Vận dụng mối quan hệ này vào việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Tổng hợp 35 câu hỏi đáp án Triết học cao học (Trang 45)

III. TỒN TẠI XÃ HỘI QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC XÃ HỘI VÀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘ

2.Vận dụng mối quan hệ này vào việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở nước ta hiện nay.

tầng ở nước ta hiện nay.

Đảng và nhà nước ta đã nhận thức được bản chất, khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật hiện tượng vào thực tiễn tình hình đất nước. Từ đó đã đề ra những biện pháp cụ thể khác nhau để giải quyết các mối quan hệ đó trên những nguyên tắc nhất định cụ thể:

Việc xây dựng đất nước phải đi từ đầu, từ gốc đến ngọn cả cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng. Việc xây dựng kiến trúc thượng tầng phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn và mỗi bước phát triển kinh tế là góp phần củng cố và hoàn thiện các bộ phận của kiến trúc thượng tầng, đối với kinh tế là góp phần gắn liền với đổi mới chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội, hai kỳ đại hội Đảng đã khẳng định:

- Về cơ sở hạ tầng: Khẳng định sự tồn tại của nhiều phương thức sản xuất, nhiều quan hệ sản xuất trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất theo định hướng XHCN.

Sử dụng các thành phần kinh tế trong sự liên kết chặt chẽ và chủ đạo trong nền kinh tế XHCN theo nguyên tắc bảo đảm phát triển sớm nhất, năng suất, hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời hướng dẫn các thành phần khác đi đúng quỹ đạo của định hướng XHCN. Không được nóng vội, làm trái với quy luật phát triển khách quan của xã hội, từng bước khai hoá nền kinh tế theo định hướng XHCN. Các thành phần đó vừa khác nhau về vai trò, chức năng, tính chất, lại vừa thống nhất với nhau trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, chúng vừa cạnh tranh nhau, vừa liên kết với nhau, bổ

sung cho nhau. Để định hướng XHCN đối với các thành phần kinh tế này, nhà nước phải sử dụng tổng thể các biện pháp kinh tế, hành chính và giáo dục. Trong đó biện pháp kinh tế có vai trò quan trọng nhất nhằm từng bước xã hội hoá nền sản xuất với hình thức và bước đi thích hợp theo hướng: kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển vươn lên giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể dưới hình thức thu hút phần lớn những người sản xuất nhỏ trong các ngành nghề, các hình thức xí nghiệp, công ty cổ phần phát triển mạnh, kinh tế tư nhân và gia đình phát huy được mọi tiềm năng để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở kinh tế hợp lý.

- Về kiến trúc thượng tầng: lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm “kim chỉ nam” cho công cuộc đổi mới cho hoạt động xây dựng hệ thống chính trị XHCN mang bản chất giai cấp công nhân. Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về sự giải phóng con người khỏi chế độ bóc lột. Bởi vậy, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, việc giáo dục truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, là việc làm thường xuyên, liên tục của cuộc cách mạng XHCN trên lĩnh vực kiến trúc thượng tầng. Xây dựng hệ thống chính trị - xã hội XHCN mang bản chất giai cấp công nhân, do Đảng cộng sản lãnh đạo đảm bảo cho nhân dân là người chủ thực sự của xã hội. Toàn bộ xã hội thuộc về nhân dân, dân làm chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền, tăng cường pháp chế XHCN, phát triển, củng cố vững vai trò to lớn của Đảng và Nhà nước đối với toàn bộ xã hội, đặc biệt là chức năng kinh tế của nhà nước. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ghi rõ: "Xây dựng nhà nước XHCN, nhà nước của dân, do dân và vì dân, liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo”. Như vậy, tất cả các tổ chức, bộ máy tạo thành hệ thống chính trị - xã hội không tồn tại như một mục đích tư nhân mà vì phục vụ con người, thực hiện cho được lợi ích và quyền lợi thuộc về nhân dân lao động. Đồng thời, nhà nước cũng đề ra đường lối chính sách để phát huy tính năng động của cơ sở hạ tầng, phát huy mọi khả năng sáng tạo, tính tích cực chủ động của mọi cá nhân, mọi tầng lớp xã hội phục vụ lợi ích của toàn đảng, toàn dân.

