Phân tích các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT - FUJITSU (VFT) (Trang 53)

của công ty VFT.

Như đã trình bày ở phần lý luận, hiệu quả sử dụng vốn trong công ty là kết quả có ích cuối cùng mà công ty đạt được thông qua việc bỏ vốn vào đầu tư dưới dạng các tài sản. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh trong công ty được biểu hiện thông qua số tuyệt đối là lợi nhuận trước (hoặc) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và số tương đối là tỷ suất lợi nhuận tổng vốn. Ngoài ra, ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn thông qua việc so sánh giữa doanh thu thuần với việc bỏ vốn và các loại tài sản trong kinh doanh.

Trước hết, ta phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010. Việc tính toán phân tích chi tiết các chỉ tiêu từ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty VFT sẽ giúp chúng ta hiểu rõ các nhân tố đóng góp vào kết quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích các yếu tố đóng góp vào kết quả kinh doanh trong giai đoạn này sẽ thấy tiến trình hoạt động của VFT có thực sự hiệu quả, phát triển vượt qua giai đoạn khó khăn, khủng hoảng tài chính toàn cầu.

46

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của VFT

Đơn vị tính: nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch 2008-2009 2009-2010 1. Tổng doanh thu 83.943.674 81.293.623 131.219.145 (2.650.051) 49.925.522

2. Giá vốn bán hàng 71.377.928 63.881.601 90.452.683 (7.496.327) 26.571.082

3. Lợi nhuận gộp 12.565.746 17.412.022 40.766.462 4.846.276 23.354.440

- Doanh thu HĐ tài chính 422.057 829.396 1.486.198 407.339 656.802

- Chi phí tài chính 205.596 838.390 3.322.310 632.794 2.483.920

- Chi phí bán hàng 811.212 851.149 1.533.199 39.937 682.050

- Chi phí quản lý DN 12.491.741 8.811.331 19.563.642 (3.680.410) 10.752.311

4. Lợi nhuận thuần từ SXKD (520.746) 7.740.548 17.833.509 8.261.294 10.092.961

5. Kết quả từ các HĐ khác 681.431 494.604 561.148 (186.827) 66.544

- Thu nhập khác 681.431 496.148 739.322 (185.283) 243.174

- Chi phí khác 1.544 178.174 1.544 176.630

6. Lợi nhuận trƣớc thuế 160.685 8.235.152 18.394.657 8.074.467 10.159.505

7. Chi phí thuế TNDN 0 586.704 1.477.865 586.704 891.161

8.Lợi nhuận sau thuế 160.685 7.648.448 16.916.792 7.487.763 9.268.344

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm từ 2008 đến 2010

Căn cứ số liệu trong bảng 2.5 ta thấy: Năm 2009 so với năm 2008 chỉ tiêu lợi nhuận tăng hơn 47 lần tương ứng tăng 7.487.763 nghìn đồng do năm 2008 công ty lỗ từ hoạt động sản xuất và chỉ có lãi rất ít từ thu nhập khác. Năm 2010 chỉ tiêu này tăng 221% tương ứng tăng 9.268.344 nghìn đồng so với năm 2009. Về doanh thu năm 2009 tăng giảm so với 2008 và chỉ đạt 96,84% giảm 2.650.051 nghìn đồng tuy nhiên giá vốn hàng bán cũng giảm nhưng tốc độ giảm lớn hơn rất nhiều đã giúp lợi nhuận gộp tăng. Năm 2010 có mức tăng đột phá về doanh thu với mức tăng 49.925.522 nghìn đồng tương

47

đương 161,41% so với năm 2009 trong khi giá vốn hàng bán chỉ tăng 26.571.082 nghìn đồng tương đương 141,59% đã làm cho lợi nhuận gộp tăng 234,13%. Chi phí của Công ty chủ yếu là chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 92,47% trong khi chi phí bán hàng chỉ chiếm 6% cho thấy mức chi quản lý của công ty là rất cao. Năm 2008 do mức chi phí quản lý cao nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đã lỗ 520.746 nghìn đồng, sang năm 2009 công ty đã tổ tiết kiệm chi phí, tổ chức lại cơ cấu quản lý đã làm cho chi phí quản lý giảm mạnh từ 12.491.741 nghìn đồng năm 2008 xuống 8.811.331 nghìn đồng bằng 70,54% năm 2009. Chính điều này cùng với đóng góp của giá vốn hàng bán giảm đã làm lợi nhuận thuần từ SXKD tăng mạnh lên 7.740.548 nghìn đồng năm 2009 và công ty không bị lỗ từ SXKD nữa. Tiếp tục đà phát triển của năm 2009 sang năm 2010 chi phí quản lý lại tăng mạnh lên 19.563.642 nghìn đồng tăng 10.752.311 nghìn đồng tương đương 222% so với 2009. Tuy nhiên do lợi nhuận gộp tăng mạnh nên dù chi phí quản lý và chi phí khác có tăng cao nhưng vẫn làm lợi nhuận thuần tăng 10.092.961 nghìn đồng tương đương 230,39% so với 2008. Kết quả này cho thấy 2010 VFT đã có sự tăng trưởng mạnh trong sản xuất kinh doanh với cả sự tăng trong doanh thu, giá vốn và chi phí quản lý, chi phí bán hàng. Có được thành công này một phần cũng là do năm 2009 công ty đầu tư thêm máy móc sản xuất làm tăng tài sản cố định góp phần làm tăng năng lực sản xuất, cùng với đẩy nhanh khả năng tiêu thụ sản phẩm.

