Vận dụng cácquan điểm về con người trong triết học Mác vào việc phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tổng hợp 35 câu hỏi đáp án Triết học cao học (Trang 48)

III. TỒN TẠI XÃ HỘI QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC XÃ HỘI VÀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘ

2.Vận dụng cácquan điểm về con người trong triết học Mác vào việc phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay

người ở Việt Nam hiện nay

Quan điểm về con người của Mác đã cho ta một cái nhìn rõ ràng hơn, nhận thức đúng đắn hơn về con người, bản chất con người. Từ đó có thể vận dụng để phát huy hiệu quả nguồn lực con người. Ở Việt Nam hiện nay, để phát huy hiệu quả nguồn lực con người cần chú trọng vào các nội dung sau:

Phải biết quan tâm đến con người bản năng

Theo quan điểm về con người của triết học Mác, con người là thực thể sinh học – xã hội. Con người dù có là sinh vật bậc cao, có tiếng nói, suy nghĩ, xã hội thì vẫn là một thực thể sinh học. Đây là một thực thể sinh học đặc biệt, có phần con và phần người(con người bản năng và con người xã hội - con người văn hóa). Trong con người thì giữa con và người là có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình hiện thực hóa, tiến hóa bản chất người. Nhưng đó không phải là hai vật mà là cái này lấy cái kia làm tiền đề. Con

chưa phải là người nhưng không có con thì không có con - người, trên cơ sở con mới nên người. Do đó, để phát huy nguồn lực con người, ta không thể bỏ qua, lãng quên việc chú trọng, quan tâm đến con người bản năng của mỗi cá thể trong xã hội. Cần đẩy mạnh, tạo điều kiện để có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của mọi cá nhân trong xã hội, mọi người phải đủ ăn, đủ mặc,… như thể mới không này sinh những suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng đến xã hội. Đây là tiền đề cho việc phát huy hiệu quả nguồn lực con người sau này.

Phải biết quan tâm đến lợi ích vật chất của con người

Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra động lực vô cùng lớn lao cho sự nghiệp chung, vì nếu như những nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân không được quan tâm thỏa đáng thì tính tích cực của họ sẽ không thể phát huy được. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phân biệt rằng: "Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là "giày xéo lên lợi ích cá nhân" (theo Hồ Chí Minh).

Để phát huy nguồn lực con người cần phải luôn quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của con người với tư cách nhu cầu chính đáng. Xây dựng nền dân chủ chân chính, không hình thức, không cực đoan, trong đó mỗi con người cụ thể phải được đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật.

Xây dựng các công trình công cộng phục vụ tốt hơn cho nhân dân, nâng cao hệ thống giáo dục công, đường xá cầu cống, bệnh viện, khu giải trí… để đáp ứng tốt nhất nhu cầu làm việc, học tập, vui chơi và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân.

Xây dựng chế độ lương thưởng phù hợp với năng lực của từng cá nhân, nghiêm trị các hành vi tham ô hối lộ, xử lý các trường hợp bất bình đẳng trong thăng quan tiến chức, thưởng tết, các chế độ đãi ngộ.

Phải biết quan tâm đến lợi ích cá nhân,kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể

Kinh tế VN hiện nay đang tuân theo cơ chế thị trường có sự định hướng XHCN. Trong cơ chế thị trường lợi ích của cá nhân được khuyến khích và bảo đảm bằng pháp luật. Cơ chế thị trường tạo cơ hội và điều kiện cho con người tham gia vào cácquan hệ kinh tế xã hội, và các hoạt động kinh tế xã hội đa dạng. Do đó con người trở nên tích cực và năng động hơn khi họ nhận thấy được những lợi ích cá nhân của mình trong cơ chế này. Song về cơ bản, cơ chế thị trường không thể dung hợp hết những công bằng xã hội vào trong nó. Xét về mặt bản chất, vì lợi ích cá nhân của mình, con người trong cơ chế thị trường dễ dàng có những hành động, lối sống vụ lợi, lối sống vị kỷ, bất chấp đạo lý, pháp luật của xã hội. Thực tế, trong những năm đổi mới cũng như hiện tại đã minh chứng rõ điều đó, bên cạnh nhiều thành tựu đạt được thì nhiều vấn đề tiêu cực cũngsản sinh. Tình trạng tham những tràn lan, chủ nghĩa cơ hội phát triển, lối sống sa đọa ăn chơi, nhiều vụ án kinh tế nổi cộm, gây thất thoát tiền của nghiêm trọng. Một số cá nhân vụ lợi, gây hậu quả lên cộng đồng, xã hội. Lợi ích cá nhân được đề cao, nhưng nó chỉ tốt khi nó đem lại được lợi ích cho cả một tập thể một cộng đồng. Nhiệm vụ đặt ra đối với Việt Nam trong việc xây dựng con người thời đại ngày nay chính là phải biết quan tâm đến lợi ích của cá nhân của mỗi người trong xã hội, đồng thời cũng phải biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, từ đó mới có thể xây dựng nên một nền kinh tế vững chắc, một xã hội tốt đẹp.