Việc đổi mới cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là việc rất phức tạp. Điều quan trọng trước hết là cần sớm hình thành và thống nhất những quan điểm xử lý thiết yếu. Thứ nhất, cần một phương pháp tiếp cận vấn đề 1 cách cụ thể không làm theo cách “cháy đâu chữa đấy”, từ đó tìm ra nguyên nhân chủ yếu của vấn đề để đưa ra những luận chứng có tính khả thi. Thứ hai, cần theo dõi chặt chẽ, khai thác sàng lọc và xử lý các loại tín hiệu của nền kinh tế một cách kịp thời trên cơ sở chủ trương chính sách thích hợp khuyến khích các hoạt động kinh tế lành mạnh. Đồng thời phải xây dựng một cơ chế điều hành kinh tế cho phép thâu lượm đánh giá, xử lý kịp thời mọi tín hiệu kinh tế trong phạm vi cả nước. Thứ 3, hoàn thiện các thủ tục tài chính, tăng cường kỷ cương pháp luật trong điều hành tài chính quốc gia từ trung ương đến từng người sản xuất.

Nắm vững phép biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, vận dụng sáng tạo những chủ chương, đường lối của Đảng là con đường đầy chông gai nhưng tất yếu sẽ dành thắng lợi trong công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Câu 12: Anh ( chị) hãy làm rõ sự khác biệt giữa quan niệm về con người trong triết học Mác với quan niệm về con người trong lịch sử triết học trước Mác và vận dụng các quan điểm về con người trong triết học Mác vào việc phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay.

Sự khác biệt giữa quan niệm về con người trong triết học Mác với quan niệm về con người trong lịch sử triết học trước Mác

Quan điểm con người trong lịch sử triết học trước Mác:

Khi đề cập tới vấn đề con người các nhà triết học đều tự hỏi: thực chất con người là gì và để tìm cách trả lời câu hỏi đó phải giải quyết hàng loạt mâu thuẫn trong chính con người. Khi phân tích các nhà triết học cổ đại coi con người là một tiểu vũ trụ, là một thực thể nhỏ bé trong thế giới rộng lớn, bản chất con người là bản chất vũ trụ. Con người là vật cao quý nhất trong trời đất, là chúa tể của muôn loài, chỉ đứng sau thần linh

Triết học thế kỷ XV-XVIII phát triển quan điểm triết học về con người trên cơ sở khoa học tự nhiên đã khắc phục và bắt đầuphát triển. Chủ nghĩa duy vật máy móc coi con người như một bộ máy vận động theo một quy luật cổ. Các nhà triết học thuộc trường phái duy vật chủ nghĩa một mặt đề cao vai trò sáng tạo của lý tính người, mặt khác coi con người là sản phẩm của tự nhiên và hoàn cảnh.

Các nhà triết học cổ điển Đức, từ Cartow đến Heghen đã phát triển quan điểm triết học về con người theo hướng chủ nghĩa duy tâm. Đặc biệt là Heghen quan điểm con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, là ý thức con người và đời sống con người chỉ được xem xét về mặt tinh thần.

Sau khi đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm Heghen, Phoiơbắc đã phê phán tính siêu tự nhiên, phi thể xác trong quan niệm triết học Heghen, ông quan niệm con người là sản phẩm của tự nhiên, có bản năng tự nhiên, là con người sinh học trực quan, phụ thuộc vào hoàn cảnh.

Quan niệm về con người trong triết học Mác

Phê phán một cách có luận cứ khoa học và trên tinh thần cách mạng quan điểm duy tâm tự biện của Heghen và quan điểm duy vật nhân bản của Phoiơbắc về con người, C.Mác và Ăngghen đã xây dựng được cơ sở lý luận cho một quan điểm mới về con người.C.Mác đã xuất phát từ những cá nhân hiện thực cùng với những hoạt động và những điều kiện sinh hoạt vật chất hiện thực của họ. Những điều kiện mà họ thấy có sẵn trong tự nhiên cũng như những điều kiện do chính họ tạo ra. Như vậy, theo C.Mác con người là một động vật có tính chất xã hội với tất cả các nội dung văn hóa, lịch sử của nó. Đây là điểm xuất phát để nghiên cứu con người của triết học mác-xít.

