THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT - FUJITSU (VFT) (Trang 44)

2.2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của VFT từ 2008 đến 2010

Công ty VFT là đơn vị sản xuất các thiết bị phục vụ chủ yếu cho ngành viễn thông với các sản phẩm phần cứng phục vụ hệ thống mạng hạ tầng. Các sản phẩm của công ty chủ yếu đáp ứng nhu cầu của các đơn vị trong Tập đoàn Bưu chính viễn thông tại Việt Nam nên lượng khách hàng lớn là khá ổn định. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, áp lực cạnh tranh từ các đơn vị sản xuất khác đã tạo áp lực kinh doanh lớn đến hiệu quả hoạt động của công ty. Mặc

37

dù vậy, cùng với sự nỗ lực của toàn thể lãnh đạo, cán bộ công ty trong giai đoạn từ 2008 đến 2010 công ty đã vượt qua thời kỳ khó khăn và đã đạt được những thành tích tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các số liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán giai đoạn 2008 - 2010 đã phần nào minh chứng những nỗ lực này.

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của VFT từ 2008 đến 2010

ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

2008-2009 2009-2010 1. Tổng doanh thu 83,943,674 81,293,623 131,219,145 -2,650,051 49,925,522

2. Giá vốn bán hàng 71,377,928 63,881,601 90,452,683 -7,496,327 26,571,082

3. Lợi nhuận gộp 12,565,746 17,412,022 40,766,462 4,846,276 23,354,440 - Doanh thu HĐ tài chính 422,057 829,396 1,486,198 407,339 656,802 - Chi phí tài chính 205,596 838,390 3,322,310 632,794 2,483,920 - Chi phí bán hàng 811,212 851,149 1,533,199 39,937 682,050 - Chi phí quản lý DN 12,491,741 8,811,331 19,563,642 -3,680,410 10,752,311

4. Lợi nhuận thuần từ SXKD -520,746 7,740,548 17,833,509 8,261,294 10,092,961

5. Kết quả từ HĐ khác

- Thu nhập khác 681,431 496,148 739,322 -185,283 243,174

- Chi phí khác 1,544 178,174 1,544 176,630

6. Lợi nhuận trƣớc thuế 160,685 8,235,152 18,394,657 8,074,467 10,159,505

7. Chi phí thuế TNDN 0 586,704 1,477,865 586,704 891,161

8.Lợi nhuận sau thuế 160,685 7,648,448 16,916,792 7,487,763 9,268,344

Nguồn: Báo cáo tài chính trong 3 năm từ 2008 đến năm 2010

Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ta thấy được nỗ lực vượt qua khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng. Từ kết quả sản xuất kinh doanh -520 triệu năm 2008 thì sang năm 2009 công ty đã có lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 7.740 triệu đồng và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2010 đạt 17.883 triệu với mức tăng tuyệt đối năm sau so với năm trước lần lượt là 8.261 triệu đồng và 10.092 triệu đồng. Nếu xét về tổng

38

lợi nhuận thuần tất cả các hoạt động sau khi đã trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp thì năm 2008 công ty vẫn có lợi nhuận là số dương 160 triệu chủ yếu do doanh thu tài chính bù lại, năm 2009 là 7.648 triệu và năm 2010 là 16.916 triệu đồng. So với quy mô của doanh nghiệp có tổng tài sản 200 tỷ đồng với 150 cán bộ, công nhân thì ta thấy về mặt tổng thể đây là doanh nghiệp thực sự ấn tượng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu này. Tuy nhiên, để thực sự đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động và sử dụng các nguồn vốn của công ty như thế nào chúng ta cần đi sâu phân tích cụ thể hơn mức độ hiệu trong từng nguồn vốn cụ thể trong các phần sau. Như vậy ta phải xem xét cơ cấu nguồn vốn của công ty để có những phân tích cụ thể.

