Sởi không điển hình

Một phần của tài liệu hệ chuyên gia trợ giúp chẩn đoán bệnh trẻ em từ 2 đến 5 tháng tuổi (Trang 44)

Một số trƣờng hợp bênh sởi biểu hiện không giống nhƣ miêu tả ở trên nhƣ trong trƣờng hợp bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, ban có thể không điển hình. Các bệnh này thƣờng là bệnh nhân AIDS, hội chứng thận hƣ, điều trị thuốc ức chế miễn dịch...

Chẩn đoán

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào yếu tố dịch tễ (tiếp xúc nguồn lây) và biểu hiện lâm sàng với những dấu hiệu và triệu chứng miêu tả ở trên. trong đó việc phát hiện nội ban bà ngoại ban tuần tự có ý nghĩa quyết định. Xét nghiệm cận lâm sàng chỉ có ý nghĩa nghiên cứu hơn là phục vụ cho công tác điều trị.

Trong giai đoạn tiền triệu, có thể phát hiện các tế bào khổng ồ đa nhân từ bệnh phẩm ngoáy mũi họng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công thức máu có thể cho thấy giảm tế bào đa nhân trung tính và tăng tƣơng đối tế bào lympho. Khi bội nhiễm vi khuẩn gây viêm tai giữa hay viêm phổi thì tế bào đa nhân trung tính có thể tăng cao. Đây cũng là dấu hiệu có ích trong phát hiện biến chứng bội nhiễm. Dịch não tủy chỉ thực hiện khi trẻ có biểu hiện tổn thƣơng thần

kinh. Trong trƣờng hợp này, protein tăng cao, tế bào ít tăng và chủ yếu là các tế bào lympho, glucose dịch não tủy bình thƣờng.

Kháng thể có thể phát hiện đƣợc khi xuất hiện ban trên lâm sàng. Kháng thể IgM chio biết tình trạng nhiễm trùng cấp tính. Kháng thể IgG cho biết bệnh nhân đã đƣợc miễn dịch do tiêm chủng hay mắc bệnh trƣớc đó. IgG cũng là kháng thể duy nhất mẹ truyền cho con qua nhau thai và có tác dụng bảo vệ trẻ trong khảng 4 đén 6 tháng đầu đời.

Phân lập virus bằng cách cấy trên tế bào phôi ngƣời hoặc tế bào thận khỉ. Những thay đổi bệnh lý tế bào thƣờng xảy ra trong khoảng 5-10 ngày với sự xuất hiện các tế bào khổng lồ đa nhân cùng với các hạt vùi trong nhân tế bào.

Chẩn đoán phân biệt : Cần chẩn đoán phân biệt với:

Sởi Đức (rubella): Ban ít hơn sởi, sốt cũng nhẹ nhàng hơn.

Đào ban ấu nhi (roseola infantum) do HHV 6: thƣờng gặp ở trẻ nhũ nhi. Ban có hình dạng giống ban sởi nhƣng thƣờng xuất hiện khi sốt giảm đột ngột và thƣờng xuất hiện đầu tiên ở bụng. Kết mạc mắt không viêm còn trong sởi kết mạc viêm đỏ gây nên biểu hiện

mắt kèm nhèm trên lâm sàng.

Nhiễm virus nhƣ echovirus, Coxackievirus và adenovirus: ban cũng không đặc trƣng nhƣ ban sởi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng do Epstein Barr virus: ban ít hơn nhƣng cũng có thể xuất hiện dày lên khi dùng thuốc ampicilline. Bệnh thƣờng kèm theo viêm họng đôi khi có mủ, sƣng hạch cổ, gan lách to...

Toxopalasmosis.

Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu: bệnh thƣờng nặng nề với bối cảnh sốc trụy mạch, ban lan nhanh và không theo tuần tự, ban thƣờng có hình sao, xuất huyết màu tím thẫm (tử ban).

Sốt tinh hồng nhiệt. Các bệnh do rickettsia. Bệnh Kawasaki.

Nổi ban do dị ứng thuốc: tiền sử dùng thuốc. Các bệnh huyết thanh.

Điều trị : đây chỉ mang tính tham khảo không có tính pháp lý và không thể thay thế điều trị của các bác sĩ chuyên khoa nhi. Điều trị bệnh sởi cần thực hiện ở bệnh viện nhằm mục đích cách ly và phát hiện kịp thời các biến chứng. Giống nhƣ trong đa phần các bệnh do virus, hiện tại chƣa có điều trị đặc hiệu chống virus sởi mà chỉ có điều trị hỗ trợ.

Điều trị hỗ trợ gồm hạ sốt bằng Paracetamol, Ibuprofen; nghỉ ngơi tại giƣờng, bù phụ nƣớc-điện giải, phát hiện biến chứng kịp thời. Điều trị kháng sinh khi có bằng chứng bội nhiễm vi khuẩn.

Các thuốc kháng virus hiện nay không có tác dụng.

