Pha 1 dãy dung dịch PRC có nồng độ tăng dần từ 0,240µg/mL trong HCl 0,1M. Tiến hành đo độ hấp thụ quang của các dung dịch ở bước sóng tối ưu là 210 - 285 nm. Kết quả đo quang (trung bình của 3 lần đo) của một số dung dịch được chỉ ra ở hình 3.4 và bảng 3.7.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.7. Độ hấp thụ quang của dung dịch PRC ở các giá trị nồng độ.
CPRC (g/mL) 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 1,5 2,0 A(244nm) 0,020 0,032 0,043 0,056 0,068 0,102 0,143 CPRC (g/ml) 2,5 3,0 3,5 4,0 4,5 5,0 6,0 A (244nm) 0,173 0,201 0,238 0,259 0.290 0,335 0,393 CPRC (g/ml) 8,0 10,0 15.0 20,0 25,0 30,0 40,0 A(244nm) 0,521 0,647 0,980 1,300 1,640 2,001 2,670
Từ kết quả đo quang ở bảng 3.7. Tiến hành xây dựng đường biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang A vào nồng độ PRC , chúng tôi nhận thấy trong khoảng nồng độ PRC từ 0,2 40 µg/mL thì độ hấp thụ quang phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ . Tuy nhiên độ hấp thụ quang lớn (A>2) khi nồng độ PRC >25 µg/mL. Vì vậy, chúng tôi chỉ khảo sát độ hấp thụ quang của PRC khi nó tuân theo định luật Bughe - Lămbe- Bia trong khoảng nồng độ 0,2 25 µg/mL. Kết quả được thể hiện ở hình 3.5.
Hình 3.5. Đường hồi quy tuyến tính biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang A vào nồng độ PRC.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn