Một số mô hình kiến trúc hệ chuyên gia

Một phần của tài liệu hệ chuyên gia trợ giúp chẩn đoán bệnh trẻ em từ 2 đến 5 tháng tuổi (Trang 33)

Có nhiều mô hình kiến trúc hệ chuyên gia theo các tác giả khác nhau, sau đây là một số mô hình:

1.4.3.1. Mô hình J. L. Ermine

1.7.

1.4.3.2. Mô hình C.Ernest

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.4.3.3. Mô hình E.V.Popov

Hình 1.9. Mô hình hệ chuyên gia Popov 1.5. Kết luận chương

Chƣơng 1 đi tìm hiểu khái niệm của hệ chuyên gia, vai trò của hệ chuyên gia trong các lĩnh vực của đời sống, những ứng dụng của các hệ chuyên gia. Ngoài ra ta nghiên cứu cấu trúc một hệ chuyên gia, tìm hiểu tri thức và các loại tri thức.

Tìm hiểu các đặc trƣng và ƣu điểm của hệ chuyên gia, tìm hiểu các phƣơng pháp biểu diễn tri thức nhƣ thể hiện tri thức không chắc chắn, thể hiện tri thức nhờ các luật, thể hiện tri thức nhờ bảng đen và thể hiện tri thức nhờ mạng ngữ nghĩa.

Một số ví dụ về việc xây dựng một số luật trong hệ chẩn đoán bệnh trẻ em. Tìm hiểu các thành phần cơ bản của một hệ chuyên gia, một số mô hình kiến trúc hệ chuyên gia đã đƣợc xây dựng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chương 2

TRI THỨC CHUYÊN GIA VỀ BỆNH TRẺ EM

Trong hệ chuyên gia, quan trọng nhất là tri thức của chuyên gia chuyên ngành. Chính các chuyên gia cho phép hệ thống sinh ra các luật suy luận trong hệ chuyên gia. Chuyên gia là ngƣời có tri thức sâu về một lĩnh vực. Ở đây, luận văn đề cập tri thức về bệnh trẻ em, dùng cho hệ chuyên gia thử nghiệm sẽ đƣợc trình bày trong chƣơng sau.

2.1. Thực trạng về bệnh tật trẻ em ở Việt Nam

Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đƣợc tiến hành để đánh giá bệnh tật ở trẻ em và đã tổng kết lại một số loại bệnh sau đây :

1. Bệnh nhiễm khuẩn vẫn chiếm hàng đầu bao gồm nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh, răng miệng, tai mũi họng.

2. Các bệnh về dinh dƣỡng, thiếu máu đã đƣợc cải thiện nhƣng vẫn là nhóm bệnh phổ biến ở trẻ em Việt Nam hiện nay.

3. Bệnh ung thƣ, tim mạch, chuyển hóa và bệnh miễn dịch, dị ứng, di truyền, tai nạn thƣơng tích ngày càng gia tăng ở và chiếm một vị trí đáng quan tâm trong các bệnh viện Nhi trong cả nƣớc.

4. Mặc dù các bệnh lây truyền nhƣ lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm não, sởi, HIV/AIDS đã gần nhƣ đƣợc thanh toán thì gần đây là xuất hiện thêm nhiều bệnh nhiễm vi rút mới xuất hiện khác đe dọa tính mạng nhiều trẻ em nhƣ bệnh SARS, H5N1 và bệnh tay-chân-miệng.

5. Bệnh lý chu sinh ở trẻ sơ sinh nhƣ đẻ non, suy hô hấp, bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa, bệnh di truyền, nhiễm khuẩn sơ sinh, vàng da tăng bilirubin tự do đang nổi lên và thu hút sự quan tâm của các nhà chuyên môn trong nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

6. Dinh dƣỡng: Thiếu ăn dẫn đến suy dinh dƣỡng là một trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh tật ở trẻ ở các nƣớc đang phát triển. Nhƣ viêm phổi, ỉa chảy, sởi, ho gà.. trong đó suy dinh dƣỡng là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến tình trạng bệnh.