Vitamin A

Tình trạng thiếu vitamin A gặp ở 90% bệnh nhi mắc sởi ở châu Phi và gặp ở 22-72% bênh nhi mắc sởi ở Mỹ. Có mối tƣơng quan nghịch giữa nồng độ Vitamin

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

A trong máu với mức độ nặng của sởi. Điều trị bằng Vitamin A đƣờng uống chứng tỏ làm giảm tỷ lệ tử vong cũng nhƣ biến chứng ở trẻ em mắc sởi tại các nƣớc đang phát triển. Liều khuyến cáo là 100 000 đơn vị quốc tế cho trẻ 6 tháng đến 1 tuổi; 200 000 đơn vị cho trẻ trên 1 tuổi và dùng liều duy nhất. Trẻ suy dinh dƣỡng và trẻ có dấu hiệu ở mắt do thiếu vitamin A nên thêm một liều vào ngày hôm sau và một liều thứ ba 4 tuần sau đó.

Biến chứng : Các biến chứng thƣờng gặp của sởi là viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não. Chính các biến chứng này làm kéo dài thời gian bệnh, ảnh hƣởng đến dinh dƣỡng của trẻ. Hậu quả là suy dinh dƣỡng. Suy dinh dƣỡng, đến lƣợt nó, lại là tiền đề cho các bệnh nhiễm trùng phát sinh. Đây là vòng lẩn quẩn bệnh lý thƣờng gặp.

Viêm phổi kẽ gây ra do chính bản thân virus sởi (viêm phổi tế bào khổng lồ). Viêm phổi do sởi ở bệnh nhân AIDS thƣờng gây tử vong và hiếm khi có ban điển hình. Thƣờng gặp hơn là bội nhiễm vi khuẩn gây nên viêm phổi. Các vi khuẩn thƣờng gặp là phế cầu, liên cầu nhóm A, tụ cầu và Hemophilus Influenzae týp b.

Viêm tai giữa là biến chứng luôn luôn phải nghĩ đến ở trẻ mắc sởi. Nguyên nhân gây bệnh cũng tƣơng tự nhƣ trong viêm phổi. Nếu không phát hiện kịp thời, viêm tai giữa có thể gây thủng màng nhĩ ảnh hƣởng đến thính lực. Đôi khi viêm tai giữa cấp không đƣợc điều trị đúng có thể đƣa đến viêm tai giữa mạn tính với biến chứng nguy hiểm là viêm tai xƣơng chủm và áp xe não.

Tiêu chảy cũng là biến chứng thƣờng gặp sau sởi đặc biệt ở những trẻ suy dinh dƣỡng và thiếu vitamin A. Trẻ dễ bị mắc lỵ trực trùng và tiêu chảy kéo dài. Đôi khi do cơ địa suy kiệt, bệnh nhi dễ có nguy cơ nhiễm trùng huyết tiêu điểm từ ruột.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Viêm loét giác mạc: đây là biến chứng kinh điển và đáng sợ. Trẻ suy dinh dƣỡng và thiếu vitamin A là những đối tƣợng có nguy cơ cao nhất. Bệnh có thể diễn biến từ loét gây mờ giác mạc, hỏng toàn bộ giác mạc đến làm mủ trong nhãn cầu. Hậu quả là giảm thị lực đến mù vĩnh viễn toàn bộ. Biến chứng này hiện nay cũng đã giảm rõ nhờ điều kiện dinh dƣỡng đƣợc cải thiện và nhờ vào chiến dịch bổ sung vitamin A cho cộng đồng.

Sởi làm suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể nên có thể tạo điều kiện cho thể lao tiềm ẩn tái bùng phát mạnh mẽ.

Viêm cơ tim cũng có thể xảy ra nhƣng hiếm gặp hơn.

Viêm não ƣớc tính khoảng 1-2/1000 trƣờng hợp mắc sởi. Không có mối tƣơng quan giữa mức độ nặng của bệnh sởi với khả năng xuất hiện viêm não. Cũng không có tƣơng quan giữa triệu chứng khởi đầu của viêm não với tiên lƣợng của nó.

Có hai thể viêm não do sởi. Một thể là do phản ứng miễn dịch thông qua sự hình thành phức hợp kháng nguyên-kháng thể. Một thể khác là do sự hiện diện của virus sởi tồn tại trong tế bào thần kinh gây nên viêm não chậm có thể xuất hiện 5 năm thậm chí 15 năm sau khi mắc sởi. Các biến chứng thần kinh khác là hội chứng Guillain-Barrée, liệt nửa ngƣời, huyết khối tĩnh mạch não... thƣờng ít gặp.

Tiên lƣợng : Tiên lƣợng có thể thay đổi tùy theo thể trạng của trẻ, phát hiện và điều trị kịp thời hay không, sự xuất hiện các biến chứng...Tử vong có thể xảy ra do viêm phổi, viêm não. Trong lich sử ví dụ vụ dịch ở đảo Faroe năm 1846, tỷ lệ tử vong là 25%. Ở Mỹ, tỷ lệ tử vong ƣớc tính 1 -2/1000 trƣờng hợp. Ở các nƣớc đang phát triển, nơi mà tình trạng suy dinh dƣỡng còn cao và hệ thống y tế còn nhiều khiếm khuyết thì tử lệ tử vong chắc chắn cao hơn, biến chứng cũng cao hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu hệ chuyên gia trợ giúp chẩn đoán bệnh trẻ em từ 2 đến 5 tháng tuổi (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)