Về nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp với nhà nước thì VFT đang được hưởng ưu đãi về thuế nên năm 2009 và 2010 tỷ lệ thuế chỉ từ 7% đến 8% nên giúp lợi nhuận sau thuế giảm đi không nhiều. Năm 2008 do công ty lỗ nên không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế của VFT đã tăng ổn định với mức tăng 2009 so với 2008 là 7.487.763 nghìn đồng và 2010 so với 2009 là 9.268.344 nghìn đồng. Xu hướng tăng trưởng lợi nhuận đã dần đi vào ổn định sau khủng hoảng tài chính và đạt hiệu quả tốt.

48

lợi nhuận trên góc độ số tuyệt đối và nghiên cứu nó theo xu hướng phát triển mà chưa đề cập đến mối quan hệ giữa lợi nhuận với toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh mà công ty đã bỏ ra để kinh doanh. Hơn nữa, chỉ tiêu lợi nhuận chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, thời gian khác nhau, quy mô kinh doanh khác nhau thì lợi nhuận khác nhau, quy mô kinh doanh khác nhau thì lợi nhuận khác nhau. Vì vậy để đánh giá, so sánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty VFT ta đi phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn (chỉ tiêu tương đối) trong bảng 2.6: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty VFT.

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn SXKD của VFT

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch 2009-2008 2010-2009

1. Tổng tài sản 1.000 145.054.011 186.992.880 204.603.410 41.938.869 17.610.530

2. Vốn CSH 1.000 137.969.981 143.964.965 158.432.486 5.994.984 14.467.521

3. Doanh thu thuần 1.000 83.943.674 81.293.623 131.219.145 (2.650.051) 49.925.522

4. Lợi nhuận sau

thuế 1.000 160.685 7.648.448 16.916.792 7.487.763 9.268.344

5. Vòng quay VSX

(3/1) Vòng 0,58 0,43 0,64 (0,14) 0,21

6. Doanh lợi Doanh

thu (4/3) % 0,19% 9,41% 12,89% 9,22% 3,48%

7. Tỷ suất doanh lợi

VSX (4/1) ROA % 0,11% 4,09% 8,27% 3,98% 4,18%

8. Tỷ suất doanh lợi

VCSH (4/2) ROE % 0,12% 5,31% 10,68% 5,20% 5,36%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm từ 2008 đến 2010

Căn cứ vào số liệu tính toán trong bảng 2.6 ta có nhận xét sau:

Năm 2008 vốn sản xuất quay được 0,58 vòng nhưng đến năm 2009 số vòng quay vốn sản xuất giảm xuống chỉ còn 0,43 vòng, với số chênh lệch giảm 0,14 vòng. Điều này có thể giải thích là do năm 2009 có mức doanh thu

49

bán hàng giảm sút so với 2008 cộng thêm với việc sử dụng vốn chiếm dụng ngắn hạn cho nên làm số vòng quay vốn giảm. Nhưng sang năm 2010 cả tổng tài sản và doanh thu đều tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn nên đã cải thiện hiệu quả sử dụng vốn làm vòng quay vốn sản xuất tăng lên 0,21 vòng. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của VFT năm 2010 có sự tăng trưởng rõ rệt, hiệu quả sử dụng tài sản tăng.

