Quá trình hình thành và phát triển của Đài Phát thanh –Truyền hình Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại các phòng ban chuyên môn thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (Trang 49)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội hình Hà Nội

Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội là cơ quan truyền thông báo chí trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Đài đƣợc thành lập ngày 14 tháng 10 năm 1954, sau ngày Hà Nội đƣợc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản, khi đó chỉ có chức năng phát thanh.

Ngày 01/01/1979, trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, chương trình truyền hình Hà Nội đầu tiên có độ dài 45 phút mang tên “ Hà Nội mùa xuân 79” đã ra mắt khán giả Thủ Đô. Buổi đầu, chƣơng trình truyền hình đƣợc phát mỗi tháng 1 lần vào chủ nhật tuần đầu của tháng, sau tăng lên mỗi tuần một chƣơng trình vào tối thứ ba rồi đến 2 ngày đóng góp một chùm tin 5 phút cho chƣơng trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam.

Ngày 25-8-1989, UBND Thành phố ra quyết định đổi tên Đài Phát thanh Hà Nội thành Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, chính thức ghi nhận Đài là tờ báo nói và tờ báo hình của Thành phố. Hệ thống Phát thanh- Truyền hình Hà Nội phát sóng liên tục trên 18,5 giờ/ngày với trên 100 chuyên đề, chuyên mục. Các chuyên đề, chuyên mục của Đài luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của thành phố, phản ánh đầy đủ các hoạt động, sự kiện đang diễn ra tại Thủ Đô và một số tỉnh đồng bằng bắc bộ. Nhiều chuyên đề, chuyên mục đã gắn bó với ngƣời dân Thủ Đô và các tỉnh phía bắc và thật sự trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đƣợc của nhiều khán giả, thính giả gắn bó với Đài Hà Nội.

Ngoài hai lĩnh vực chính là phát thanh và truyền hình, đài còn thành lập mạng Truyền hình cáp Hà Nội (HCaTV), báo điện tử Hà Nội và Tạp chí Truyền hình Hà Nội.

Mạng truyền hình cáp Hà Nội (HCaTV) chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2002. Hai đơn vị trực tiếp tham gia tổ chức thực hiện các chƣơng trình truyền hình và phát triển mạng truyền hình cáp là Ban biên tập chƣơng trình truyền hình cáp và Công ty dịch vụ truyền thanh truyền hình Hà Nội.

Báo điện tử Hà Nội đƣợc thành lập ngày 14/10/2002. Hiện nay, báo truyền trực tuyến 18h30’/ngày kênh phát thanh FM 90 MH và kênh 6 kênh truyền hình của Đài trên trang web.

Tạp chí truyền hình Hà Nội chính thức phát hành từ tháng 5/2005 theo giấy phép số 29/GP - BVHTT của Bộ văn hóa thông tin. Tạp chí là cầu nối giữa bạn xem truyền hình với các chƣơng trình phát sóng của Đài.

Ngày 01/8/2008, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội và Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Tây hợp nhất thành Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội. Nhƣ vậy, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội hiện có :

- 2 kênh truyền hình quảng bá (H1 và H2) với thời lƣợng 18 giờ 30’/ngày; - 1 kênh truyền hình cáp (HCaTV)

- 2 kênh phát thanh: 1 kênh FM 18 giờ 30’/ngày và 1 kênh phát thanh FM 2 giờ/ngày;

- 1 trang báo điện tử; 1 tạp chí truyền hình và 1 mạng truyền hình cáp;

Từ một đài truyền thanh lúc đầu chủ yếu làm nhiệm vụ thông tin và tuyên truyền chính sách, đến nay, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội đã trở thành một cơ quan báo chí tổng hợp với các loại hình báo chí phát thanh, truyền hình, báo điện tử - truyền hình internet, truyền hình cáp và tạp chí truyền hình.

Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đã phát triển vƣợt bậc và trở thành một trong những đơn vị hàng đầu của hệ thống Phát thanh - Truyền hình cả nƣớc, luôn xứng đáng với lòng tin yêu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô.

