III. TỒN TẠI XÃ HỘI QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC XÃ HỘI VÀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘ
d/ Bình luận nhận định của Ph.Ăngghen: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận” “Cứ mỗi lần khoa học đạt được thành tựu mớ
khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”… “Cứ mỗi lần khoa học đạt được thành tựu mới thì triết học phải thay đổi hình thức tồn tại của chính mình”.
Một trong những điểm khác nhau căn bản giữa con người và con vật không phải ở nhận thức mà ở năng lực tư duy. Bởi lẽ - như Ph.Ăngghen nói - con vật cũng có nhận thức, cho dù nhận thức ấy không có gì là tối cao cả, nhưng con vật không có năng lực tư duy. Về thực chất, tư duy là giai đoạn, là trình độ cao của quá trình nhận thức hiện thực khách quan của con người. Đó là quá trình ý thức con người tiếp cận và nắm bắt hiện thực khách quan một cách gián tiếp thông qua các khái niệm, phán đoán, suy luận lôgíc. Nhờ có tư duy mà con người có thể nhận thức được quy luật vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, qua đó mà cải biến giới tự nhiên theo mục đích của mình.
Sự hình thành và phát triển tư duy của loài người là một quá trình lâu dài, phức tạp. Trong nhiều triệu năm của xã hội cộng sản nguyên thủy, tư duy của con người từng bước hình thành, phát triển. “Con người bản năng, người man rợ” chưa tự tách mình ra khỏi giới tự nhiên, chỉ “người có ý thức” mới tự tách mình “khỏi giới tự nhiên”. Đây cũng chính là lúc tư duy con người mới thực sự hình thành và từng bước phát triển.
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, khi mà con người còn hoàn toàn sống dựa vào tự nhiên, hiểu biết của họ về giới tự nhiên còn hết sức ít ỏi..., thì tư duy của họ chỉ có thể hình thành được một hệ thống kinh nghiệm về một số lĩnh vực nào đó có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của họ mà thôi. Người nguyên thủy chưa có khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa những sự vật, hiện tượng riêng lẻ để xây dựng nên hệ thống các khái niệm, phạm trù khoa học. Điều đó chỉ được diễn ra khi mà lực lượng sản xuất (trước hết là công cụ lao động) đã có những cải tiến nhất định, năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, sản phẩm xã hội đã có dư thừa, phân công lao động xuất hiện. Xã hội hình thành lớp người chuyên lao động trí óc, v.v.. Lúc này tư duy loài người đạt đến một trình độ cao hơn về chất so với xã hội cộng sản nguyên thủy: tư duy lý luận, tư duy khoa học ra đời.
Tư duy lý luận là hình thức cao nhất của tư duy, nó chính là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp, mang tính trừu tượng và khái quát cao bằng các khái niệm, phạm trù, quy luật. Ở đó, chủ thể nhận thức sử dụng ngôn ngữ và các thao tác tư duy để nắm bắt các mối liên hệ mang tính bản chất, tìm ra các quy luật vận động nội tại tiềm ẩn trong khách thể nhận thức.
So với tư duy kinh nghiệm, tư duy lý luận đóng một vai trò hết sức to lớn trong nhận thức và cải tạo thế giới. Nhờ có tư duy lý luận mà con người mới phát hiện ra được các quy luật vận động và phát triển của hiện thực khách quan. Hướng sự vận động đó vào phục vụ lợi ích của con người. Ph.Ăngghen từng nói rằng: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư
duy lý luận”.
