II. SỰ NGHIỆP CNH HĐH ĐẤT NƯỚC TỪ 1986 ĐẾN NAY
b) Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sảnxuất và quan hệ sảnxuất
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, còn quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế của quá trình đó.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau. Đây là yêu cầu tất yếu, phổ biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội. Tương ứng với thực trạng phát triển nhất định của lực lượng sản xuất cũng tất yếu đòi hỏi phải có quan hệ sản xuất phù hợp với thực trạng đó trên cả ba phương diện: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức quản lý và phân phối. Chỉ có như vậy, lực lượng sản xuất mới có thể được duy trì khai thác - sử dụng và không ngừng phát triển. Ngược lại, lực lượng sản xuất của một xã hội chỉ có thể được duy trì, khai thác - sử dụng và phát triển
trong một hình thức kinh tế nhất định, không thể tồn tại lực lượng sản xuất bên ngoài các hình thức kinh tế nhất định.
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn
Trong phạm vi tương đối ổn định của một hình thức kinh tế xác định, lực lượng sản xuất của xã hội được bảo tồn, không ngừng được khai thác - sử dụng và phát triển trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của xã hội. Tính ổn định, phù hợp của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất càng cao thì lực lượng sản xuất càng có khả năng phát triển, nhưng chính sự phát triển của lực lượng sản xuất lại luôn luôn tạo ra khả năng phá vỡ sự thống nhất của nó với hình thức kinh tế hiện thực. Những hình thức kinh tế hiện thực này, từ chỗ là những hình thức phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của các lực lượng sản xuất đã trở thành những hình thức kìm hãm sự phát triển đó, nó đã tạo ra một mâu thuẫn giữa giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, từ đó xuất hiện nhu cầu khách quan phải tái thiết lập mối quan hệ thống nhất giữa chúng theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Khi phân tích sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, C.Mác đã từng chỉ ra rằng: "Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có... trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội"6. Chính nhờ các cuộc cách mạng xã hội mà những quan hệ sản xuất hiện thực của xã hội được thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất hiện thực, tiếp tục phát huy tác dụng tích cực thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất trong một hình thức kinh tế mới.
Như vậy mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa nội dung vật chất, kỹ thuật với hình thức kinh tế của quá trình sản xuất xã hội. Sự vận động của mâu thuẫn này là một quá trình đi từ sự thống nhất đến những khác biệt và đối lập, từ đó làm xuất hiện nhu cầu khách quan phải được giải quyết theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp với thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vận động của mâu thuẫn này cũng tuân theo quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định khiến cho quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội vừa diễn ra với tính chất tiệm tiến, tuần tự lại vừa có tính nhảy vọt với những bước đột biến, kế thừa và vượt qua của nó ở trình độ ngày càng cao hơn.
Đảng CSVN đã vận dụng quy luật này như thế nào vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Như ta đã biết nước ta bước ra từ hai cuộc chiến tranh ác liệt, nền kinh tế sản xuất của ta gần như không có gì, nền sản xuất nhỏ trình độ khoa học kém phát triển, sau khi giành độc lập nước ta chủ trương quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa nhưng không qua tư bản chủ nghĩa, nhưng do trong thời gian đó chúng ta đã có những quan niệm không đúng cho rằng đưa quan hệ sản xuất đi trước để mở đường cho sự phát triển lực lượng sản xuất, thiết lập công hữu sở hữu toàn dân trong khi trình độ sản xuất và quản lý yếu kém dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc nảy sinh không lường trước được. Nhận thức được sai lầm đó, Đảng đã có những thay đổi trong chính sách phát triển đất nước:
1. Hình thành và phát triển kinh tế nhiều thành phần: Chủ trương phát triển quan hệ sản xuất từng bước phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, cho phép phục hồi và phát triển chủ nghĩa tư bản, buôn bán tự do rộng rãi có lợi cho sự phát triển sản xuất, đưa ra phương hướng phát triển nền kinh tế 6Sđd, t. 13, tr. 15.
nhiều thành phần có định hướng xã hội chủ nghĩavới cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước nhằm phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất để xây dựng cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội.
2. Vận dụng quy luật biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Việt Nam với lực lượng lao động dồi dào nhưng công cụ lao động còn khá thô sơ, lạc hậu. Công nghiệp hóa đứng trước những khó khăn cần khắc phục. Bởi vậy công cuộc cải tạo XHCN phải chú ý đến đặc điểm của sự tồn tại khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần. Trong cải tạo quan hệ sản xuất cũ và xây dựng quan hệ sản xuất mới, đại hội VI nhấn mạnh là phải giải quyết đồng bộ ba mặt, xây dựng chế độ sở hữu, chế độ quản lý và chế độ phân phối trong đó nhấn mạnh phân phối theo lao động là hình thức chủ yếu.
Câu 32 :Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng? Sự vận dụng mối quan hệ này trong công cuộc đổi mới ở nước ta?
1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
a) Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành kết cấu kinh tế của một xã hội nhất định. Kết cấu của một cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể, trừ xã hội nguyên thuỷ, bao gồm: quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của một xã hội tương lai. Cơ sở hạ tầng chính là sự tổng hợp của các quan hệ sản xuất ấy, trong đó quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác. Do đó, cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể, bên cạnh những quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống thì quan hệ sản xuất thống trị vẫn là đặc trưng cơ bản của xã hội ấy.
b) Kiến trúc thượng tầnglà toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v. cùng với những thể chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, v.v. được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.Khi xã hội đã phân chia giai cấp thì kiến trúc thượng tầng cũng mang tính giai cấp. Đó chính là cuộc đấu tranh về chính trị - tư tưởng của các giai cấp đối kháng, trong đó nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là sự biểu hiện rõ nét nhất cho chế độ chính trị của một xã hội nhất định.