2.2.2. Cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn của công ty VFT

Để hiểu rõ hơn về kết quả kinh doanh của công ty ta phải hiểu, biết xem công ty đã sử dụng các nguồn lực, tiềm năng sẵn có của mình như thế nào? Trong đó, việc đi sâu, phân tích về hiệu quả sử dụng vốn tại công ty là rất cần thiết. Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của công ty VFT trong vòng 03 năm từ 2008 đến 2010.

Bảng 2.2: Nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh của VFT

Đơn vị tính: Triệu đồng

NGUỒN VỐN

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A.NỢ PHẢI TRẢ 7.084.030 4,88% 43.027.915 23,01% 46.170.924 22,57% I. Nợ ngắn hạn 6.299.300 4,34% 42.047.439 22,49% 45.219.935 22,10% II.Nợ dài hạn 784.730 0,54% 980.476 0,52% 950.989 0,46% B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 137.969.981 95,12% 143.964.965 76,99% 158.432.486 77,43% I. Vốn chủ sở hữu 137.712.610 94,94% 143.261.058 76,61% 158.265.650 77,35% II. Các quỹ khác 257.371 0,18% 703.907 0,38% 166.836 0,08% TỔNG NGUỒN VỐN 145.054.011 100,00% 186.992.880 100,00% 204.603.410 100,00%

39

Qua xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2008 đến 2010 cho thấy tổng số vốn đầu tư vào hoạt động SXKD tăng liên tiếp trong 3 năm từ mức 145.054.011nghìn đồng năm 2008 đã tăng thêm 41.938.869 nghìn đồng lên 186.992.880 nghìn đồng vào năm 2009 đến cuối năm 2010 số vốn này tăng lên tới: 204.603.410 nghìn đồng. Xét về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn thì ta thấy năm 2008 tăng 128,91% so với năm 2008, năm 2010 tăng 109,42% so với năm 2009. Đóng góp cho việc tăng trưởng nguồn vốn này được hợp thành bởi hai nguồn là Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Sự tăng trưởng cả hai yếu tố này đã đóng góp mức tăng trưởng chung về nguồn vốn của công ty.

Cụ thể hơn, chúng ta phân tích xem trong các yếu tố cấu thành nguồn thì sự đóng góp và ảnh hưởng của yếu tố nào là chủ yếu, ta tính thêm 2 chỉ tiêu sau: Hệ số nợ 2008= Tổng số nợ = 7.084.030 = 4,88% Tổng số vốn của công ty 145.054.011 Hệ số nợ dài hạn 2008 = Nợ dài hạn = 784.730 = 0,57% Vốn CSH +Nợ dài hạn 137.969.981 +784.730 Ta có: - Hệ số nợ 2009 là 23,01% Hệ số nợ dài hạn 2008 là 0,68% - Hệ số nợ 20010 là 22,57% Hệ số nợ dài hạn 2009 là 0,60% Từ việc tính toán trên ta thấy:

- Hệ số nợ của công ty năm 2008 là rất thấp (4,88%) trong khi đó vốn tự có chỉ chiếm một phần rất lớn trong tổng nguồn (95,12%) chứng tỏ hoạt động của công ty koong thuận lợi nên công ty chủ yếu hoạt động bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Đặc biệt,VFT gần như không vay dài hạn để đầu tư mà chủ yếu đầu tư ngay ban đầu bằng VCSH nên không phát sinh nợ dài hạn. Việc này cũng do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty với chu kỳ sản phẩm ngắn. Sang năm 2009 và 2010 sản xuất của công ty được khôi phục nhanh trở lại

40

nên công ty đã vay vốn ngắn hạn để đầu tư sản xuất nên hệ số nợ đã tăng lên lần lượt là 23,01% và 22,58% trong khi nợ dài hạn không thay đổi. Từ những số liệu trên cho thấy VFT đã ứng phó tốt với khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã phản ảnh vào kết quả SXKD từ bảo toàn vốn trong năm 2008 (lỗ SXKD nhỏ) đến khôi phục mạnh mẽ trong năm 2009 và 2010.

