Khách thể khảo sát

Một phần của tài liệu phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non hải cường - hải hậu - nam định (Trang 45)

9. Cấu trúc của đề tài

2.1.2.Khách thể khảo sát

Để tìm hiểu thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non Hải Cƣờng - Hải Hậu – Nam Định, tôi đã tiến hành khảo sát: 28 giáo viên của trƣờng; và 68 trẻ 5 tuổi (2 lớp).

2.1.3. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu

a. Phƣơng pháp quan sát.

- Đối với giáo viên: Quan sát cách giáo viên tổ chức TCĐVTCĐ cho trẻ MGL. - Đối với trẻ:(Quan sát và hƣớng dẫn giáo viên đứng lớp quan sát) Quan sát kỹ năng giao tiếp của trẻ trong quá trình đóng các vai chơi theo chủ đề với một số tiêu chí sau:

Kỹ năng nghe hiểu lời nói trong giao tiếp

1) Kỹ năng n đƣợc sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức,

giận, ngạc nhiên, sợ hãi;

2) Kỹ năng nghe hiểu và thực hiện đƣợc các chỉ dẫn liên quan đến những hành động đơn giản;

3) Kỹ năng dùng từ phù hợp với nội dung, hoàn cảnh và đối tƣợng giao tiếp; 4) Kỹ năng sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân khi giao tiếp;

5) Kỹ năng sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong quá trình giao tiếp;

6) Kỹ năng khởi xƣớng chủ đề giao tiếp;

huống và nhu cầu giao tiếp; 8) Kỹ năng sử dụng các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn từ (cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,…)

- ,...)

10) Kỹ năng hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu ngƣời khác nói;

b. Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của giáo viên

Để hiểu sâu sắc cách giáo viên tổ chức TCĐVTCĐ nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ MGL, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sản phẩm hoạt động của giáo viên. Cụ thể là nghiên cứu giáo án của giáo viên, và các sản phẩm - đồ chơi theo chủ đề do giáo viên tự tạo.

c. Phƣơng pháp điều tra bằng Ankét

Sử dụng phƣơng pháp này để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ MGL qua TCĐVTCĐ; xác định thực trạng về mục tiêu, nội dung và phƣơng thức phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn qua TCĐVTCĐ.

2.2. Thực trạng phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn qua tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề chức trò chơi đóng vai theo chủ đề

2.2.1. Nhận thức của giáo viên về phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề mẫu giáo lớn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề

2.2.1.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn

Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn, tôi đã hỏi khảo sát ý kiến của giáo

viên qua câu hỏi: “Theo cô, kỹ năng nào dƣới đây có vai trò quan trọng

nhất đối với trẻ mẫu giáo lớn?”(Chọn 1 kỹ năng duy nhất và đánh dấu vào ô tƣơng ứng). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng Phƣơng án chọn

Kỹ năng thu gọn đồ chơi sau khi chơi; 0

Kỹ năng thích ứng với môi trƣờng sống; 0

Kỹ năng giao tiếp; 25/28 (89.28%)

Kỹ năng chăm sóc bản thân; 0

Kỹ năng...(theo ý riêng của bản thân) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3/28 (10.71%)

Qua số liệu bảng 2.1 cho thấy phần lớn giáo viên (89.28%) cho rằng kỹ năng giao tiếp có vai trò rất quan trọng đối với trẻ mẫu giáo lớn. Điều đó phản ánh phần lớn giáo viên đã nhận thức đƣợc giao tiếp và kỹ năng giao tiếp có vai trò quan trọng đối với sự hình thành, phát triển nhân cách của trẻ. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng triển khai các biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn qua TCĐVTCĐ.

