Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại các phòng ban chuyên môn thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (Trang 78)

Một là, công tác lập kế hoạch nhân lực còn yếu. Đài chƣa lập kế hoạch nhân lực rõ ràng, xác định nhu cầu về nhân lực để đáp ứng yêu cầu thực tế cho từng giai đoạn phát triển, đảm bảo cho số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu phù hợp với yêu cầu thực tế trong từng giai đoạn phát triển.

Hai là, nhân lực các ngành quản trị, kỹ thuật, quay phim... của Đài còn thiếu so với yêu cầu thực tế là do Đài không đƣợc chủ động cân đối nhu cầu nhân lực để tuyển dụng; bổ sung theo kiểu chắp vá, thiếu đâu bổ sung đấy chƣa đƣợc chú trọng nhiều nhƣ đội ngũ phóng viên.

Ba là, Đài chƣa thực hiện phân tích công việc, chƣa có bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc nên tiêu chuẩn tuyển dụng ghi trong quy chế tuyển dụng rất chung chung làm cho trong quá trình tuyển dụng rất khó có thể sàng lọc ứng viên nhằm tuyển chọn đƣợc những ngƣời tài, ngƣời giỏi cho Đài.

Bốn là, Đài chƣa xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn chức danh cho từng vị trí. Do đó việc bố trí, sử dụng nguồn nhân lực còn thực hiện có phần chủ quan và cảm tính.

viên, biên tập viên, kỹ sƣ và kỹ thuật viên ngành truyền hình trong những năm qua hoàn toàn phụ thuộc vào các trƣờng thuộc hệ thống đào tạo Quốc gia. Hiện Việt Nam chƣa có trƣờng đại học chuyên ngành truyền hình mà chỉ có Trƣờng cao đẳng truyền hình trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam và Trƣờng Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I. Các trƣờng trang bị kiến thức cơ bản về truyền hình, tuy nhiên khi đƣợc nhận vào Đài làm việc, đều phải đào tạo lại.

2.3.3. Những vấn đề đặt ra cho sự phát triển nguồn nhân lực tại các phòng ban chuyên môn thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội

2.3.3.1. Đổi mới công tác tuyển dụng:

Trong những năm qua Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội đã thực hiện công tác tuyển dụng thông qua việc tổ chức các kỳ thi sát hạch. Nhìn chung, thông qua các kỳ thi sát hạch, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội đã tuyển dụng đƣợc một đội ngũ nhân lực trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời là đội ngũ lao động kế cận trong tƣơng lai.

Công tác tuyển dụng của Đài những năm qua là cơ bản đã đảm bảo nguyên tắc công khai (thông báo tuyển dụng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng).

Với chủ trƣơng công tác tuyển dụng phải đƣợc tiến hành quy củ, đồng bộ và tập trung về đầu mối tuyển dụng là Phòng Tổ chức cán bộ, Đài đã xây dựng quy chế tuyển dụng lao động. Trong đó, phân công trách nhiệm và quyền hạn tuyển lao động, đồng thời quy định thủ tục, trình tự tuyển dụng, tiếp nhận lao động vào làm việc. Tuy nhiên, Đài cần nghiên cứu xây dựng để đƣa ra những phƣơng pháp tuyển dụng hợp lý hơn nhằm tuyển dụng đƣợc những ngƣời có tài có đức phù hợp với năng lực chuyên môn để đảm bảo công tác tuyển dụng minh bạch những đạt hiệu quả.

2.3.3.2. Nâng cao hiệu quả trong công tác bố trí và sử dụng nhân lực

Nhìn chung Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội trong những năm qua đã bố trí và sử dụng nhân lực đảm nhận các nhiệm vụ phù hợp với trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo cũng nhƣ năng lực, sở trƣờng của từng ngƣời.

đội ngũ Phóng viên, biên tập viên đều tốt nghiệp ngành báo chí, Kỹ thuật viên có trình độ đƣợc bố trí đúng với chuyên ngành đào tạo để phát huy tối đa kiến thức phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền. Xây dựng tốt các quan hệ nhân sự giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động

Luân chuyển cán bộ, điều chuyển cán bộ kịp thời, hợp lý nhằm kích thích khả năng làm việc sáng tạo, linh hoạt phù hợp với trình độ, năng lực của cán bộ. Bên cạnh đó Đài cũng tiến hành đề bạt, bổ nhiệm những cán bộ thực sự có năng lực sang đảm nhiệm một vị trí công tác cao hơn, trách nhiệm cao hơn và chế độ đãi ngộ cũng đƣợc thỏa đáng hơn để giữ đƣợc những cán bộ có tài năng, giữ vững đƣợc tính trung thành với cơ quan, giảm bớt sự biến động về nhân lực, tinh giản cán bộ và ngày càng hoàn thiện hơn chất lƣợng đội ngũ cán bộ.