7. Yếu tố gia đình: đẻ nhiều dẫn đến thiếu khả năng chăm sóc trẻ dẫn đến trẻ bị mắc bệnh và tăng nguy cơ tử vong. Sinh nhiều con làm tăng gánh nặng kinh tế đầy gia đình vào cảnh nghèo khó, khi có bệnh lại đẩy vào hoàn cảnh đã nghèo càng nghèo thêm. Thu nhập hộ gia đình thấp thiếu khả năng kinh tế kém là những nguyên nhân tăng tỉ lệ mắc bệnh.

8. Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng: Sử dụng nƣớc không đảm bảo vệ sinh là một yếu tố nguy cơ ảnh hƣởng đến sức khỏe và đặc biệt là trẻ em. Nƣớc không đảm bảo vệ sinh, trẻ với sức đề kháng kém dễ mác các bệnh: tiêu chảy, nấm da, rối loan tiêu hóa.... các bệnh gây ra tình trạng suy dinh dƣỡng, kém phát triển và có thể tử vong. Cải thiên nƣớc và về sinh môi trƣờng có tác động rất lớn đến tình trạng sức khỏe.

9. Kiến thức, sự hiểu biết của bà mẹ về bệnh tật của trẻ: Khi bà mẹ có kiến thức chăm sóc trẻ khi khỏe mạnh cũng nhƣ khi ốm, biết phát hiện những dấu hiệu nặng của bệnh kịp thời đƣa đến cơ sở y tế sẽ làm giảm tình trạng bệnh và góp phần giảm tỉ lệ trẻ bị mắc bệnh trong cộng đồng.

10. An toàn vệ sinh thực phẩm: Đủ lƣơng thực và thực phẩm là nhân tố cơ bản để đảm bảo sức khỏe tốt. Việt Nam là nƣớc có truyền thống ăn thực phẩm tƣơi sống nên bệnh liên quan phổ biến nhất nhất là tiêu chảy. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt ở trẻ em vì cơ quan tiêu hóa chƣa hoàn thiện.

Với những vấn đề nêu trên các kĩ sƣ hệ thống cần trao đổi với các chuyên gia y tế để xây dựng tập các luật của hệ chuyên gia. Ngƣời ta cần có công cụ và các kĩ thuật tƣơng tác, sao cho vừa đƣợc tri thức chuyên gia, vừa làm vui lòng họ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với bốn loại bệnh (i) bệnh phổi; (ii) bệnh tiêu chảy; (iii) bệnh sởi; (iv) bệnh về tai, các kĩ sƣ cần làm việc với bốn nhóm chuyên gia. Nhờ chuyên gia, nhân viên y tế có phác đồ điều trị bệnh. Dựa trên phác đồ điều trị này, cùng với tƣơng tác giữa chuyên gia y tế và hệ thống, các kĩ sự xây dựng đƣợc tập các tập luật. Hệ chuyên gia đạt hiệu quả, theo thống kê trên thế giới, chỉ cần xây dựng và sử dụng khoảng hai, ba chục luật.

2.2. Tổng quan về bệnh phổi trẻ em

2.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở trẻ em

Trẻ dƣới 5 tuổi mắc bệnh cao nhất là ở Đông nam châu Á với tỷ lệ là 0,36 đợt/trẻ/năm còn nơi mà trẻ mắc viêm phổi thấp nhất là châu Âu với tỷ lệ tƣơng ứng là 0,06 đợt/trẻ/năm. Nếu xếp thứ tự và chọn ra 15 nƣớc trên thế giới có số trẻ mắc viêm phổi hàng năm cao nhất là Ấn Độ với 43,0 triệu trẻ. Việt Nam đƣợc xếp thứ 9 với tổng số trẻ mới mắc hàng năm là 2,9 triệu trẻ.