Để đánh giá chính xác hơn hình thành nguồn chúng ta đi vào phân tích cơ cấu tài sản của công ty.

Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản SXKD của VFT

Đơn vị tính: Triệu đồng

TÀI SẢN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 126.950.000 87,52 165.251.835 88,37 188.556.420 92,16 I. Tiền 6.180.443 4,26 32.561.051 17,41 46.161.547 22,56

II.Các khoản phải thu 67.448.956 46,50 82.295.218 44,01 100.789.618 49,26

III.Hàng tồn kho 52.963.373 36,51 50.139.442 26,81 41.272.023 20,17 IV.TSLĐ khác 357.228 0,25 256.124 0,14 333.232 0,16 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 18.104.011 12,48 21.741.045 11,63 16.046.990 7,84 I.TSCĐ 17.750.907 12,24 21.387.941 11,44 15.693.886 7,67 II.TSDH khác 353.104 0,24 353.104 0,19 353.104 0,17 TỔNG VỐN 145.054.011 100,00 186.992.880 100,00 204.603.410 100,00

Nguồn: Báo cáo tài chính trong 3 năm từ 2008 đến năm 2010

Về cơ cấu tài sản: TSNH của VFT năm 2008 là 126.950.000 nghìn đồng chiếm 87,52% tổng vốn và liên tục tăng trong 2 năm 2009 và 2010 cả về tỷ lệ lẫn giá trị tuyệt đội, (2010 có giá trị 188,556,420 nghìn đồng chiếm 92,16%). Trong 3 năm mặc dù TSNH có sự đóng góp chủ yếu của hàng tồn kho và nợ phải thu nhưng đã có sự biến đổi mạnh về cơ cấu TSNH với tỷ lệ tiền tăng mạnh trong khi tỷ lệ hàng tồn kho giảm đi đáng kể trong khi các khoản phải thu không có sự thay đổi nhiều. Năm 2008 tỷ trọng tiền chiếm 4,26% thì đến 2010 tăng lên 22,56% với mức tăng tuyệt đối gần 40 tỷ đồng trong khi hàng tồn kho giảm từ 36.51% (52.963.373 nghìn đồng) năm 2008

41

giảm xuống còn 20,17% (41.272.023 nghìn đồng) năm 2010 đồng thời các khoản phải thu tăng từ 46,5% lên 49,26%. Nhìn vào các số liệu trên ta thấy tình hình bán hàng của công ty đã được cải thiện tích cực với lượng hàng tồn kho giảm và tiền thu được tăng lên, nó cũng cho thấy công ty đã có những cải tiến thực sự hiệu quả trong công tác bán hàng.

Về tài sản là hiện vật (hàng tồn kho, TSCĐ, công trình XDCB dở dang) là chiếm 49% năm 2008; tài sản còn lại là vốn bằng tiền, công nợ phải thu chiếm 51%đã giảm xuống tương ứng trong năm 2010 là 28% và 82%. Những tỷ lệ này cho thấy việc đầu tư dài hạn vào cơ sở vật chất kỹ thuật hình thành TSCĐ của DN còn thấp, công nghệ lạc hậu, nguồn vốn còn hạn chế.

Cụ thể một số nhóm tài sản như sau:

 Về tiền: Tại thời điểm ngày 31/12/2008 là 6.180.443 nghìn đồng chỉ chiếm 4,26% đã tăng mạnh lên 32.561.051 nghìn đồng năm 2009 chiếm 17,41% và 46.161.547 nghìn đồng năm 2010 chiếm 22,56% cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty đã tốt lên rõ rệt, công ty bán được hàng và thu được tiền. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty tiền nhàn rỗi của công ty vẫn chiếm một tỷ lệ lớn đến 24,44% so với tài sản ngắn hạn và chiếm phần lớn tài sản lưu động của Công ty và chủ yếu nằm ở ngân quỹ và tiền gửi ngân hàng còn đầu tư ngắn hạn hiện tại của Công ty chủ yếu tiền gửi. Với cơ cấu tài sản ngắn hạn như vậy rủi ro của Công ty thấp luôn đảm bảo khả năng thanh toán tuy nhiên về mặt hiệu quả sử dụng vốn thì chưa cao.