2.3.3.3. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng bộ

Công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dƣỡng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của Đài. Việc đào tạo, bồi dƣỡng một cách thƣờng xuyên, liên tục sẽ củng cố và trang bị những kiến thức cơ bản, những kiến thức mới và kỹ năng làm việc, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Quy trình triển khai đào tạo bồi dƣỡng phải đƣợc Xác định dựa vào nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của đơn vị, tuy nhiên, để công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dƣỡng đạt hiệu quả cao cần xây dựng Bộ phận phụ trách đào tạo thuộc Phòng Tổ chức Cán bộ ngày càng chính quy và chuyên nghiệp. Hiện nay công tác đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ đi học tập ở nƣớc còn hàn chế, chƣa đáp ứng đƣợc với nhu cầu thực tế của. Cần tăng cƣờng hơn nữa

2.3.3.4. Nâng cao hiệu quả trong công tác đánh giá và bổ nhiệm lại cán bộ

Công tác đánh giá, bổ nhiệm lại phải đƣợc tiến hành công khai, dân chủ và theo một quy trình chặt chẽ theo hƣớng dẫn của Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ và Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội; việc bổ nhiệm cán bộ chủ chốt cấp phòng, ban luôn nhận đƣợc sự quan tâm, phối hợp của cấp uỷ và chính quyền, nên những cán bộ đƣợc bổ nhiệm và bổ nhiệm lại đã thể hiện là ngƣời có năng lực, có đạo đức và có chuyên

môn sâu tránh tình trạng trì trệ, đƣợc bổ nhiệm rồi không còn sáng tạo, vô trách nhiệm với công việc.

2.3.3.5. Xây dựng cơ chế đãi ngộ, thưởng, phạt dân chủ minh bạch

Tiền lƣơng là một phần thu nhập chủ yếu giúp cho cán bộ viên chức duy trì và nâng cao mức sống của họ và gia đình, giúp cho họ có thể hoà đồng với trình độ văn minh trong xã hội. Tiền lƣơng có thể là sự đánh giá đúng sức lao động và công lao mà ngƣời lao động đã cống hiến. Vì vậy, vấn đề trả lƣơng phải thực hiện theo đúng quy định, đúng với sức lao động mà họ đã bỏ ra, đồng thời khuyến khích ngƣời lao động bằng hình thức khen thƣởng giúp ngƣời lao động hăng say với công việc hơn. Tuy vậy, việc khen thƣởng cho những tập thể cá nhân tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ và chế tài sử phạt những cá tập thẻ cá nhân vi phạm kỹ luật đóng một vai trò hết sức quan trong trong sự phát triển của Đài, nó không chỉ mà còn là động lực phấn đấu cho mọi ngƣời trong tổ chức. Xây dựng quy chế thƣởng – phạt dân chủ, minh bạch.

Kết luận chương 2

Chƣơng 2 của Luận văn đã trình bày về quá trình hình thành và phát triển Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của Đài để làm rõ tính phức tạp của hoạt động Đài về mặt cơ cấu tổ chức cũng nhƣ về chuyên môn nghiệp vụ. Bằng những số liệu cụ thể thu thập đƣợc, tác giả đã phân loại, sắp xếp, phân tích làm rõ thực trạng nguồn nhân lực các phong ban chuyên môn của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội so với yêu cầu hiện tại và trong tƣơng lai gần. Chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu của nguồn nhân lực các phong ban chuyên môn từ cách nhìn tổng thể đến việc đi sâu vào từng lĩnh vực công tác quan trọng của Đài. Trên cơ sở đó, chƣơng 2 của Luận văn đã rút ra những đánh giá quan trọng làm cơ sở để nghiên cứu và đƣa ra những giải pháp phát triển nguồn nhân lực các phong ban chuyên môn của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội trong những năm tới.