2.2.2. Tỷ lệ trẻ tử vong do bệnh viêm phổi

Ở Việt Nam theo số liệu thống kê ở các cơ sở y tế từ tuyến trung ƣơng đến tuyến tỉnh, tuyến huyện đều cho thấy nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là nguyên nhân cao nhất đến khám bệnh và vào điều trị tại các bệnh viện. Tử vong do viêm phổi cũng đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Trong cộng đồng hàng năm trung bình tần suất mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của mỗi trẻ từ 4 - 5 lần. Tử vong do viêm phổi ở trẻ dƣới 5 tuổi chiếm 1/3 trong tổng số các nguyên nhân tử vong.

2.2.3. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em

2.2.3.1. Vi khuẩn

Vi khuẩn hay gặp nhất trong viêm phổi mắc phải ở cộng đồng ở trẻ em là S. pneumonia chiếm tới khoảng 30-50% trƣờng hợp. H. influenzae type b là nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhân vi khuẩn đứng hàng thứ 2 chiếm khoảng 10-30% và tiếp theo là S.aureus và K.pneumonia.

Các vi khuẩn khác cũng là nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em trong đó phải kể đến M. pneumonia thƣờng gây viêm phổi không điển hình ở trẻ trên 5 tuổi. Liên cầu B và Chlamydia spp có thể gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra các vi khuẩn nhƣ K. pneumonia và một số vi khuẩn Gr(-) khác cũng có thể gây viêm phổi ở trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trong những năm gần đây do có dịch HIV nên có thể gặp viêm phổi do Pneumocystis Jiroveci ở trẻ nhiễm HIV.

2.2.3.2. Virus

Các nghiên cứu về viêm phổi do virus cho thấy có khoảng 15-40% là do virus hợp bào đƣờng hô hấp (RSV) tiếp theo là virus cúm A, B, á cúm, metapneumovirus ở ngƣời và adenovirus. Nhiễm virus đƣờng hô hấp ban đầu cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi do vi khuẩn thứ phát hoặc đôi khi cũng gặp những trƣờng hợp viêm phổi phối hợp giữa virus và vi khuẩn trên trẻ nhỏ ở các nƣớc đang phát triển. Tỷ lệ này vào khoảng 20-30% trong các đợt viêm phổi.

Hiếm gặp nhƣng các virus nhƣ varicella và sởi đôi khi cũng gây viêm phổi ở trẻ em

2.2.3.3. Ký sinh trùng, nấm

Mặc dù cũng hiếm gặp nhƣng Histoplasmosis toxoplasmosis và candida cũng có thể gây viêm phổi ở trẻ em trong một số hoàn cảnh đặc biệt.

2.2.4. Biểu hiện lâm sàng bệnh viêm phổi ở trẻ

Thở nhanh là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán viêm phổi cao nhất. Đối với trẻ

dƣới 5 tuổi, tiêu chuẩn thở nhanh theo phân loại của WHO là: Nhịp thở ≥ 60 lần/phút đối với trẻ < 2 tháng tuổi và

Nhịp thở ≥ 50lần/phút đối với trẻ 2 tháng - 12 tháng tuổi và Nhịp thở ≥ 40lần/phút đối với trẻ 1-5 tuổi .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc khi ngủ và phải đếm trong 1 phút.

Ran ẩm nhỏ hạt cũng là dấu hiệu thƣờng đƣợc dùng trong chẩn đoán viêm

phổi.

Rút lõm lồng ngực là dấu hiệu của viêm phổi nặng. Để phát hiện dấu hiệu

này cần nhìn vào phần dƣới lồng ngực (1/3 dƣới) lõm vào khi trẻ hít vào. Nếu chỉ phần mềm giữa xƣơng sƣờn hoặc vùng trên xƣơng đòn rút lõm thì không phải là rút lõm lồng ngực. Ở trẻ dƣới 2 tháng tuổi nếu chỉ rút lõm lồng ngực nhẹ thì chƣa có giá trị phân loại vì lồng ngực của trẻ nhỏ còn mềm, nên khi thở bình thƣờng cũng có thể hơi bị rút lõm. Vì vậy, ở những trẻ này rút lõm lồng ngực mạnh (lõm sâu và dễ nhìn thấy) mới có giá trị để chẩn đoán.