Bảng số liệu cũng cho thấy có 10.71% giáo viên không cho rằng giao tiếp có vai trò quan trọng nhất đối với trẻ mẫu giáo, họ đƣa ra ý kiến của riêng mình cho rằng “kỹ năng tự phụ vụ bản thân” là kỹ năng quan trọng nhất. Mỗi

ngƣời có quan điểm khác nhau khi nhìn nhận một sự vật hiện tƣợng nào đó. Điều quan trọng là khi trao đổi với nhóm ngƣời này, họ cho rằng giao tiếp cũng có vai trò quan trọng nhƣng không phải là quan trọng nhất đối với trẻ mẫu giáo. Với số liệu và ý kiến riêng nhƣ vậy, song chúng ta vẫn có thể đi đến một nhận định là 100%giáo viên cho rằng giao tiếp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ mẫu giáo.

2.2.1.2. Nhận thức của giáo viên về tính ưu thế của TCĐVTCĐ trong phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn

Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về tính ƣu thế của TCĐVTCĐ trong phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn, tôi đã khảo sát ý kiến của giáo viên qua câu hỏi sau: “Theo cô, cần phát triển cho trẻ mẫu giáo lớn những kỹ năng nào và qua những hoạt động tƣơng ứng nào?”. Kết quả thu đƣợc qua bảng số liệu sau:

Bảng: 2.2. Nhận thức của giáo viên về tính ƣu thế của TCĐVTCĐ trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ

Kỹ năng Hoạt động Làm quen với Toán Làm quen Văn học Khám phá khoa học Thể dục Tạo hình Âm nhạc Phân vai

Kỹ năng nghe hiểu lời nói trong giao tiếp

1) Kỹ năng n đƣợc sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi;

15 28/28 11 6 9 20 28/28

2) Kỹ năng nghe hiểu và thực hiện đƣợc các chỉ dẫn liên quan đến những hành động

đơn giản;

3) Kỹ năng dùng từ phù hợp với nội dung và hoàn cảnh và đối tƣợng giao tiếp;

11 28 15 13 10 9 28

4) Kỹ năng sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân khi giao tiếp;

5 28 7 9 3 19 28

5) Kỹ năng sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong quá trình giao tiếp;

7 27 2 5 5 3 28

6) Kỹ năng khởi xƣớng chủ đề giao tiếp;

0 28 0 0 0 0 28

huống và nhu cầu giao tiếp;

0 28 0 0 0 0 28

8) Kỹ năng sử dụng các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn từ (cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,…)

9 28 5 3 3 8 28

9) Kỹ năng làm chủ bản thân khi giao tiếp (làm chủ xúc

cả -

,...) 10) Kỹ năng hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu ngƣời khác nói;

10 26 15 9 8 5 28

Tổng điểm ƣu thế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

qua hoạt động 87 275 80 72 65 84 278

Qua bảng 2.2 chúng ta nhận thấy hầu hết giáo viên (99.28%) cho rằng hoạt động “làm quen với văn học” và hoạt động “phân vai” trong TCĐVTCĐ có nhiều ƣu thế trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn.

Có thể giáo viên chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ tính ƣu thế của TCĐVTCĐ trong quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn, song, họ đã nhận thức đúng đắn rằng TCĐVTCĐ có rất nhiều ƣu thế (nhiều ƣu thế hơn cả) trong quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Đây là điều kiện thuận lợi cho phƣơng hƣớng phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn qua TCĐVTCĐ.

2.2.1.3. Nhận thức về vai trò của giáo viên trong quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ qua TCĐVTCĐ

Để tìm hiểu nhận thức về vai trò của giáo viên trong quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ qua TCĐVTCĐ, tôi đã khảo sát giáo viên câu hỏi mở: “Giáo viên có vai trò nhƣ thế nào trong quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn qua TCĐVTCĐ?”. Tổng kết ý kiến của giáo viên chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

100% giáo viên nhận thức đúng và chỉ ra vai trò khái quát của giáo viên trong quá trình tổ chức TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo lớn với lôgíc: Chuẩn bị cho trẻ chơi; Tổ chức hƣớng dẫn trẻ chơi; và nhận xét sau khi chơi. Tuy nhiên giáo viên mới chỉ nêu đƣợc vai trò chung của giáo viên trong quá trình tổ chức

TCĐVTCĐ cho trẻ, chƣa chỉ đƣợc vai trò đặc trƣng khi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ qua TCĐVTCĐ.

