1.1.3.1. Giới thiệu chung
Phenylephin hydroclorit là một loại thuốc giảm sung huyết trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa và cảm. Phenylephin hydroclorit có tác dụng giãn phế quản và có trong một số thuốc dùng trong điều trị bệnh hen phế quản và viêm phế quản mạn. Trong dạng thuốc nhỏ mắt, phenylephin hydroclorit được dùng để làm giãn đồng tử lúc khám (soi đáy mắt) hay phẫu thuật mắt [14,25].
Công thức phân tử : C9 H13NO2 . HCl Khối lượng mol phân tử: 203,67 (g/mol)
Phenylephin hydroclorit
1.1.3.2. Dược lý và cơ chế tác dụng
Phenylephin hydroclorit là một thuốc cường giao cảm 1 (1-adrenergic) có tác dụng trực tiếp lên các thụ thể, 1-adrenergic làm co mạch máu và làm tăng huyết áp. Tác dụng làm tăng huyết áp yếu hơn norepinephin, nhưng thời gian tác dụng dài hơn. Phenylephin hydroclorit gây nhịp tim chậm do phản xạ, làm giảm thể tích máu trong tuần hoàn, giảm lưu lượng máu qua thận, cũng như giảm máu vào nhiều mô và cơ quan của cơ thể. Ở liều điều trị, phenylephin hydroclorit thực tế không có tác dụng kích thích trên thụ thể -adrenergic của tim (thụ thể 1-adrenergic); nhưng ở liều lớn, có kích thích thụ thể -adrenergic. Phenylephin hydroclorit không kích thích thụ thể -adrenergic của phế quản hoặc mạch ngoại vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
(thụ thể 2-adrenergic). Ở liều điều trị, thuốc không có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương.
Cơ chế tác dụng -adrenergic của phenylephin hydroclorit là do ức chế sự sản xuất AMP vòng (cAMP: xyclic adenosin - 3’, 5’- monophotphat) do ức chế enzym adenyl xyclat, trong khi tác dụng -adrenergic là do kích thích hoạt tính adenyl xyclat.
Phenylephin hydroclorit cũng có tác dụng gián tiếp do giải phóng norepinephrin từ các nang chứa vào tuần hoàn. Thuốc có thể gây quen thuốc nhanh, tức là tác dụng giảm đi khi dùng lặp lại nhiều lần, nhưng nhà sản xuất cho là không gây quen thuốc nhanh.
Phenylephin hydroclorit có thể dùng đường toàn thân. Trước đây, thuốc đã được dùng để điều trị sốc sau khi đã bù đủ dịch để nâng huyết áp, nhưng hiệu quả chưa được chứng minh và có thể còn gây hại cho người bệnh. Norepinephin, metaraminol thường được ưa dùng hơn, nhất là khi cần kích thích cơ tim, đặc biệt trong sốc do nhồi máu cơ tim, nhiễm khuẩn huyết hoặc tai biến phẫu thuật. Tuy vậy, phenylephin hydroclorit có thể có ích khi không cần phải kích thích cơ tim như trong điều trị hạ huyết áp do gây mê bằng xyclopropan, halothan hoặc các thuốc khác dễ gây loạn nhịp tim.
Phenylephin hydroclorit cũng đã được dùng để dự phòng và điều trị hạ huyết áp do gây tê tuỷ sống, nhưng có người cho là không nên dùng các thuốc chủ vận -adrenergic thuần tuý, vì có thể làm giảm lưu lượng máu về tim.
Dùng phenylephin hydroclorit để điều trị hạ huyết áp trong khi gây mê cho sản phụ còn tranh cãi, vì có thể điều trị bằng bù đủ dịch và thay đổi tư thế người bệnh để tử cung không đè lên tĩnh mạch chủ dưới. Nếu cần dùng thuốc để nâng huyết áp, thường ephedrin được ưa dùng hơn.