Sốt cao cũng là một triệu chứng thƣờng gặp.

Khò khè có thể có khoảng 30% ở trẻ lớn bị viêm phổi do mycoplasma.Tuy

nhiên, các trẻ này cũng dễ nhầm với hen nếu không chụp Xquang phổi. Các triệu chứng đau ngực hoặc đau bụng (thƣờng liên quan đến tổn thƣơng màng phổi phía cơ hoành) tiết dịch màng phổi và tiếng thổi ống rất ít gặp ở trẻ em.

Các triệu chứng phập phồng cánh mũi, thở rên, bú kém, kích thích, và các bất thƣờng khi khám phổi thay đổi phụ thuộc vào tuổi bệnh nhân và độ nặng của bệnh.

Mặc dù có một số triệu chứng nhƣ bỏ bú, thở rên, tím trung tâm có thể là những gợi ý của tình trạng thiếu oxygen nhƣng vì chúng không có độ nhạy và đặc hiệu cao, do vậy khi có điều kiện cần phải đo độ bão hoà oxygen qua da cho bệnh nhi có biểu hiện suy hô hấp hoặc có vẻ ốm nặng.

2.2.5. Chẩn đoán bệnh viêm phổi trẻ em

Dựa vào các nghiên cứu lâm sàng và Xquang phổi, Tổ chức Y Tế thế giới đã phân loại viêm phổi thành các thể rất nặng, nặng và không nặng dựa vào các triệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chứng lâm sàng để qua đó các thầy thuốc lâm sàng quyết định các biện pháp điều trị hỗ trợ nhƣ oxygen, bù dịch và kháng sinh đặc hiệu.

2.2.5.1. Viêm phổi rất nặng

Trẻ có ho hoặc khó thở cộng với ít nhất một trong các triệu chứng chính sau: Tím tái; co giật, lơ mơ hoặc hôn mê.

Không uống đƣợc hoặc bỏ bú hoặc nôn ra tất cả mọi thứ.

Suy hô hấp nặng (ví dụ nhƣ: đầu gật gù theo nhịp thở và co kéo cơ hô hấp phụ).

Ngoài ra có thể có thêm một số triệu chứng khác sau:

Thở nhanh, phập phồng cánh mũi, thở rên, co rút lồng ngực.

Nghe phổi có thể thấy: (i) Giảm rì rào phế nang, tiếng thổi ống, ran ẩm nhỏ hạt; (ii) Tiếng cọ màng phổi v.v...

Nếu có điều kiện thì nên chụp Xquang.

2.2.5.2. Viêm phổi nặng

Trẻ ho hoặc khó thở và có ít nhất một trong các triệu chứng chính sau: Co rút lồng ngực, phập phồng cánh mũi.

Thở rên (ở trẻ dƣới 2 tháng) và không có các dấu hiệu chính của viêm phổi rất nặng.

Ngoài ra, cũng có thể có thêm một số các triệu chứng khác đã mô tả ở phần viêm phổi rất nặng. Chụp Xquang thƣờng ít khi cho những thông tin để làm thay đổi quyết định điều trị, do đó chỉ các trƣờng hợp đặc biệt mới cần chụp Xquang mà thôi.

2.2.5.3. Viêm phổi không nặng

Trẻ có ho hoặc khó thở và khó thở nhanh: Trẻ dƣới 2 tháng: Nhịp thở ~ 60 lần/phút.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trẻ từ 2-12 tháng: Nhịp thở ~ 50 lần/phút.

Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi: Nhịp thở ~ 40 lần/phút.

Và không có một trong các triệu chứng chính của viêm phổi nặng hoặc rất nặng. Ngoài ra khi nghe phổi có thể thấy ran ẩm nhỏ hạt.

2.2.5.4. Không viêm phổi (ho cảm) Trẻ có các triệu chứng sau:

Ho, chảy mũi, thở bằng miệng. Sốt.

Và không có các dấu hiệu sau:

Thở nhanh, co rút lồng ngực, thở rít khi nằm yên. Các triệu chứng nguy hiểm chung khác.

