Thuyết phân cấp nhu cầu của A.Braham Maslow cho rằng con ngƣời đƣợc thúc đẩy bởi nhiều nhu cầu khác nhau và những nhu cầu này đƣợc phân cấp theo thứ bậc. Maslow đã chia nhu cầu thành 5 thứ bậc theo một trật tự xác định.
- Nhu cầu sinh lý: Đây là những nhu cầu cơ bản nhất của con ngƣời bao gồm: thức ăn, nƣớc uống, không khí,…Trong tổ chức, vấn đề này đƣợc phản ánh thông
16
qua sự thỏa mãn nhu cầu về nhiệt độ, không khí nơi làm việc và tiền lƣơng để duy trì cuộc sống của nhân viên.
- Nhu cầu an toàn: Đây là những nhu cầu cần đƣợc an toàn cả về vật chất và tinh thần, không có bất cứ một đe dọa nào, không có bạo lực và đƣợc sống trong xã hội có trật tự. Trong tổ chức, nhu cầu này đƣợc phản ánh qua sự an toàn trong công việc, an toàn trong tài sản, sự nghiệp…
- Nhu cầu quan hệ xã hội: Phản ánh mong muốn đƣợc thừa nhận bởi những ngƣời khác trong xã hội, mong muốn có tình bạn, đƣợc tham gia vào các nhóm hoạt động, và đƣợc yêu thƣơng. Trong tổ chức, những nhu cầu này đƣợc thể hiện qua mong muốn có quan hệ tốt với các đồng nghiệp, với những thành viên trong nhóm và nhà quản trị.
- Nhu cầu đƣợc tôn trọng: Thể hiện mong muốn có đƣợc hình ảnh tốt đẹp, sự quan tâm, sự thừa nhận, và sự đánh giá cao từ những ngƣời khác. Trong tổ chức, những nhu cầu này phản ánh nỗ lực để có đƣợc sự thừa nhận, sự nâng cao ý thức trách nhiệm, địa vị cao hơn và sự thừa nhận về những đóng góp cho tổ chức.
- Nhu cầu tự hoàn thiện: Là nhu cầu cao nhất của con ngƣời. Nhu cầu này hƣớng vào việc phát huy hết khả năng tiềm ẩn của một cá nhân, qua đó rèn luyện họ ngày càng hoàn thiện hơn. Những nhu cầu về sự tự hoàn thiện mình có thể đƣợc sử dụng trong các tổ chức bằng cách cung cấp cho nhân viên nhiều cơ hội phát triển qua sự tự do sáng tạo và đƣợc thử thách trong công việc.
Theo tác giả Douglas G.Mook (1995) [23], tháp nhu cầu của Maslow có 3 hàm ý quan trọng:
- Càng lên cao, nhu cầu càng phức tạp và mang bản chất con ngƣời đặc trƣng. - Những nhu cầu xuất hiện theo thứ tự; khi mỗi nhu cầu đƣợc đáp ứng, nhu cầu tiếp theo sẽ xuất hiện. Nhƣng nếu một nhu cầu ở cấp độ nào đó không đƣợc đáp ứng, thì nhu cầu đó vẫn tồn tại, và nhu cầu cao hơn sẽ không xuất hiện.
- Sự thất bại trong việc đáp ứng các nhu cầu tạo ra bệnh. Rối loạn thần kinh chức năng là một nỗ lực tuyệt vọng để đáp ứng nhu cầu không đƣợc đáp ứng.
17
Theo tác giả Micheal Amstrong (2007) [19], thuyết phân cấp nhu cầu của Maslowcũng có hạn chế: Không có độ tin cậy trong việc thực hiện nghiên cứu thực nghiệm; không chắc chắn về sự rõ ràng trong kết quả đạt đƣợc vì những ngƣời khác nhau có những sự ƣu tiên khác nhau và khó có thể chấp nhận rằng sự phát triển những nhu cầu của con ngƣời là tăng dần theo cấp bậc.
Hình 1.1. Tháp nhu cầu của Maslow