Phenylephin hydroclorit cũng đã được dùng để điều trị cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, đặc biệt khi người bệnh bị hạ huyết áp hoặc sốc, nhưng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
một thuốc kháng cholinesterat tác dụng ngắn (thí dụ edrophonium clorit) thường được ưa dùng vì an toàn hơn.
Phenylephin hydroclorit có thể dùng tại chỗ với các dung dịch có nồng độ khác nhau từ đậm đặc (nồng độ từ 2,5% trở lên) đến loãng (nồng độ 0,125% - 0,5%).
Khi nhỏ vào niêm mạc mắt, phenylephin hydroclorit tác động trực tiếp trên thụ thể -adrenergic ở cơ giãn đồng tử làm co cơ này, nên đồng tử giãn rộng; tác động nhẹ đến thể mi, nên không làm liệt thể mi; tác động đến cơ vòng mi, nên làm giảm sụp mi trong hội chứng Horner hoặc Raeder; có thể làm giảm nhãn áp ở mắt bình thường hoặc bị glôcôm góc mở do thuỷ dịch thoát ra tăng, hoặc do giảm sản xuất thuỷ dịch. Phenylephin hydroclorit còn làm co các mạch máu, nên làm giảm sung huyết ở kết mạc [25].
Khi nhỏ vào niêm mạc mũi, phenylephin hydroclorit gây co mạch tại chỗ, nên làm giảm sung huyết mũi và xoang do cảm lạnh.
Phenylephin hydroclorit hấp thụ rất bất thường qua đường tiêu hoá, vì bị chuyển hoá ngay trên đường tiêu hoá. Vì thế, để có tác dụng trên hệ tim mạch, thường phải tiêm. Sau khi tiêm tĩnh mạch, huyết áp tăng hầu như ngay lập tức và kéo dài 15 – 20 phút. Sau khi tiêm bắp, huyết áp tăng trong vòng 10 – 15 phút và kéo dài từ 30 phút đến 1 – 2 giờ.
Khi hít qua miệng, phenylephin hydroclorit có thể hấp thu đủ để gây ra tác dụng toàn thân. Sau khi uống, tác dụng chống sung huyết mũi xuất hiện trong vòng 15 – 20 phút, và kéo dài 2 – 4 giờ.
Sau khi nhỏ dung dịch 2,5% phenylephin hydroclorit vào kết mạc, đồng tử giãn tối đa vào khoảng 15 – 60 phút và trở lại như cũ trong vòng 3 giờ. Nếu nhỏ dung dịch 10% phenylephin hydroclorit, đồng tử giãn tối đa trong vòng 10 – 90 phút và phục hồi trong vòng 3 – 7 giờ. Đôi khi phenylephin hydroclorit bị hấp thu đủ để gây tác dụng toàn thân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để làm giảm sung huyết ở kết mạc hoặc ở mũi, thường dùng các dung dịch loãng hơn (0,125 – 0,5%). Sau khi nhỏ thuốc vào kết mạc hoặc vào niêm mạc mũi, mạch máu tại chỗ hầu như co lại ngay. Thời gian tác dụng làm giảm sung huyết sau khi nhỏ thuốc đối với kết mạc hoặc niêm mạc mũi dao động nhiều, từ 30 phút đến 4 giờ.
Phenylephin hydroclorit trong tuần hoàn, có thể phân bố vào các mô, nhưng còn chưa biết thuốc có phân bố được vào sữa mẹ không.
Phenylephin hydroclorit bị chuyển hoá ở gan và ruột nhờ enzym monoaminoxidat (MAO).
1.1.3.3. Chống chỉ định
Bệnh tim mạch nặng, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành.
Tăng huyết áp nặng, blốc nhĩ thất, xơ cứng động mạch nặng, nhịp nhanh thất.
Cường giáp nặng hoặc bị glôcôm góc đóng.
Dung dịch 10% không dùng cho trẻ nhỏ hoặc người cao tuổi. Mẫn cảm với thuốc, hoặc mẫn cảm chéo với pseudoephedrin.
1.1.3.4. Thận trọng
Ở bệnh nhân bị sốc, dùng phenylephin hydroclorit không phải là để thay thế cho việc bổ sung máu, huyết tương, dịch và điện giải. Cần phải bổ sung dịch trước khi dùng phenylephin hydroclorit.
Khi cấp cứu, có thể dùng thuốc làm chất bổ trợ cho bù dịch hoặc được dùng như biện pháp hỗ trợ tạm thời để đảm bảo cho sự tưới máu cho động mạch cảnh hoặc động mạch não, cho đến khi hoàn tất việc bù dịch.
Phenylephin hydroclorit không được dùng như một liệu pháp điều trị duy nhất ở bệnh nhân giảm thể tích máu. Liệu pháp bù dịch có thể cần phải bổ sung trong hoặc sau khi dùng thuốc; đặc biệt là nếu hạ huyết áp lại bị tái lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm hoặc huyết áp thất trái để phát hiện và xử lý giảm thể tích máu; theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm hoặc áp lực động mạch phổi để tránh gây tăng gánh cho hệ tuần hoàn, có thể gây suy tim sung huyết.
Hạ oxy huyết và nhiễm axit cũng làm giảm hiệu quả của phenylephin hydroclorit; vì vậy, cần xác định và điều chỉnh trước khi hoặc cùng một lúc với dùng thuốc.
Trong thuốc tiêm phenylephin hydroclorit, để chống oxy hoá, thường có natri metabisulfit, là chất có khả năng gây phản ứng dị ứng, kể cả phản ứng phản vệ, đặc biệt là ở người bị hen.
Cần thận trọng khi dùng cho người cao tuổi, bệnh nhân cường giáp, nhịp tim chậm, blốc tim một phần, bệnh cơ tim, xơ cứng động mạch nặng, đái tháo đường týp I [25].
Thời kỳ mang thai
Dùng phenylephin hydroclorit cho phụ nữ có thai giai đoạn muộn hoặc lúc chuyển dạ, làm cho thai dễ bị thiếu oxy máu và nhịp tim chậm, là do tử cung tăng co bóp và giảm lưu lượng máu tới tử cung. Dùng phối hợp phenylephin hydroclorit với thuốc trợ đẻ sẽ làm tăng tai biến cho sản phụ.
Còn chưa đủ số liệu nghiên cứu về tác hại của phenylephin hydroclorit trên thai. Vì vậy, chỉ dùng phenylephin hydroclorit cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết, có cân nhắc về tác hại do thuốc gây ra.
Thời kỳ cho con bú
Còn chưa rõ phenylephin hydroclorit có phân bố được vào sữa mẹ không; vì vậy, phải rất thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ nuôi con bú. Biện pháp tốt nhất là nếu buộc phải dùng phenylephin hydroclorit tiêm, thì nên ngừng cho con bú.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.1.3.5. Tương tác thuốc
Phentolamin và thuốc chẹn alpha-adrenergic: Tác dụng tăng huyết áp của phenylephin hydroclorit sẽ giảm, nếu trước đó, đã dùng thuốc chẹn alpha- adrenergic như phentolamin mesylat. Phentolamin có thể được dùng để điều trị tăng huyết áp do dùng quá liều phenylephin hydroclorit.
Các phenothiazin (như clopromazin): Các phenothiazin cũng có một số tác dụng chẹn alpha-adrenergic; do đó, dùng một phenothiazin từ trước, có thể làm giảm tác dụng tăng huyết áp và thời gian tác dụng của phenylephin hydroclorit. Khi huyết áp hạ do dùng quá liều một phenothiazin hoặc thuốc chẹn alpha-adrenergic, có thể phải dùng liều phenylephin hydroclorit cao hơn liều bình thường.
Propranolol và thuốc chẹn beta-adrenergic: Tác dụng kích thích tim của phenylephin hydroclorit sẽ bị ức chế bằng cách dùng từ trước thuốc chẹn beta-adrenergic như propranolol. Propranolol có thể được dùng để điều trị loạn nhịp tim do dùng phenylephin hydroclorit.
