Có thể nói chúng ta đã quá nóng vội trong xây dựng CNXH sau chiến tranh mà không nhìn thấy tình
hình trước mắt cũng như những gì chúng ta đang có. Nói cách khác chúng ta muốn xây dựng một Chất mới mà lại không có quá trình tích lũy đủ về Lượng. Chúng ta đi theo ánh sáng chủ nghĩa Mac - Lenin nhưng chúng ta chưa nghiên cứu sâu sắc vì thế chúng ta đã vận dụng một cách ấu trĩ, chủ quan duy ý chí vào xây dựng CNXH. Chúng ta rập khuôn mô hình xây dưng CNXH ở Liên Xô mà không thấy sự khác biệt cả về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội giữa Việt Nam và Liên Xô. Bởi vậy chúng ta đã nhận được những hõu quả tất yếu.
Nền kinh tế tăng trưởng chậm, tất cả 15 chỉ tiêu kế hoạch đưa ra trong kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1976-1980) đều không đạt được
Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế yếu kém, cũ nát, thiếu đồng bộ, trình độ kỹ thuật lạc hậu; phân công lao động kém phát triển, năng suất lao động thấp kém.
Nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng sản xuất không đủ tiêu dùng; tăng trưởng kinh tế không tương xứng với tốc độ gia tăng dân số; nợ nước ngoài lên tới 8. 5 tỷ rỳp - USD vào năm 1985
Phân phối lưu thông rối ren; thị trường , tài chính , tiền tệ không ổn định ; ngân sách nhà nước bội chi liên tục phải bù đắp bằng phát hành . Lạm phát ngày càng tăng nhanh , giá cả leo thang từng ngày, tình hình kinh tế bất ổn định.
Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn; tiêu cực và bất công xã hội tăng lên; trật tự xã hội giảm sút. Nước ta khủng hoảng nghiêm trọng về cả kinh tế, chính trị, xã hội.
Trước tình hình đó Đại hội VI của Đảng đã nhận định lại những sai lầm khuyết điểm trong đánh giá tình hình, bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo CNXH, cơ chế quản lý và những khó khăn khách quan của nền kinh tế. Từ đó Đảng ta đã rút ra những bài học quý giá trong CNH - HĐH xây dựng CNXH. Đảng ta xác định lực lượng sản xuất bị kìm hãm khong chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ. Bởi vậy đổi mới đất nước CNH - HĐH nền kinh tế là nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ mới.