9. Cấu trúc của luận văn
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
* Phương pháp điều tra cơ bản: Để chuẩn bị cho quá trình TNSP, chúng tôi đã sử
dụng các phương pháp thăm quan thực tế, trao đổi phỏng vấn với cán bộ quản lý, GV và
HS, điều tra lực học của học sinh ... Trên cơ sở đó chúng tôi lựa chọn lớp thực nghiệm
(TN) và đối chứng (ĐC) phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài và chuẩn bị những thông tin, điều kiện cần thiết phục vụ cho quá trình thực nghiệm.
* Phương pháp thu nhập những thông tin làm căn cứ cho việc đánh giá các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Quan sát giờ học: Các giờ học ở lớp TN và lớp ĐC đều được chúng tôi dự và ghi nhận đầy đủ hoạt động của GV và HS nhằm đối chứng so sánh giữa việc tổ chức dạy
học theo tiến trình được biên soạn và PPDH truyền thống ở lớp đối chứng về những tiêu
chí cơ bản sau:
+ Sự tích cực, tự lực và sáng tạo của HS trong quá trình học tập.
+ Sự phát triển tư duy về các kĩ năng Vật lý trong quá trình học tập.
+ Sự thay đổi, phát triển những hiểu biết quan niện sẵn có của HS trong quá trình học tập.
+ Tính chính xác của kiến thức. + Tính hệ thống của kiến thức. + Tính khái quát của kiến thức. + Tính bền vững của kiến thức.
+ Tính áp dụng được của kiến thức và khả năng vận dụng chúng.
- Tổ chức kiểm tra và đánh giá chất lượng nắm vững kiến thức và mức độ bề vững của
những kiến thức mà HS đã nắm được, thông qua các bài kiểm tra sau mỗi giờ học. Các đề kiểm
tra được soạn theo định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá của Bộ giáo dục và đào tạo. Việc
- Sau mỗi tiết học chúng tôi trao đổi với GV cộng tác và HS để cùng nhau rút kinh nghiệm, đồng thời điều chỉnh giáo án cho phù hợp với thực tế.