Thuốc trợ đẻ (oxytocic): Khi phối hợp phenylephin hydroclorit (một thuốc gây tăng huyết áp) với thuốc trợ đẻ, tác dụng tăng huyết áp sẽ tăng lên. Nếu phenylephin hydroclorit được dùng khi chuyển dạ và xổ thai để chống hạ huyết áp, hoặc được thêm vào dung dịch thuốc tê, thày thuốc sản khoa phải lưu ý là thuốc trợ đẻ có thể gây tăng huyết áp nặng và kéo dài và vỡ mạch máu não có thể xảy ra sau khi đẻ.
Thuốc cường giao cảm: Sản phẩm thuốc phối hợp phenylephin hydroclorit và một thuốc cường giao cảm giãn phế quản, không được dùng phối hợp với epinephin hoặc thuốc cường giao cảm khác, vì nhịp tim nhanh và loạn nhịp tim có thể xảy ra.
Thuốc mê: Phối hợp phenylephin hydroclorit với thuốc mê là hydrocarbon halogen hoá (ví dụ xyclopropan) làm tăng kích thích tim và có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thể gây loạn nhịp tim. Tuy nhiên, với liều điều trị, phenylephin hydroclorit ít gây loạn nhịp tim hơn nhiều so với norepinephrin hoặc metaraminol.
Monoaminoxidat (MAO): Tác dụng kích thích tim và tác dụng tăng huyết áp của phenylephin hydroclorit được tăng cường, nếu trước đó đã dùng thuốc ức chế MAO là do chuyển hoá phenylephin hydroclorit bị giảm đi. Tác dụng kích thích tim và tác dụng tăng huyết áp sẽ mạnh hơn rất nhiều, nếu dùng phenylephin hydroclorit uống so với tiêm, vì sự giảm chuyển hoá của phenylephin hydroclorit ở ruột làm tăng hấp thu thuốc. Vì vậy, không được dùng phenylephin hydroclorit uống phối hợp với thuốc ức chế MAO.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng (như imipramin) hoặc guanethidin cũng làm tăng tác dụng tăng huyết áp của phenylephin hydroclorit.
Atropin sunfat và các thuốc liệt thể mi khác khi phối hợp với phenylephin hydroclorit sẽ phong bế tác dụng chậm nhịp tim phản xạ, làm tăng tác dụng tăng huyết áp và giãn đồng tử của phenylephin hydroclorit.
Alcaloit nấm cựa gà dạng tiêm (như ergonovin maleat) khi phối hợp với phenylephin hydroclorit sẽ làm tăng huyết áp rất mạnh.
Digitalis phối hợp với phenylephin hydroclorit làm tăng mức độ nhạy cảm của cơ tim do phenylephin hydroclorit.
Furosemit hoặc các thuốc lợi niệu khác làm giảm đáp ứng tăng huyết áp do phenylephin hydroclorit.
Pilocarpin là thuốc co đồng tử, có tác dụng đối kháng với tác dụng giãn đồng tử của phenylephin hydrocorit. Sau khi dùng phenylephin hydroclorit làm giãn đồng tử để chẩn đoán mắt xong, có thể dùng pilocarpin để mắt phục hồi được nhanh hơn [14,25,30].
Với guanethidin: Dùng phenylephin hydroclorit cho người bệnh đã có một thời gian dài uống guanethidin, đáp ứng giãn đồng tử của phenylephin hydroclorit tăng lên nhiều và huyết áp cũng tăng lên rất mạnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Với levodopa: Tác dụng giãn đồng tử của phenylephin hydroclorit giảm nhiều ở người bệnh dùng levodopa.
Không dùng cùng với bromocriptin vì tai biến co mạch và tăng huyết áp.
1.2. Các định luật cơ sở của sự hấp thụ ánh sáng
1.2.1. Định luật Bughe - Lămbe – Bia
Độ hấp thụ quang của cấu tử tỷ lệ thuận với nồng độ của chất trong dung dịch và bề dày lớp dung dịch mà ánh sáng truyền qua.