2.1.2. Vị trí chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội.

* Vị trí, chức năng:

- Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, có tƣ các pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự lãnh đạo của Thành ủy, sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố, đồng thời chịu sự hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Thông

tin và Truyền thông, sự chỉ đạo định hƣớng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Trung ƣơng.

- Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, Chính quyền thành phố, đồng thời là tiếng nói của nhân dân Thủ đô.

* Nhiệm vụ và quyền hạn:

- Hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đài theo yêu cầu của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố.

- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc quy định cho các loại hình báo chí theo quy định của Luật Báo chí.

- Duy trì, phát triển và quản lý đội ngũ cán bộ, viên chức và ngƣời lao động nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc giao; quản lý cơ sở vật chất, tài sản của Đài theo quy định của Nhà nƣớc.

- Tạo nguồn thu để xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật tiên tiến đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và cải thiện đời sống cán bộ, viên chức, ngƣời lao động của Đài.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội

- Ban Tổng giám đốc gồm có:

+ 01 Tổng giám đốc – Tổng biên tập

+ 03 Phó tổng giám đốc – Phó tổng biên tập + 02 Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật

- Các phòng, ban chuyên môn đƣợc chia làm 3 khối:

+ Khối kỹ thuật + Khối biên tập + Khối quản lý

* Chức năng nhiệm vụ của Ban Tổng giám đốc:

Là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, trƣớc cấp trên về quản lý phát triển sự nghiệp phát thanh – truyền hình của thành phố và toàn bộ hoạt động của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, có các nhiệm vụ: căn cứ vào đƣờng lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc và chủ trƣơng biện pháp chỉ đạo của Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định: về kế hoạch chung, về định hƣớng biên tập và đầu tƣ trang thiết bị kỹ thuật, về chỉ đạo thực hiện nội dung biên tập và ra thêm hay sắp xếp lại các chuyên đề, chuyên mục, chƣơng trình, mở rộng thời lƣợng phát sóng phát thanh, truyền hình của Đài; Quyết định về quy hoạch bồi dƣỡng đào tạo, tiếp nhận khen thƣởng, kỷ luật, đề bạt cán bộ công nhân viên theo quy định của Thành phố, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển của Đài; Là chủ tài khoản quản lý và quyết định việc sử dụng đúng nguyên tắc nguồn thu chi đƣợc trích từ nguồn dịch vụ phục vụ cho hoạt động thƣờng xuyên và đầu tƣ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật lâu dài cho Đài; Tổ chức chỉ đạo duy trì phát huy hiệu quả hệ thống phát thanh, truyền thanh của các Đài huyện và cơ sở phƣờng, xã, thị trấn, đáp ứng yêu cầu thông tin tuyên truyền giáo dục của Đảng, Nhà nƣớc và Thành phố, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân; Chăm lo xây dựng mối quan hệ tốt với các ngành của Trung ƣơng Thành phố và các Đài bạn trong nƣớc, ngoài nƣớc, các tổ chức quốc tế để phát triển sự nghiệp của Đài.

- Phó Tổng Giám đốc – Phó tổng biên tập thường trực

Là ngƣời giúp việc cho Tổng Giám đốc và đƣợc Tổng Giám đốc ủy Quyền thay mặt Tổng Giám đốc trực tiếp điều hành giải quyết các công việc chung hàng ngày của Đài khi Tổng Giám đốcđi công tác theo định hƣớng đã đƣợc xác định với các nhiệm vụ chính: Theo dõi quản lý việc biên tập theo đúng đƣờng lối quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc, Thành phố và định hƣớng của tổng biên tập; làm phó chủ tài khoản chịu trách nhiệm trƣớc chủ tài khoản xem xét giải quyết việc thu chi hàng ngày của Đài và ký các hợp đồng quảng cáo, hợp đồng sản xuất chƣơng trình làm phim đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính, chế độ chính sách Nhà nƣớc và quy định của Đài đã ban hành; Thƣờng trực giải quyết các công việc hàng ngày có tính chất

thời sự của Đài. Trong quá trình giải quyết công việc có gì khúc mắc mới phát sinh, hoặc vƣợt quyền hạn cần báo cáo với Tổng giám đốc để xem xét giải quyết.