Tư duy lý luận chính trị khoa học là tư duy lý luận chính trị mácxít. Về thực chất, đó là tư duy biện chứng duy vật khoa học (cả trong tự nhiên lẫn trong xã hội) - một hình thái tư duy được hình thành trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn, những tri thức khoa học mà loài người đã đạt được từ xưa cho đến nay và luôn luôn được vận dụng một cách tiện lợi vào thực tiễn sinh động, phong phú để không ngừng bổ sung, hoàn thiện và phát triển. Ngoài ra, tư duy lý luận phải được gắn liền với sự phát triển của khoa học bởi lẽ theo Ph.Ăngghen “Cứ mỗi lần khoa học đạt được thành tựu mới thì triết học phải thay
đổi hình thức tồn tại của chính mình”. Việc gắn với sự phát triển của khoa học sẽ giúp cho tư duy nắm
được các mối liên hệ bên trong của các sự vật hiện tượng. Ph.Ăngghen viết, khi tôi tổng kết những thành tựu của toán học và khoa học tự nhiên như vậy thì vấn đề cũng là để thông qua những cái riêng, thấy rõ thêm cái chân lý mà nói chung tôi đã không nghi ngờ chút nào cả, cụ thê là cung những quy luật biện chứng ấy của sự vận động...những quy luật như sợi chỉ đỏ xuyên qua cả lịch sử phát triển của tư duy loài người đang dần dần đi vào ý thức của con người tư duy. khoa học tự nó cũng đã có sự tổng hợp biện chứng. Thêm vào đó, các thành tựu cửa khoa học tự nhiên đã đưa lại những cơ sở khách quan, những kết luận chung cho tư duy lý luận. Ph.Ăngghen chỉ rõ: Những thành tựu khoa học tự nhiên hiện đại đã chẳng
bắt buộc bất kỳ một người nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng phải thừa nhận chúng, bắt buộc với một sức mạnh khiến các nhà khoa học tự nhiên hiện đại dù họ muốn hay không phải tiến tới những kết luận lý luận chung, đó sao?". sự phát triển của khoa học nói chung và những phát minh mới trong khoa học nói riêng sẽ dẫn đến sự mất đi một số khái niệm và đồng thời xuất hiện một số khái niệm khác. Dĩ nhiên, điều đó không thể xem như là sự đổi mới thuật ngữ giản đơn của ngôn ngữ. Đó chính là quá trình làm sâu sắc thêm về tư duy nhờ đó được những hình thức diễn đạt bằng lời tương ứng. Và quá trình làm “sâu sắc" tư duy đó được gắn liền với việc mở rộng lĩnh vực áp dụng những hệ ngôn ngữ mới.
Nhận thức một cách sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của tư duy lý luận trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta lấy đổi mới tư duy lý luận làm khâu “đột phá” cho toàn bộ sự nghiệp đổi mới của mình.
Xuất phát từ tình hình thực tế xã hội của đất nước vào thập niên 80 của thế kỷ trước; xuất phát từ những khuyết điểm, sai lầm trong lãnh đạo kinh tế - xã hội của Đảng, xuất phát từ bản chất cách mạng và khoa học của lý luận Mác - Lênin, đứng trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới cũng như tác động của “cải cách, mở cửa” hay “cải tổ” đang diễn ra ở một số nước xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi chúng ta “phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy”. Đó là đòi hỏi bức thiết của đất nước và cũng là đặc tính của cách mạng, là bản chất sâu xa của chủ nghĩa Mác - Lênin, là xu thế tất yếu của thời đại.
Muốn đổi mới tư duy, đòi hỏi Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa di sản tinh thần quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp thu những thành tựu lý luận, những kinh nghiệm mà các đảng cộng sản anh em đạt được. Trong đó việc vận dụng sáng tạo phép biện chứng duy vật mácxít có ý nghĩa quan trọng đặc biệt vì đó là cơ sở lý luận, là nền tảng cho đổi mới tư duy lý luận. Bởi lẽ như C.Mác nhận xét “Trong quan niệm tích cực về cái hiện đang tồn tại, phép biện chứng đồng thời cũng bao hàm cả quan niệm về sự phủ định cái hiện đang tồn tại đó, về sự diệt vong tất yếu của nó; vì mỗi hình thái để hình thành đều được phép biện chứng xét ở trong sự vận động, tức là xét cả mặt nhất thời của hình thái đó; vì phép biện chứng không khuất phục trước một cái gì cả, và về thực chất thì nó có tính chất phê phán và cách mạng”.
Tính “phê phán” và “cách mạng” trong phép biện chứng duy vật mácxít đòi hỏi chúng ta không được tự bằng lòng với tất cả những gì đã có. Nó đòi hỏi tư duy của chúng ta phải biến đổi, phản ánh sự vận động thường xuyên của thế giới hiện thực. Nghĩa là nó đòi hỏi tư duy của chúng ta phải linh hoạt, mềm dẻo, luôn luôn được mài sắc. Mọi giáo điều, xơ cứng trong tư duy lý luận đều trái với bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác. Lênin thường nhắc nhở những người cộng sản rằng: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”.
Để đổi mới tư duy một cách có hiệu quả, Đảng ta cho rằng cần phải tạo ra những điều kiện xã hội thuận lợi cho quá trình đổi mới đó. Trước hết là bầu không khí dân chủ trong xã hội, nhất là trong sinh hoạt Đảng, trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận; phải tôn trọng lẽ phải, tôn trọng chân lý theo tinh thần: nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật; phải tiến hành tự phê bình và phê bình một cách thường xuyên và nghiêm túc... Có như vậy chúng ta mới khắc phục được những yếu kém, tính chất trì trệ, bảo thủ, lạc hậu về tư duy lý luận.
Đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta bao quát mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế, xã hội. Do đó cần phải có bước đi thích hợp, biết lựa chọn trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải. Vận dụng đặc trưng cơ bản đó của quan điểm toàn diện, Đảng ta cho rằng, trong đổi mới tư duy thì “đổi mới tư duy kinh tế” được coi là khâu “đột phá”. Từ tư duy của mô hình kinh tế hiện vật với hai thành phần kinh tế, Đảng ta chủ trương chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo thị trường và giá cả được quản lý chặt chẽ, thực sự đã tạo ra một bước chuyển biến tình hình kinh tế - xã
hội, góp phần giải phóng và khai thác mọi khả năng để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng, đi vào ổn định và phát triển không ngừng. Cùng với đổi mới tư duy kinh tế, Đảng ta chủ trương đổi mới tư duy trong mọi lĩnh vực hoạt động của Đảng và Nhà nước - đổi mới tư duy chính trị.
Bước sang thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định: “Quản lý đất nước bằng pháp luật... Pháp luật là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, phải được thực hiện thống nhất trong cả nước”. Đây là một bước tiến quan trọng trong đổi mới nhận thức, quan niệm của Đảng ta về nhiệm vụ, vai trò quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đang phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu. Đảng ta, nhân dân ta đã và đang thu được những thành tựu to lớn và toàn diện (không chỉ trong kinh tế, chính trị, mà cả trong lĩnh vực văn hóa, an ninh - quốc phòng, ngoại giao, v.v.). Những thành tựu “có ý nghĩa lịch sử” đó đã làm cho vị thế của Việt Nam không ngừng được nâng cao. Ảnh hưởng và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng lớn.
Ngày nay, chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội hiện thực đang đứng trước những thử thách lịch sử. Thế giới đã và đang có những biến động phức tạp, các quốc gia và vùng lãnh thổ đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế có tính toàn cầu, v.v.. Tất cả những điều đó đang đặt ra cho Đảng ta nhiệm vụ phải luôn luôn đổi mới, luôn luôn “mài sắc” tư duy theo tinh thần: phép biện chứng không cúi mình trước một cái gì cả, và về thực chất thì nó có tính chất phê phán và cách mạng.
Câu 15/ Phân tích cơ sở triết học (lý luận & phương pháp luận) trong khẳng định của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”.
Khẳng định trên của Đảng Cộng Sản Việt Nam là khẳng định vận dụng nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng vì vậy cơ sở triết học của khẳng định trên chính là cơ sở triết học của nguyên tắc khách quan.
Cơ sở lý luận
a. Khái niệm Vật chất: ‘‘Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
b. Khái niệm Ý thức: “Ý thức là toàn bộ hoạt động tinh thần diễn ra trong đầu óc của con người, phản ánh thế giới vật chất xung quanh, hình thành và phát triển trong quá trình lao động và định hình thể hiện ra bằng ngôn ngữ”
c. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
- Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức: Vật chất là nguồn gốc của ý thức:
+ Nguồn gốc tự nhiên: ý thức không chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người mà còn là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào đầu óc con người. CNDVBC cho rằng bộ óc con người cùng với sự tác động của thế giới vật chất lên bộ óc con người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
+ Nguồn gốc xã hội: ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và diễn ra trong các quan hệ xã hội. thông qua các hoạt động lao động nhằm cải tạo thế giới khách quan mà con người có thể phản ánh được thế giới khách quan và hình thành nên ý thức. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại được.
Vật chất quyết định ý thức: ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan và mang hai bản chất là sáng tạo và xã hội.
+ Bản chất sáng tạo: Do được phản ánh từ thế giới khách quan vào đầu óc của con người nên ý thức mang tính chủ quan; được hình thành và phát triển trong quá trình sáng tạo của con người nên mang bản chất sáng tạo (phản ánh mang tính chọn lọc)
+ Bản chất xã hội: Ý thức được hình thành và phát triển trong hoạt động xã hội nên mang tính xã hội do hoạt động lao động không phải là đơn lẻ mà là hoạt động trong cộng đồng, xã hội. Các đường lối chính sách nhà nước đều mang tính xã hội, các tri thức cá nhân có được đều là do loài người trước đây và hiện tại truyền lại cho nên cũng mang tính xã hội.
Tất cả các hoạt động của loài người đều phải xuất phát từ cơ sở vật chất hiện có, lợi ích của vật chất chi phối tất cả hành vi của con người.
Ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Thông qua hoạt động thực tiễn, các nhân tố ý thức xâm nhập vào lực lượng vật chất và qua đó chúng thể hiện vai trò tác dụng của mình qua việc vạch ra mục tiêu, kế hoạch, tìm kiếm biện pháp, phương thức tổ chức thực hiện, kịp thời điều chính, uốn nắn hoạt động cong người theo mục đích đặt ra.
Nếu ý thức phản ánh đúng các đối tượng vật chất thì sẽ chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người có hiệu quả trong hoạt động cải tạo vật chất.
Nếu ý thức phản ánh sai lầm các đối tượng vật chất sẽ kìm hãm hoạt động của con người trong việc cải biến các đối tượng