Vai trò của triết học Mác trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận?

Một phần của tài liệu Tổng hợp 35 câu hỏi đáp án Triết học cao học (Trang 50)

III. TỒN TẠI XÃ HỘI QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC XÃ HỘI VÀ TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XÃ HỘ

c/ Vai trò của triết học Mác trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận?

Trong triết học Mác, thế giới quan và phương pháp luận thống nhất chặt chẽ với nhau. Thế giới quan trong triết học Mác là thế giới quan duy vật biện chứng. Phương pháp luận trong triết học Mác là phương pháp luận biện chứng duy vật. Điều đó biểu hiện, mỗi luận điểm của triết học Mác vừa mang tính thế giới quan vừa mang tính phương pháp luận. Do đó, triết học Mác có vai trò đặc biệt quan trọng đối

với việc trang bị cho con người thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn từ đó hình thành nên tư duy lý luận phù hợp giúp ta có thái độ khách quan trong việc nhìn nhận đánh giá sự vật hiện tượng, xem xét, xử lý với sự vật, sự việc một cách linh hoạt, mềm dẻo.

Để nâng cao khả năng tư duy lý luận ta cần phải có thế giới quan đúng đắn hiểu được sự vận động của sự vật hiện tượng xảy ra xung. Thế giới quan đúng đắn là tiền đề quan trọng để xác lập một nhân sinh quan tích cực, biểu hiện bằng thái độ sống tích cực. Vì thế, trình độ phát triển của thế giới quan là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá về mức độ phát triển, trưởng thành của một cá nhân cũng như một cộng đồng nhất định.

Theo Ph.Ăngghen, Tư duy lý luận phải được gắn liền với sự phát triển của khoa học, việc gắn với sự phát triển của khoa học sẽ giúp cho tư duy nắm được mối liên hệ bên trong của các sự vật hiện tượng. Vì thế để có được tư duy lý luận đúng đắn người ta cần phải nắm vững toàn bộ tri thức ở mọi lĩnh vực, bao gồm tri thức khoa học tự nhiên, tri thức khoa học xã hội và cả tri thức triết học, cũng như cả kinh nghiệm sống của con người. Tuy nhiên, trong tất cả các tri thức đó, tri thức triết học chính là nhân tố cốt lõi nhất, trực tiếp nhất tạo nên thế giới quan. Bởi vì chỉ có triết học mới đặt ra, một cách trực tiếp, rõ ràng để rồi tìm lời giải đáp cho các vấn đề mang tính thế giới quan như bản chất thế giới là gì? Con người có quan hệ thế nào với thế giới? Con nguời có vị trí và vai trò gì trong thế giới này? v.v… Mặt khác, với nét đặc thù của mình là một loại hình lý luận, triết học đã cho phép diễn tả thế giới quan của con người dưới dạng một hệ thống các phạm trù trừu tượng, khái quát. Qua đó, triết học đã tạo nên một hệ thống lý luận bao gồm những quan điểm chung nhất về thế giới như một chỉnh thể, trong đó có con người và mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh.

Tư duy biện chứng là hình thức cao nhất của tư duy lý luận. Phương pháp biện chứng duy vật như là điều kiện không thể thiếu để hình thành tư duy lý luận. Do đó một cách tất yếu là trong quá trình hình thành quan điểm duy vật về lịch sử, thì song song và cùng với nó là cần phải sử dụng phương pháp nào để có thể hình thành được tư duy biện chứng duy vật. Phương pháp luận được hiểu ngắn gọn là lý luận về phương pháp. Phương pháp luận biểu hiện qua những quan điểm, nguyên tắc, vấn đề lý luận được rút ra, rồi chúng dần dần tạo thành hệ thống những luận điểm lý luận gắn bó với nhau một cách chặt chẽ và làm nên nội dung của tư duy lý luận

Triết học với tư cách là hệ thống quan điểm lý luận về thế giới, bất kỳ một lý luận triết học nào ra đời, thể hiện một quan điểm, một sự lý giải nhất định về các sự vật, hiện tượng thì đồng thời cũng bộc lộ một phương pháp xem xét cụ thể (biện chứng hay siêu hình) về sự vật, hiện tượng đó. Hơn nữa, lý luận triết học đó còn biểu hiện là một quan điểm chỉ đạo về phương pháp. Nói cách khác, mỗi một quan điểm lý luận triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định phương pháp, là lý luận về phương pháp. Một học thuyết triết học đồng thời là một hệ thống các nguyên tắc chung, cơ bản nhất, là xuất phát điểm chỉ đạo mọi suy nghĩ và hành động.

Tóm lại, Việc tìm hiểu, vận dụng triết học là một điều kiện không thể thiếu của việc nâng cao hiểu biết và năng lực tư duy lý luận, là điều kiện quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng dân tộc. Ph.Ăngghen đã từng khẳng định: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận” . Đồng thời ông cũng chỉ rõ “Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của con người ta mà có thôi. Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” .

Một phần của tài liệu Tổng hợp 35 câu hỏi đáp án Triết học cao học (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w