- Phó Tổng giám đốc – Phó tổng biên tập

Là ngƣời giúp việc Tổng giám đốc – Tổng biên tập về việc tổ chức quản lý biên tập nội dung chƣơng trình phát thanh, truyền hình của Đài.

Nhiệm vụ của phó tổng biên tập: căn cứ vào đƣờng lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, chỉ thị, nghị quyết của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố và định hƣớng cụ thể của tổng biên tập quản lý điều hành việc biên tập xây dựng chƣơng trình đảm bảo tốt nội dung phát trên sóng phát thanh – truyền hình thƣờng xuyên của Đài; Thông qua việc điều hành, rút kinh nghiệm, đề xuất với tổng biên tập về kế hoạch cải tiến nâng cao chất lƣợng nội dung chƣơng trình phát thanh, truyền hình thƣờng xuyên của Đài; Thông qua việc điều hành, rút kinh nghiệm, đề xuất với tổng biên tập về kế hoạch cải tiến nâng cao chất lƣợng nội dung chƣơng trình phát thanh – truyền hình của Đài; có trách nhiệm nghiên cứu, vận dụng thực hiện chế độ nhuận bút tin, bài và định mức đối với từng loại lao động trong khối biên tập của Đài; theo dõi chỉ đạo công việc biên tập hàng ngày của ban chƣơng trình, ban thời sự, ban đối ngoại, ban văn nghệ là những bộ phận có tính chất tổng hợp và tác chiến hàng ngày; phụ trách việc chăm lo bồi dƣỡng đào tạo nghiệp vụ cho phóng viên, biên tập viên của Đài.

- Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật

Là ngƣời giúp việc cho Tổng giám đốc, tổ chức quản lý điều hành về mặt kỹ thuật sản xuất, truyền dẫn phát sóng chƣơng trình Phát thanh – Truyền hình của Đài và có các nhiệm vụ: bám sát tình hình phát triển về khoa học kỹ thuật thông tin của thế giới và hoàn cảnh cụ thể của Đài, kịp thời đề xuất với Tổng giám đốc các phƣơng án trang bị hoặc bổ sung đổi mới kỹ thuật của Đài; Có trách nhiệm kiểm tra giám sát các dây truyền sản xuất, truyền dẫn phát sóng các chƣơng trình Phát thanh – Truyền hình luôn thông suốt an toàn và không ngừng cải tiến nâng cao chất lƣợng hình và âm thanh của Đài; Đi sâu nghiên cứu chế độ làm việc, đề xuất với giám đốc quyết định việc tổ chức lao động và chăm lo giải quyết chế độ chính sách hợp lý

đối với cán bộ và kỹ thuật viên trong khối kỹ thuật; Thƣờng xuyên chăm lo tổ chức quản lý bảo dƣỡng và sửa chữa kịp thời các thiết bị Phát thanh – Truyền hình đã đƣợc trang bị, bảo đảm cho các dây chuyền sản xuất chƣơng trình hoạt động liên tục; Có trách nhiệm tiếp tục chăm lo bồi dƣỡng xây dựng đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên có trình độ và năng lực công tác đủ bảo đảm cho các khâu kỹ thuật của Đài Hà Nội ngang tầm với trình độ chung.

* Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Khối quản lý:

Đối với lãnh đạo trƣởng, phó phòng quản lý cần phải chủ động làm tham mƣu cho Tổng giám đốc trong việc thu chi tài chính, trang bị, quản lý kỹ thuật thực hiện đúng chính sách chế độ cho cán bộ và ngƣời lao động đồng thời thực hiện nghiêm túc những quyết định của giám đốc bảo đảm mọi hoạt động hàng ngày thông suốt, kịp thời có hiệu quả và phát triển tốt sự nghiệp của Đài; Chủ động kịp thời giải quyết những khó khăn cho các bộ phận trong Đài và cán bộ công nhân viên chức trong phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần bảo đảm sự đoàn kết thông cảm và chăm lo đời sống tinh thần vật chất của cán bộ công nhân viên trong phòng và toàn Đài, tạo dựng và giữ gìn bộ mặt cũng nhƣ mối quan hệ đối ngoại tốt của Đài.