 Về nợ phải thu: Tại thời điểm ngày 31/12/2008 là 67.448.956 nghìn đồng chiếm 46,5% tổng giá trị tài sản của DN. Tình hình này cho thấy vốn của Công ty bị chiếm dụng lớn. Hơn nữa, trong khi các vốn khác chiếm tỷ trọng thấp mà nợ phải thu lại có xu hướng tăng lên (2008 là 67.448.956 nghìn đồng, đến cuối năm 2010 là 100.789.618 nghìn đồng) với tỷ trọng tăng tương đối là 2,76% nhưng số tuyệt đối tăng tới 33.340.662 nghìn đồng. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm tình hình, hiệu quả sử dụng vốn của công ty gây cho công ty khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh, làm giảm lợi nhuận của công ty. Vì các khoản nợ phải thu này không sinh lời, làm giảm tốc độ quay vòng của vốn. Để đáp ứng đủ cho các nhu cầu về các

42

nguồn khác thì DN phải đi vay, phải trả lãi suất. Đây là điều còn hạn chế trong sử dụng vốn của Công ty, đòi hỏi công ty cần xem xét để đưa ra phương án tốt nhất cho việc sử dụng vốn của mình.

 Về hàng hoá tồn kho: Tại thời điểm ngày 31/12/2008 là 52.963.373 nghìn đồng chiếm 36,51% tổng giá trị tài sản, so với tổng giá trị TSLĐ thì hàng hoá tồn kho chiếm 41,72%, trong khi đó vốn bằng tiền chiếm 4,26%, nợ phải thu của công ty chiếm 46,5%. Điều này cho thấy năm 2008 việc sử dụng vốn chưa hiệu quả, phần lớn vốn lưu động đọng ở khâu thanh toán, công nợ. Tuy nhiên, lý giải cho điều này là do 2008 chính là trọng tâm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nên sang năm 2009 và 2010 các chỉ tiêu này đã được cải thiện đặc biệt hàng tồn kho đã giảm mạnh chỉ còn chiếm 20,17% khi kết thúc năm 2010.

 Về tài sản cố định: TSCĐ của công ty là 17.750.907 nghìn đồng chiếm 12,24% trong tổng tài sản năm 2008 đã giảm xuống 15.693.886 nghìn đồng chiếm 7,67% vào kết thúc năm 2010 cho thấy tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản công ty đã giảm đáng kể cho thấy giá trị còn lại trong dây chuyển sản xuất còn thấp. Về TSCĐ hữu hình năm 2009 công ty cũng đã có đầu tư một dây chuyển mới với trị giá 9,258,942 nghìn đồng làm tăng nguyên giá, nhưng sang năm 2010 chỉ đầu tư thêm 1,545,082 nghìn đồng cho TSCĐ hữu hình. Tỷ lệ giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình còn 18,5%, đối với TSCĐ vô hình còn 16,67% chứng tỏ tài sản của công ty cũ nhiều, mức độ đầu tư đổi mới TSCĐ trong các năm quá chậm. Ngoài ra, có thể chưa tính hết mức hao mòn vô hình của tài sản, nếu tính đủ tỷ lệ này còn thấp hơn.

Để xem xét tài sản có được tài trợ như thế nào ta sẽ nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn của VFT thông qua bảng 2.4.

Từ bảng 2.4 ta thấy tài sản của DN được hình thành từ hai nguồn là: - Nguồn vốn chiếm dụng.

- Nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó:

Vốn chiếm dụng năm 2008 chỉ chiếm 4,34% tương đương 6,299,300 nghìn đồng nhưng đã tăng mạnh lên 23,01% tương đương 42,047,439 nghìn

43

đồng vào năm 2009 và 22,49% tương đương 45.219.935 nghìn đồng vào năm 2010. Vốn chủ sở hữu chiếm một lượng rất lớn 95,12% năm 2008 giảm xuống còn 77,43% năm 2010 nhưng vẫn tăng hơn 20 tỷ đồng về mặt giá trị. Như vậy, VFT hoạt động chủ yếu bằng vốn chủ sở hữu, và một phần vốn chiếm dụng, công ty không phải vay vốn ngân hàng.

Tuy nhiên, số liệu này chỉ mới phản ánh tại thời điểm 31/12 do vậy, chưa phản ánh hết tình hình huy động vốn của doanh nghiệp hoạt động trong năm do đó chúng ta cần có thêm những căn cứ khác để xác định hiệu quả sử dụng vốn của DN.

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của công ty VFT

Đơn vị tính: Triệu đồng

NGUỒN VỐN

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A. NỢ PHẢI TRẢ 7,084,030 4.88 43,027,915 23.01 46,170,924 22.57 I. Nợ ngắn hạn 6,299,300 4.34 42,047,439 22.49 45,219,935 22.10 Phải trả người bán 446,023 0.31 31,368,815 16.78 37,732,673 18.44

Người mua trả trước 3,091,611 2.13 6,008,956 3.21 832,738 0.41

Thuế, phải nộp NN 2,191,351 1.51 4,200,034 2.25 5,796,928 2.83

Phải trả người lao động 26,023 0.02 32,144 0.02 32,090 0.02

Chi phí phải trả 249,768 0.17 0 0.00 278,086 0.14 Phải trả phải nộp khác 294,524 0.20 437,490 0.23 547,420 0.27 II.Nợ dài hạn 784,730 0.54 980,476 0.52 950,989 0.46 Dự phòng TC thôi việc 784,730 0.54 980,476 0.52 950,989 0.46 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 137,969,981 95.12 143,964,965 76.99 158,432,486 77.43 I. Vốn chủ sở hữu 137,712,610 94.94 143,261,058 76.61 158,265,650 77.35 Vốn góp 72,787,000 50.18 72,787,000 38.93 72,787,000 35.57

Quỹ đầu tư phát triển 26,597,380 18.34 26,597,380 14.22 26,597,380 13.00

Quỹ dự phòng tài chính 18,196,750 12.54 18,196,750 9.73 18,196,750 8.89

Lợi nhuận chưa PP 20,131,480 13.88 25,679,928 13.73 40,684,520 19.88

II. Các quỹ khác 257,371 0.18 703,907 0.38 166,836 0.08

TỔNG CỘNG

NGUỒN VỐN 145,054,011 100 186,992,880 100 204,603,410 100

44

Về nguồn vốn CSH: Tổng nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm 2008 là 137,969,981 nghìn đồng, nhưng sang năm 2009 là 143,261,058 nghìn đồng và 2010 là 158,432,486 nghìn đồng. Như vậy nguồn vốn SHC đã liên tục tăng trong 3 năm với mức tăng 2009 so với 2008 là 5,548,448 nghìn đồng tương ứng 104,3% và năm 2010 so với 2009 là 15.004.592 nghìn đồng tương ứng 110,47% tuy nhiên về tỷ trọngđóng góp trong tổng nguồn vốn của công ty thì VSHC lại giảm tỷ trọng dù tăng về số tuyệt đối. Mức tăng vốn SHC này chính là nguồn lợi nhuận chưa phân phối của DN.

Nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của DN. Một DN có mức vốn CSH cao sẽ chủ động về năng lực hoạt động của mình, không bị phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài. Như vậy, nguồn vốn CSH của DN cao (từ 77 đến 95%), chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính là

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH các hệ thống viễn thông VNPT - FUJITSU (VFT) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)