100% giáo viên cũng nêu đƣợc những vai trò cơ bản nhƣng cụ thể trong từng giai đoạn tổ chức trò chơi TCĐVTCĐ cho trẻ. Cụ thể nhƣ: trong giai đoạn chuẩn bị cho trẻ chơi, giáo viên đã chỉ ra đƣợc vai trò của giáo viên là cho trẻ tham gia các hoạt động khác nhau để chuẩn bị cho trẻ những trải nghiệm và những kiến thức nhất định về các tình huống giao tiếp tƣơng ứng với các vai trẻ sẽ đóng; và chuẩn bị đồ chơi; Trong giai đoạn tổ chức, hƣớng dẫn trẻ chơi, giáo viên đã xác định đƣợc vai trò của mình là ngƣời điều khiển trẻ bàn bạc, thoả thuận chọn các vai và lập kế hoạch tổ chức trò chơi; vai trò đƣa các phƣơng thức hành vi vào trò chơi một cách tự nhiên, đồng thời điều chỉnh hành vi của các vai thông qua việc tham gia chơi cùng trẻ; ….

2.2.2. Mục tiêu, nội dung, phương thức và điều kiện phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn qua TCĐVTCĐ

2.2.2.1. Mục tiêu phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn qua TCĐVTCĐ

Để tìm hiểu việc giáo viên tổ chức TCĐVTCĐ cho trẻ mẫu giáo lớn nhằm những mục tiêu nào, tôi đã khảo sát ý kiến của giáo viên qua một số câu hỏi và kết quả thu đƣợc phản ánh ở những bảng dƣới đây:

Khi hỏi giáo viên câu “Cô thƣờng tổ chức TCĐVTCĐ cho trẻ nhằm những mục tiêu nào?”, tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.3. Những mục tiêu giáo viên hƣớng tới khi tổ chức TCĐVTCĐ

stt Mục tiêu Phƣơng

án chọn

1 Phát triển thể chất cho trẻ 25/28

2 Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội cho trẻ 28/28

3 Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ 28/28

4 Phát triển nhận thức cho trẻ 28/28

Kết quả thu đƣợc từ bảng 2.3 cho thấy hầu hết giáo viên khi tổ chức TCĐVTCĐ cho trẻ nhằm tới nhiều mục tiêu khác nhau nhƣ: phát triển thể chất; phát triển tình cảm xã hội; phát triển ngôn ngữ và giao tiếp; phát triển nhận thức; phát triển đạo đức. Ở một khía cạnh nào đó, điều này đảm bảo tính toàn diện, song nếu không có một mục tiêu ƣu tiên thì sẽ không định hƣớng đƣợc hành động, sẽ khó nâng cao đƣợc hiệu quả giáo dục.

Khi khảo sát giáo viên với câu hỏi “Khi tổ chức TCĐVTCĐ cho trẻ, cô thƣờng xác định mục tiêu nhƣ thế nào?”, tôi thu đƣợc kết quả:

Bảng 2.4. Xu hƣớng xác định mục tiêu của giáo viên

Yêu cầu Phƣơng án chọn

1 Xác định một cách khái quát 5/28 (17.86%)

2 Xác định một cách cụ thể 23/28 (82.14%)

Bảng số liệu bảng 2.4 cho thấy, có tới 17.28% giáo viên chƣa hiểu rõ về tính chất của mục tiêu nên họ đã xác định mục tiêu mang tính khái quát; 82,14% giáo viên nói rằng họ thƣờng xác định mục tiêu một cách cụ thể. Tuy nhiên khi nghiên cứu sản phẩm (giáo án) của giáo viên, tôi nhận thấy: Hầu hết giáo viên đề xuất mục tiêu phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ qua TCĐVTCĐ rất chung chung nhƣ “có kỹ năng giao tiếp với bạn”; “phát triển ngôn ngữ cho trẻ”, thậm chí có một số giáo viên đề xuất mục tiêu thiếu tính phát triển: “Trẻ biết lấy ký hiệu về góc chơi, sắp xếp đồ dùng đồ chơi, thể hiện vai chơi, chơi liên kết giữa các góc biết tạo ra sản phẩm đẹp, có ý thức giữ gìn sản phẩm tạo ra, đoàn kết trong khi chơi”.v.v...