Con người là thực thể sinh học – xã hội

Khi dựa trên những thành tựu khoa học, triết học Mác-Lênin coi con người là sản phẩm tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên, tức là kết quả của quá trình vận động vật chất từ vô sinh đến hữu sinh, từ thực vật đến động vật, từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao, rồi đến động vật có lý tính – con. Theo C. Mác và Ph. Angghen thì “con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”. Lao động không chỉ cải biến giới tự nhiên, tạo ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ đời sống xã hội mà lao động còn làm cho ngôn ngữvà tư duy được hình thành và phát triển, giúp xác định quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời là yếu tố quyết định quá trình hình thành nhân cách của mỗi cá nhân con người trong cộng đồng xã hội.

Trong con người có hai mặt không tách rời nhau: mặt tự nhiên và mặt xã hội. Sự thống nhất giữa hai mặt này cho phép chúng ta hiểu con người là một thực thể sinh học – xã hội.

Một thực thể sinh học xã hội, con người chịu sự chi phối của các quy luật khác nhau nhưng thống nhất với nhau. Hệ thống các quy luật sinh học quy định phương diện sinh học của con người. Hệ thống các quy luật tâm lý, ý thức được hình thành trên nền tảng sinh học của con người, chi phối quá trình hình thành tình cảm, khát vong, niềm tin, ý chí. Hệ thống các quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa người với người. Trong đời sống hiện thực của mỗi con người cụ thể, hệ thống quy luật kia không tách rời nhau mà hòa quyện với nhau. Điều đó cho thấy trong mỗi con người, quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội, nhu cầu tình cảm, nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu thẩm mỹ và hưởng thụ các giá trị tinh thần

đều có sự thống nhất với nhau. Trong đó mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật. Hai mặt trên thống nhất với nhau để tạo thành con người với tính cách là một thực thể sinh học - xã hội.

Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội

Để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.

Quan niệm duy vật biện chứng về con người trong khi thừa nhận bản tính tự nhiên của con người còn lý giải con người từ giác độ các quan hệ lịch sử xã hội, từ đó phát hiện bản tính xã hội của nó. Hơn nữa, chính bản tính xã hội của con người là phương diện bản chất nhất của con người với tư cách "người", phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên. Như vậy, có thể định nghĩa con người là một thực thể tự nhiên nhưng đó là thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội. Vậy, bản chất của con người, xét trên phương diện tính hiện thực của nó, chính là "tổng hòa của các quan hệ xã hội", bởi xã hội chính là xã hội của con người, được tạo nên từ toàn bộ các quan hệ giữa người với người trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa…

Như vậy, bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực, không phải là tự nhiên mà là lịch sử, không phải là cái vốn có trong mỗi cá thể riêng lẻ mà là tổng hòa của toàn bộ quan hệ xã hội. Rõ ràng, con người là con người hiện thực, sống trong những điều kiện lịch sử cụ thể, trong một thời đại xác định. Thông qua các quan hệ xã hội con người bộc lộ bản chất xã hội của mình.

Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử

Không có tự nhiên, không có lịch sử - xã hội thì không thể có con người. Con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh, nhưng con người luôn là chủ thể lịch sử - xã hội. Con người chủ thể lịch sử - xã hội thể hiện ở chỗ:

+ Các cá nhân con người chủ động lựa chọn sự tác động của xã hội đối với mình, không chịu khuất phục trước môi trường, điều kiện khách quan, mà chủ động tác động, cải tạo điều kiện khách quan.

+Nhờ hoạt động thực tiễn mà con người cải tạo tự nhiên đồng thời làm nên lịch sử của mình. Do vậy chính con người đã sáng tạo ra lịch sử. Thông qua hoạt động thực tiễn của mình con người thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, con người, xét từ giác độ bản chất xã hội của nó, là sản phẩm của lịch sử; lịch sử sáng tạo ra con người trong chừng mực nào thì con người lại cũng sáng tạo ra lịch sử trong chừng mực đó. Đây là biện chứng của mối quan hệ giữa con người - chủ thể của lịch sử với chính lịch sử do nó tạo ra và đồng thời lại bị quy định bởi chính lịch sử đó.

Một phần của tài liệu Tổng hợp 35 câu hỏi đáp án Triết học cao học (Trang 45)