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC PHÒNG BAN CHUYÊN MÔN THUỘC ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI

GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN 2020

3.1. Định hƣớng mục tiêu thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực các phòng ban chuyên môn của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

3.1.1. Định hướng và quy hoạch phát triển của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Quan điểm tổng quát phát triển hệ thống phát thanh - truyền hình Thủ đô đến năm 2020 và định hướng 2030 được xác định bao gồm các nội dung sau:

- Phát triển hệ thống phát thanh - truyền hình Thủ đô phù hợp với chiến lƣợc phát triển thông tin quốc gia, chiến lƣợc và quy hoạch của Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát triển hệ thống phát thanh-truyền hình Thủ đô gắn kết với chiến lƣợc và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô đến năm 2020 tầm nhìn 2030, quy hoạch phát triển Vùng Thủ đô, Vùng đồng bằng Sông Hồng và cả nƣớc.

- Tăng cƣờng nguồn lực đầu tƣ và đảm bảo hiệu quả để hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ nhằm phát triển nhanh ngành phát thanh – truyền hình Thủ đô theo hƣớng hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. - Đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, không ngừng nâng cao chất lƣợng, nội dung, chƣơng trình phát sóng; phát triển nhanh hệ thống phát triển dịch vụ phát thanh – truyền hình. Tranh thủ sự hỗ trợ của hệ thống phát thanh –truyền hình trung ƣơng, sự liên kết với các ngành phát thanh – truyền hình các địa phƣơng trong cả nƣớc.

* Mục tiêu tổng quát phát triển hệ thống phát thanh-truyền hình Thủ đô giai đoạn đến năm 2020:

Xây dựng Đài phát thanh – truyền hình Hà Nội theo hƣớng hiện đại, xứng tầm vai trò, vị thế của Thủ đô. Phát triển hệ thống phát thanh – truyền hình theo mô hình tổ hợp truyền thông (truyền hình – phát thanh, báo điện tử, báo viết) với trình độ tƣơng đƣơng các nƣớc trong khu vực. Thực hiện tốt chức năng thông tin, tuyên truyền – giáo dục, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thông tin, thƣởng thức, giải trí của nhân dân Thủ đô và các địa phƣơng vùng lân cận, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH – HĐH Thủ đô, hợp tác vùng và hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của Thủ đô ở khu vực và quốc tế, xứng đáng là “Thủ đô anh hùng”, “Thành phố vì hòa bình”.

* Nhiệm vụ trọng tâm, các chỉ tiêu phát triển giai đoạn 2011 – 2015:

- Củng cố phát triển hệ thống phát thanh từ thành phố đến cơ sở . Hoàn thiện mô hình đài phát thanh các huyện ngọai thành đáp ứng yêu cầu đô thị hóa nhanh của thành phố.

- Thực hiện đề án mở thêm 1 kênh phát sóng truyền hình thể thao – giải trí tách từ chƣơng trình khoa giáo – giải trí, kênh tổng hợp tiếp tục phát sóng 18,5 giờ/ngày. Đến năm 2015, nhân sự đƣợc dự kiến là 700 ngƣời.

- Tăng cƣờng hoạt động của Trung tâm dịch vụ tổng hợp và quảng cáo. Doanh thu từ hoạt động quảng cáo và các dịch vụ khác tăng trƣởng bình quân 12- 15%/năm, đến năm 2015 đạt 500 tỷ.

* Nhiệm vụ trọng tâm, các chỉ tiêu phát triển giai đoạn phát triển 2016-2020:

- Đầu tƣ phát triển truyền hình số mặt đất. Phát triển mạnh truyền hình đối ngoại qua kênh vệ tinh. Phát triển các hoạt động dịch vụ gia tăng trên mạng tốc độ tăng trƣởng bình quân 15%/năm; doanh thu từ hoạt động quảng cáo và các dịch vụ khác đạt khoảng 1.000 tỷ đồng.

- Hoàn thành các công trình về đầu tƣ xây dựng cơ bản; (hoàn thành các dự án: trụ sở hãng phim; Trung tâm quảng cáo và dịch vụ tổng hợp; khu thể thao và

dịch vụ phúc lợi; trung tâm đào tạo). Tiếp tục thực hiện dự án 8,2 ha; đồng thời từng bƣớc nghiên cứu thay thế các trang thiết bị số bằng các trang thiết bị hậu số hóa. - Tăng cƣờng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với hoàn thiện bộ máy tổ chức. Nhân sự của Đài đến năm 2020 dự kiến là 800 ngƣời.