Với cán bộ công nhân viên chức trƣớc hết phải có lòng tự trọng và cách xử sự văn hoá và tôn trọng giúp đỡ cán bộ phụ trách đề cao ý thức tổ chức kỷ luật. Tận tuỵ đối với trách nhiệm và công việc chung, thực hiện đúng nội quy công tác, quy trình thao tác vận hàng thiết bị hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải có thái độ đúng mực giữ gìn mối quan hệ tốt với các bộ phận và cán bộ công nhân viên trong Đài. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao đạo đức phẩm chất trình độ nghiệp vụ tay nghề đáp ứng mọi tiến bộ kỹ thuật và sự phát triển của Đài.

* Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Khối biên tập:

Đối với trƣởng, phó các ban biên tập cần bám sát đƣờng lối quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc, của Thành phố; Tổ chức quản lý lực lƣợng cộng tác viên, đoàn kết tập hợp quản lý điều hành đội ngũ nhân viên, phóng viên, biên tập viên; trực tiếp biên tập duyệt tin, bài chƣơng trình của ban; Theo dõi đánh giá việc thực hiện

nhiệm vụ kế hoạch biên tập qua tháng, rút kinh nghiệm và vạch ra kế hoạch biên tập cho tháng tiếp theo; Trực tiếp thực hiện chế độ chính sách, chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, bồi dƣỡng trình độ nghiệp vụ, năng lực công tác của nhân viên, phóng viên, biên tập viên trong ban.

Đối với phóng viên, biên tập viên, nhân viên cần bám sát địa bàn, đối tƣợng và công việc đƣợc phân công đảm nhiệm, đảm bảo hoàn thành tốt định mức tin, bài và công việc đƣợc giao. Đoàn kết hợp tác đối với đồng nghiệp vì danh dự và uy tín của Đài, không ngừng góp phần cải tiến, nâng cao chất lƣợng chƣơng trình của Đài. Không ngừng học tập rèn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ và giữ gìn đạo đức phẩm chất của ngƣời làm báo Thủ đô.

* Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Khối kỹ thuật:

Đối với lãnh đạo trƣởng, phó các phòng Kỹ thuật cần nắm vững đƣờng lối quan điểm và những nguyên tắc, quy định của Đảng, Nhà nƣớc, của Thành phố và của Đài, theo sự chỉ đạo của giám đốc có kế hoạch và biện pháp tổ chức, hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của phòng và tham mƣu kịp thời cho lãnh đạo những vấn đề cần thiết để phát triển sự nghiệp của Đài; Giữ mối quan hệ tốt đối với các đơn vị khác trong Đài, với các cơ quan bạn, cơ quan quản lý cấp trên và cấp dƣới của Đài. Đoàn kết, tập hợp, quản lý, giúp đỡ điều hành cán bộ công nhân viên của phòng hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao; Có trách nhiệm quản lý sử dụng tốt kinh phí và cơ sở vật chất của Đài giao; Theo dõi tổng hợp đánh giá kết quả việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch và kịp thời rút kinh nghiệm để tiếp tục làm tốt hơn công việc của phòng; Trực tiếp chăm lo thực hiện chế độ chính sách góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần, bồi dƣỡng trình độ nghiệp vụ, năng lực của cán bộ, kỹ thuật viên trong phòng.

Đối với kỹ sƣ, kỹ thuật viên cần chấp hành nghiêm chỉnh nội quy công tác, quy chế quản lý tài liệu, tài sản và vận hành bảo dƣỡng thiết bị máy móc; Đoàn kết hợp tác chặt chẽ với đồng nghiệp và các bộ phận khác trong Đài để hoàn thành đầy đủ có chất lƣợng nhiệm vụ kế hoạch đƣợc giao; Không ngừng học tập văn hoá

nghiệp vụ và rèn luyện về tƣ cách đạo đức, thích ứng với yêu cầu tiến bộ kỹ thuật và sự phát triển của Đài.

2.1.4. Các yếu tố tác động đến công tác phát triển nguồn nhân lực của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội

Cũng nhƣ các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác,

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại các phòng ban chuyên môn thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)