Phương trình toán học biểu diễn định luật Bughe - Lămbe - Bia
A = . b. C (1.1)
Trong đó :
A: độ hấp thụ quang của dung dịch ở bước sóng . (A không có thứ nguyên)
: hệ số hấp thụ mol phân tử của cấu tử tại bước sóng . b: bề dày lớp dung dịch (cm).
C: nồng độ của cấu tử trong dung dịch (mol/lit).
Định luật Bughe – Lămbe – Bia là sự tổ hợp của hai định luật thứ nhất và thứ hai của sự hấp thụ ánh sáng.
1.2.2. Định luật cộng tính
Định luật cộng tính là một sự bổ sung quan trọng cho các định luật hấp thụ ánh sáng vừa xét. Định luật cộng tính là cơ sở định lượng cho việc xác định nồng độ của hệ trắc quang nhiều cấu tử.
Bản chất của định luật cộng tính là sự độc lập của đại lượng độ hấp thụ quang của một chất riêng biệt khi có mặt của các chất khác có sự hấp thụ ánh sáng riêng.
Biểu diễn tính cộng tính về độ hấp thụ quang của dung dịch hỗn hợp chứa n cấu tử tại bước sóng bằng phương trình toán học:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
n
λ 1,λ 2,λ i,λ n,λ i,λ
i=1
A =A +A +...+A +...+A = A (1.2) Trong đó : A: độ hấp thụ ánh sáng của dung dịch hỗn hợp chứa n cấu tử ở bước sóng .
A i,: độ hấp thụ ánh sáng của cấu tử thứ i ở bước sóng ; n là số cấu tử hấp thụ ánh sáng có trong hỗn hợp ; với i = 1 n.
Từ (1.1) có thể viết lại phương trình (1.2) như sau :
n
λ 1,λ 1 2,λ 2 n,λ n i,λ i
i=1
A = ε .b.C +ε .b.C +...+ε .b.C =ε .b.C (1.3) Định luật cộng tính được phát biểu như sau: “Ở một bước sóng đã cho độ hấp thụ quang của một hỗn hợp các cấu tử không tương tác hóa học với nhau bằng tổng độ hấp thụ quang của các cấu tử riêng biệt ở cùng bước sóng này”.
1.2.3. Những nguyên nhân làm cho sự hấp thụ ánh sáng của dung dịch không tuân theo định luật Bughe – Lămbe – Bia
Trong thực hành phân tích trắc quang, trong nhiều trường hợp thấy có sự lệch khỏi định luật Bughe – Lămbe – Bia, lúc đó không quan sát thấy có sự phụ thuộc tuyến tính giữa độ hấp thụ quang của dung dịch và nồng độ của cấu tử trong dung dịch. Việc lệch khỏi định luật Bughe – Lămbe – Bia xảy ra do nhiều nguyên nhân sau:
- Sự có mặt của các chất điện giải lạ trong dung dịch màu làm biến dạng các phần tử hoặc các ion phức màu làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ ánh sáng của các tiểu phân hấp thụ ánh sáng.
- Hiệu ứng solvat hóa: Sự solvat hóa (hay hydrat hóa) làm giảm nồng độ các phần tử dung môi tự do, do đó làm thay đổi nồng độ của dung dịch màu và làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ ánh sáng của dung dịch màu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Hiệu ứng liên hợp: Trong một số trường hợp có sự tương tác của chính các tiểu phân hấp thụ ánh sáng để tạo ra các tiểu phân polime làm thay đổi nồng độ hợp chất màu.
- Ảnh hưởng mức độ đơn sắc của ánh sáng: Dùng ánh sáng đơn sắc chiếu vào dung dịch màu thì có sự tuân theo định luật Bughe – Lămbe – Bia, trong trường hợp dùng ánh sáng đa sắc làm nguồn chiếu thì có quan sát có sự