Một số trẻ có thể có khò khè. Các trẻ này thƣờng do virus. Không cần dùng kháng sinh cho trẻ, điều trị triệu chứng bệnh sẽ khỏi sau 1-2 tuần.

2.3. Tổng quan bệnh sởi trẻ em

Sởi là một bệnh nhiễm virus cấp tính đặc trƣng ở giai đoạn cuối bằng ban dạng dát-sẩn xuất hiện tuần tự từ cổ, mặt, ngực, thân, chân tay kèm theo sốt cao.

2.3.1. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh là virus sởi. Đây là một loại virus ARN thuộc chi

Morbilivirus nằm trong họ Paramyxoviridae. Hiện nay ngƣời ta chỉ phát hiện một

týp huyết thanh virus sởi. Trong giai đoạn tiền triệu và một thời gian ngắn sau khi phát ban, virus sởi có thể đƣợc tìm thấy trong dịch tiết mũi hầu, máu và nƣớc tiểu. Virus có thể hoạt động sau khi để 34 giờ ở nhiệt độ phòng.

2.3.2. Dịch tễ

Sởi có thể gây dịch khắp nơi trên thế giới. Trong quá khứ, các vụ dịch thƣờng xảy ra cứ mỗi 2 đến 4 năm vào mùa xuân ở các thành phố lớn, khi mà số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lƣợng một nhóm trẻ không có miễn dịch với sởi đủ lớn. Sởi ít khi biểu hiện thầm lặng. Trƣớc khi có vaccine sởi, lứa tuổi mắc bệnh thƣờng gặp nhất là 5 đến 10 tuổi. Những ngƣời sinh trƣớc năm 1957 đƣợc coi nhƣ có miễn dịch tự nhiên với sởi vì lúc đó sởi lƣu hành rất phổ biến.

Hiện nay bệnh thƣờng gặp ở trẻ ở độ tuổi trƣớc khi đi học không đƣợc tiêm chủng ngừa sởi. Ở Việt Nam, sởi vẫn còn là một bệnh tƣơng đối thƣờng gặp mặc dù tỷ lệ mắc đã giảm rõ rệt so với trƣớc khi có chƣơng trình tiêm chủng mở rộng.

2.3.3. Lây truyền

Sởi là một bệnh cực kỳ dễ lây lan: trong gia đình nếu có một ngƣời bị bệnh thì có đến 90% những ngƣời chƣa có miễn dịch sẽ bị nhiễm bệnh. Ngƣời bệnh phát tán virus mạnh nhất là vào giai đoạn tiền triệu (giai đoạn xuất tiết) thông qua các hạt nhỏ bắn ra khi ho, khi nói chuyện hoặc khi tiếp xúc.

Điều đáng nói ở đây là giai đoạn lây lan mạnh này xuất hiện vào lúc khi bệnh chƣa đƣợc chẩn đoán, do đó, dĩ nhiên cũng không có biện pháp phòng ngừa. Trẻ sơ sinh đƣợc mẹ truyền các kháng thể miễn dịch thông qua nhau thai. Lƣợng kháng thể có thể tồn tại từ 4 đến 6 tháng, do vậy trẻ ít khi mắc bệnh trong giai đoạn này. Tuy vậy, một số bằng chứng cho thấy kháng thể từ mẹ có thể bảo vệ trẻ đến tháng thứ 9 sau khi sinh. Đây là lý do tiêm chủng ngừa sởi thƣờng đƣợc thực hiện trƣớc 12 tháng

2.3.4. Bệnh sinh

Những tổn thƣơng đặc trƣng của sởi xuất hiện ở da, niêm mạc mũi hầu, phế quản, niêm mạc đƣờng tiêu hóa và kết mạc mắt. Tại đây xuất hiện các dịch xuất tiết thanh mạc và sự tăng sinh của các tế bào đơn nhân và một số tế bào đa nhân quanh

Một phần của tài liệu hệ chuyên gia trợ giúp chẩn đoán bệnh trẻ em từ 2 đến 5 tháng tuổi (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)