* Tầm nhìn chiến lược phát triển hệ thống phát thanh – truyền hình Thủ đô đến năm 2030:

- Hệ thống phát thanh và truyền hình Thủ đô thực sự là một trung tâm phát thanh – truyền hình cho khu vực đồng bằng Sông Hồng, Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, đƣợc quy hoạch và phát triển với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại ngang tầm với Thủ đô các nƣớc trong khu vực. Thời lƣợng phát sóng phát thanh – truyền hình đƣợc tăng lên 24h/ngày; đảm bảo tự sản xuất các chƣơng trình 50% và trao đổi chƣơng trình 50%; nội dung phát sóng sẽ phong phú hơn, lƣợng thông tin đa chiều hơn, chất lƣợng truyền thanh, phát thanh đảm bảo đủ tiêu chuẩn quốc tế, phạm vi phủ sóng của Đài phát thanh Hà Nội sẽ đến khắp mọi miền cả nƣớc. Vai trò của phát thanh – truyền hình Hà Nội ngày càng tăng; quan hệ của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội với Đài trung ƣơng và các Đài địa phƣơng trong cả nƣớc đƣợc gắn kết chặt chẽ; quan hệ quốc tế với các Đài trong khối ASEAN, khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng và các nơi khác đƣợc mở rộng và tăng cƣờng.

- Phát thanh – Truyền Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình tập đoàn báo chí vừa thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ chính trị vừa đảm bảo đủ sức hợp tác, cạnh tranh với các tập đoàn phát thanh – truyền hình trong cả nƣớc và khu vực.

Quy hoạch định hướng nội dung chương trình giai đoạn 2010 – 2020:

Từ 2010, tổ chức sản xuất phim truyện với các nội dung phản ánh đậm nét văn hóa, lịch sử Hà Nội và đồng bằng bắc bộ, đi sâu vào các chủ đề về đời sống kinh tế - xã hội của vùng, phù hợp với thị hiếu khán giả của Đài.

Từ 2010, thành lập chƣơng trình Vùng Thủ đô, với các nội dung phản ánh về đời sống kinh tế - xã hội vùng, các chƣơng trình giới thiệu tiềm năng phát triển vùng nhƣ: du lịch, văn hóa, các chƣơng trình về hợp tác vùng…phát sóng trên phát

thanh và truyền hình. Nghiên cứu xây dựng đề án thành lập chƣơng trình phát sóng Vùng đồng bằng Sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Từ 2010, sản xuất các chƣơng trình bằng tiếng nƣớc ngoài (Anh, Pháp, Trung…)nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế, cung cấp các thông tin của Thủ đô Hà Nội đến thế giới.

Sản xuất các chƣơng trình chất lƣợng cao, nội dung hấp dẫn liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội Thủ đô và Vùng Thủ đô mang tầm cỡ thế giới để sử dụng và có thể cung cấp cho các đài trong nƣớc và quốc tế có nhu cầu.

Quy hoạch định hướng sản xuất chương trình:

Về cơ bản sử dụng công nghệ số phi tuyến tính trong sản xuất, đặc biệt là đối với truyền hình, phấn đấu 100% chƣơng trình đƣợc sản xuất bằng công nghệ số phi tuyến tính.

Tăng cƣờng đầu tƣ thêm các chảo thu vệ tinh, năng tổng số lên 8-10 chảo để thu các chƣơng trình thời sự và thể thao, phục vụ phát triển kênh 3.

Tăng dần tỷ lệ sản xuất trực tiếp trong phát thanh và truyền hình trong các chƣơng trình thời sự. Từng bƣớc nghiên cứu công nghệ truyền hình tiêu chuẩn cao HDTV

Quy hoạch định hướng truyền dẫn và phát sóng:

- Nâng cấp hệ thống truyền dẫn – tổng khống chế cho kênh 6 VHF, đáp ứng nhu cầu thực tế, từng bƣớc tiếp cận và chuyển đổi sang công nghệ truyền dẫn phi tuyến tính (on – air).

- Tăng cƣờng công nghệ truyền dẫn, đặc biệt chú trọng tới việc sử dụng các

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại các phòng ban chuyên môn thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (Trang 78)