Phải biết kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người trong quá khứ; đồng thời phải biết xây dựng mẫu người phùhợp

Việc phát huy nguồn lực con người hiện nay chỉ có thể thực hiện được khi quá trình phát triển kinh tế, xã hội gắn liền với việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc. Giá trị truyền thống có cốt lõi bất biến, đồng thời cũng có phần biến động, nó tự bổ sung, chuyển hóa làm cho phù hợp với tính chất của thời đại và ngày càng phong phú hơn. Giá trị truyền thống là cơ sở vững chắc

cho sự vận động và phát triển của dân tộc VN. Dân tộc VN trải qua hàng ngàn năm dựng và giữ nước đã hình thành nên bề dày các giá trị truyền thống. Chính những giá trị này tạo ra sức mạnh giúp đất nước trải qua biết bao chiến tranh và thiên tai để đứng vững trên đôi chân của mình và tạo ra bản sắc độc đáo của dân tộc và con người VN. Việc giáo dục các giá trị truyền thống là việc không thể thiều đối với con nngười VN trong phát triển đất nước. Thời đại mới, khi kinh tế thị thị trường phát triển - sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài được mở rộng , xu hướng quay lưng lại với những giá trị truyền thống xuất hiện, chạy đua theo đồng tiền và lợi nhuận vô điều kiện. Gắn liền với xu hướng này là sự xuống cấp của đạo lý, sự gia tăng tệ nạn xã hội. Đó là vấn đề đặt ra mà VN phải giải quyết. Chúng ta cần phải hiểu rằng phát triển đất nước mà chỉ lo lo tập trung hướng ngoại tiếp thu công nghệ, tăng trưởng kinh tế thì sớm hay muộn sẽ gây hậu quả tai hại, hủy hoại đến nền tảng bên trong của đất nước. Đất nước phát triển phải dựa trên cơ sở kế thừa văn hóa dân tộc, lấy con người mang truyền thống dân tộc làm mục tiêu và động lực để phát triển. Thật vậy, thời đại ngày nay, truyền thống văn hóa dân tộc ngày càng thể hiện rõ yếu tố nội sinh, yếu tố làm cho chất lượng con người thêm hoàn thiện, khả năng sáng tạo nâng cao, phong cách ứng xử của con người càng thêm tính nhân văn. Đối với nước ta hiện nay, việc xây dựng nên con người hình mẫu là vô cùng to lớn. Con người đó không những phải có trình độ học vấn mà còn phải phát huy các mặt về lối sống đạo đức, tình cảm. Nói cách khác, con người phải có sự phát triển toàn diện cả về trình độ học vấn và trình độ văn hóa, giúp cho con người hướng đến cái khát vọng “chân, thiện, mỹ”. Quá trình phát triển đất nước đòi hỏi chúng ta phải cấp thiết nâng cao mặt bằng dân trí, bồi dưỡng phát huy nguồn lực to lớn của người VN để có thể áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đuổi kịp các quốc gia khác. Đồng thời với chức năng “hướng con người đến cái thiện, cái đẹp”,việc giữ gìn và huy bản sắc dân tộc cần đóng vai trò là cội nguồn khơi dậy tiềm năng sáng tạo vô tận của nguồn lực con người.

Câu 13/ Lý luận là gì? Tư duy lý luận là gì? Vai trò của triết học Mác trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận? Bình luận nhận định của Ph.Ăngghen: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”… “Cứ mỗi lần khoa học đạt được thành tựu mới thì triết học phải thay đổi hình thức tồn tại của chính mình”.

Một phần của tài liệu Tổng hợp 35 câu hỏi đáp án Triết học cao học (Trang 48)