Đặc điểm của các đối tượng nghiên cúu

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật qf - pcr vào chẩn đoán nhanh trước sinh rối loạn số lượng nhiễm sắc thể ở người (Trang 48)

Từ 9/2010 đến 12/2012, nghiên cứu đã chọn được 400 mẫu dịch ối thai 16 – 25 tuần tuổi của 399 thai phụ, trong đó có 398 thai phụ đơn thai và 1 thai phụ song thai với các đặc điểm như sau (bảng 3.1).

Bảng 3.1. Đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu.

Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ %

Độ tuổi thai phụ

< 35 tuổi 267 66,9

 35 tuổi 132 33,1

Tổng 399 100

Nơi cư trú của thai phụ

TPHCM 145 36,3

Tỉnh, thành phố khác 254 63,7

Tổng 399 100

Chỉ định chọc ối

Tiền căn con DTBS 10 2,5

XN sàng lọc quý 1 nguy cơ cao 107 26,8 XN sàng lọc quý 2 nguy cơ cao 112 28,0 Siêu âm có DTBS hoặc dấu hiệu rối

loạn NST

146 36,5

Có nhiều yếu tố nguy cơ cao 25 6,3

Tổng 400 100

Tuổi thai lúc chọc ối

16 – 18 tuần 274 68,5

19 – 20 tuần 58 14,5

21 – 22 tuần 40 10,0

> 22 tuần 28 7,0

Tổng 400 100

 Tuổi của thai phụ được chỉ định chọc ối từ 19 đến 46 tuổi, tuổi trung bình là 31,5 tuổi. Trong đó, dưới 35 tuổi chiếm 66,9% (267/399) và từ 35 tuổi chiếm 33,1% (132/399). Như vậy, đa số thai phụ trong nghiên cứu này dưới 35 tuổi. Điều này cho thấy nguy cơ mang thai rối loạn NST không chỉ liên quan đến độ tuổi. Thai phụ dưới 35 tuổi cần lưu ý được tầm soát trước sinh.

 Thai phụ được chọc ối CĐTS có nơi cư ngụ trải khắp 37 tỉnh và thành phố trong cả nước. Trong đó, cư ngụ tại TPHCM có tỉ lệ nhiều nhất là 36,3%, 36 tỉnh thành phố còn lại 63,7%. Điều này phù hợp với đặc điểm bệnh viện Từ Dũ là tuyến cuối về phụ sản, phục vụ cho nhân dân TPHCM và cả nước.

 Chỉ định chọc ối CĐTS được phân thành 5 nhóm nguyên nhân có nguy cơ cao rối loạn NST. Trong đó:

Các trường hợp thai kỳ có bất thường hình thái hoặc có dấu hiệu (marker) rối loạn NST phát hiện qua siêu âm như khe môi, chẻ vòm, bất sản hoặc xương mũi ngắn, dị tật tim, dãn não thất, chân khoèo, nang vùng cổ, thoát vị rốn, thoát vị rốn, xương đùi ngắn, đa ối... chiếm tỉ lệ cao nhất, 36,5% (146/400).

Đa số các trường hợp được chọc ối do XN sàng lọc trước sinh có nguy cơ cao ≥ 1/250 là 54,8% ((107+112)/400). Trong đó, nguy cơ cao do XN sàng lọc quý 1 thai kỳ (double test hoặc combined test) là 26,8% (107/400), do XN sàng lọc quý 2 thai kỳ (triple test) là 28,0% (112/400).

2,5% (10/40) các trường hợp chọc ối là do thai phụ có tiền căn sinh con dị tật bẩm sinh.

Đặc biệt, có 6,3% (25/400) các trường hợp được chọc ối CĐTS có từ 2 yếu tố nguy cơ cao trở lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật qf - pcr vào chẩn đoán nhanh trước sinh rối loạn số lượng nhiễm sắc thể ở người (Trang 48)