưng chủ yếu vẫn là dựa trên tiến độ thực hiện và tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký. Do vậy việc trước tiên muốn đánh giá được điều đó phải tổng hợp được tiến độ thực hiện các dự án FDI ở các KCN tại Thái Bình

Bảng 2.7: Bảng tổng hợp tiến độ sản xuất các dự án FDI vào các KCN tỉnh Thái Bình (2002-2008) phân theo năm đăng ký

Đơn vị: Dự án

Năm Tiến độ thực hiện

Đã và đang sản xuất Chuẩn bị sản xuất Đang xây dựng Chưa xây dựng Tổng 2002 1 - - - 1 2003 1 - - - 1 2004 4 - 1 - 5 2005 2 - - - 2 2006 2 - - - 2 2007 3 4 5 - 12 2008 1 3 5 3 12 Tổng 14 7 11 3 35

Trong 35 dự án FDI đầu tư vào Thái Bình từ năm 2002 thì có 14 dự án đã và đang đi vào sản xuất, 7 dự án đã xây dựng xong và chuẩn bị để tiến hành sản xuất, 11 dự án đang trong quá trình xây dựng và số dự án còn lại chưa xây dựng, các dự án này đều là dự án cấp mới của năm 2008 do vậy nên chưa được triển khai.

Các dự án từ năm 2006 trở về trước hầu hết đã hoàn thành đúng tiến độ, duy chỉ có một dự án của năm 2004 là dự án cơ sở hạ tầng của Trung tâm dịch vụ thương mại Đài Loan, đến nay vẫn đang trong tình trạng xây dựng dở dang, mặc dù quy mô dự án không lớn (4.994.506 USD). Cùng với 3 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2007 đến nay chưa có động tĩnh gì, nếu xét về tiến độ thì các dự án này đã bị chậm, các cấp quản lý cần phải có biện pháp đôn đốc việc triển khai hoặc kiểm tra lại năng lực tài chính của các dự án này để có những điều chỉnh phù hợp.

Để đánh giá được thực trạng giải ngân vốn đầu tư ngoài việc xem xét tiến độ thực hiện còn phải kiểm tra số vốn thực hiện đến thời điểm hiện tại, chúng ta có thể sử dụng Bảng 2.6 ở trên để quan sát. Tổng số vốn thực hiện của 35 dự án chỉ đạt con số khiêm tốn là 80.780.370 chỉ bằng 35,43% số vốn đăng ký do hầu hết các dự án đã đi vào sản xuất đều giải ngân vốn ít hơn rất nhiều so với số vốn đăng ký, chưa kể các dự án đang xây dựng và chưa xây dựng. Năm 2007 số vốn giải ngân chỉ quá một phần ba số vốn đăng ký. Năm 2008 chỉ sử dụng được 11,21% vốn đăng ký do năm này đều bao gồm các dự án cấp mới đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và chuẩn bị xây dựng. Tuy nhiên đó không phải là lý do chính giải thích cho sự hạn chế trong vốn sử dụng của năm 2008, bởi còn một lý do khác xuất hiện từ phía ngoài. Tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến vốn giải ngân của các dự án FDI, vấn đề này sẽ được phân tích sâu hơn trong chương tiếp theo.

Như vậy qua việc phân tích trên đã cho thấy thực trạng vốn FDI ở các KCN tại Thái Bình giải ngân chưa đạt yêu cầu do vốn giải ngân ít và tiến độ thực hiện chậm

Một phần của tài liệu một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường thu hút fdi vào các kcn ở tỉnh thái bình giai đoạn (Trang 38)