Chỉ tiêu doanh lợi doanh thu ta thấy năm 2008 rất thấp chỉ đạt 0,19% điều này do ảnh hưởng chủ yếu của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 làm cho hoạt động hoạt động sản xuất đình trệ, chi phí tăng cao dẫn đến hiệu sản xuất kinh doanh lỗ và chỉ có lãi rất thấp bù lại từ hoạt động tài chính. Trong năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu mới tạo ra 0,19 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2009 chỉ tiêu tăng đột biến lên 9,41% tăng 9,22% so với năm 2008. Có được thành quả này chính là do công ty giảm mạnh được chi phí quản lý làm cho lợi nhuận tăng mạnh dù doanh thu giảm hơn so với năm 2008. Điều này cho thấy khi xảy ra khủng hoảng công ty đã tiến hành cải tổ kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý làm cho hiệu quả kinh doanh tăng mạnh, cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 9,41 đồng lợi nhuận tăng 9,22 đồng so với 2008. Sang năm 2010 doanh lợi doanh thu tăng lên 12,89% tăng 3,48% so với tức 100 đồng doanh thu tạo ra được 12,89 đồng lợi nhuận. Ta có thể nhận thấy sau năm 2008 hiệu quả kinh doanh của VFT tăng rõ rệt và đi vào ổn định về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong năm 2009 và 2010 với mức tăng trưởng cao và ổn định.

Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi vốn sản xuất năm 2008 là 0,11% nghĩa là trong năm cứ 100 đồng vốn sản xuất kinh doanh bình quân được sử dụng tạo ra 0,11 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này sang năm 2009 tăng lên 4,09% tức tăng 3,98% so với 2008, năm 2010 ROA tăng lên 8,27% tăng 4,18% so với 2009. Như vậy xét về số thực tế cũng như xu thế phát triển thì chỉ tiêu doanh lợi vốn sản xuất kinh doanh tương đối tốt. Mặc dù so với lãi suất ngân hàng trong giai đoạn này kết quả không được hoàn toàn hiệu quả nhưng tốc độ cải thiện hiệu

50

quả đã tăng nhanh từ mức gần như không có lãi đến mức ngang bằng lãi suất ngân hàng. Do công ty không phải vay vốn ngân hàng để hoạt động mà chỉ chiếm dụng một phần vốn khách hàng nên tỷ suất doanh lợi trên vốn sở hữu chủ ROE cao hơn tỷ suất doanh lợi trên vốn sản xuất không nhiều. Công ty đã không sử dụng đòn bẩy tài chính để khuếch đại kết quả kinh doanh của mình. Điều này cũng do đặc thù kinh kinh doanh của công ty với nhóm khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp trong thành viên tập đoàn VNPT trong đó VFT là một thành viên liên doanh.

Như ta đã biết, khi phân tích các chỉ tiêu tài chính luôn phải quan tâm đến mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với nhau và nghiên cứu chúng trong mối quan hệ tương tác với nhau. Để thấy rõ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên ta phân tích theo hệ thống Dupont:

Lợi nhuận sau thuế

= Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu

Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản

Theo kết quả tính toán trên ta có:

- Tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất kinh doanh của năm 2009 tăng 3,98%.

Trong đó:

- Tỷ suất doanh lợi vốn sản xuất năm 2008: 0,19%*0,58=0,11%. - Tỷ suất doanh lợi vốn sản xuất năm 2009: 9,41%*0,43=4,09%.

Sự tăng lên của doanh lợi vốn sản xuất do sự ảnh hưởng của hai nhân tố: Sự ảnh hưởng của tỷ suất doanh lợi doanh thu:

DLDT = DLDT2008 * VQVSX2008 – DLV2008 = 9,41% * 0,58 – 0,11 % = 5,33%.

Sự ảnh hưởng của vòng quay vốn sản xuất kinh doanh: VQVSX = DLV2009 – DLDT2009 * VQV2008 = 4,09% - 9,41% * 0,58 = -1,35%

51

Tổng hợp lại ta có:

DLDT + VQV = 5,33% -1,35% = 3,98%

Từ kết quả trên ta có thể rút ra nhận xét rằng tỷ suất doanh lợi vốn sản xuất kinh doanh của VFT năm 2009 tăng lên chủ yếu là do ảnh hưởng của tỷ suất doanh lợi doanh thu tăng mạnh trong khi vòng quay vốn giảm đi nhưng tốc độ giảm nhỏ hơn, nghĩa là tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu thuần, cụ thể nó làm cho tỷ suất doanh lợi vốn tăng đến 5,33%. Công ty cần chú trọng vào các biện pháp tăng vòng quay vốn sản xuất. Việc này đã VFT đã thực hiện được trong năm 2010 khi tăng được vòng quay vốn sản xuất và làm cho tỷ suất doanh lợi vốn sản xuất tăng lên 4,18% so với 2010.

Tóm lại, qua nghiên cứu các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của VFT trong 3 năm vừa qua ta thấy rằng các chỉ tiêu này tăng cao và ổn định. Điều này đạt được do công ty đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh mà chủ yếu là vốn chủ đồng thời tận dụng vốn chiếm dụng nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quản lý tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

Để nghiên cứu sâu hơn tình hình sử dụng vốn của công ty ta sẽ xem xét hiệu quả sử dụng của từng loại vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT - FUJITSU (VFT) (Trang 53)