Giáo viên thƣờng lấy tiêu chí phát triển ngôn ngữ, giao tiếp cho trẻ làm mục tiêu, chứ không lẫy chỉ số phát triển làm mục tiêu. Chính vì vậy, mục tiêu do giáo viên đề ra thƣờng khó đó, khó đánh giá, và giáo viên cũng thƣờng không đánh giá việc thực hiện mục tiêu đạt đƣợc ở mức độ nào.

Nguyên nhân của thực trạng trên:

Qua phỏng vấn cho thấy có 90% giáo viên cho rằng khi thiết kế trò chơi TCĐVTCĐ thì phần tổ chức và hƣớng dẫn trẻ chơi là phần quan trọng nhất; chỉ có 10% cho rằng các phần đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Hầu hết giáo viên đã quen với việc tổ chức trò chơi TCĐVTCĐ cho trẻ nên thƣờng ngày họ chỉ tập trung vào những hành động cụ thể nhƣ xác định chủ đề, chuẩn bị đồ chơi, tổ chức và hƣớng dẫn trẻ chơi; sau khi trẻ chơi xong thì tổng kết đánh giá khái quát; việc soạn giáo án chỉ nhằm đảm bảo về mặt kế hoạch, thủ tục hành chính. Hơn nữa, phần lớn giáo viên cũng không phân biệt đƣợc rõ mục đích và mục tiêu, không hiểu hết ý nghĩa của mục tiêu và việc xác định mục tiêu nên thƣờng không so sánh, đối chiếu kết quả với mục tiêu; không kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc biệt là 100% giáo viên chỉ có một bản kế hoạch (giáo án), không có bản theo dõi và kế hoạch phát triển cho từng trẻ. Điều đó càng làm tăng sự nhận thức sai lệch về việc xác định mục tiêu. Chính vì vậy mà phần lớn mục tiêu do giáo viên xác định không thể đo đƣợc, khó đánh giá.

90% giáo viên đƣợc phỏng vấn cho biết “bản thiết kế - giáo án tổ chức trò chơi TCĐVTCĐ cho trẻ đƣợc xây dựng dựa trên kế hoạch tổng thể của tổ chuyên môn, dựa trên bản thiết kế các năm trƣớc, dựa trên kinh nghiệm của bản thân và của đồng nghiệp chỉ có 10% giáo viên đƣợc hỏi dựa trên Bộ chuẩn phát triển trẻ em do Bộ GD&ĐT qui định.

Điều đó cho thấy phần lớn giáo viên thiếu nghiên cứu nghiêm túc và sâu sắc về mục địch, mục tiêu giáo dục nói chung; mục đích, mục tiêu giáo dục mầm non nói riêng.

2.2.2.2. Nội dung phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn qua TCĐVTCĐ

Qua kết quả nghiên cứu sản phẩm của giáo viên cho thấy:

100% giáo viên thƣờng tổ chức phong phú các chủ đề chơi cho trẻ. Do đó các mối quan hệ giao tiếp mà trẻ trải nghiệm qua trò chơi TCĐVTCĐ là rất

đa dạng. Song, do giáo viên xác định mục tiêu phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ qua trò chơi TCĐVTCĐ rất mờ nhạt và thiếu rõ ràng nên nội dung phát triển kỹ năng giao tiếp cũng không đƣợc xây dựng cụ thể.

Điều đó có nghĩa là giáo viên thì cứ tổ chức trò chơi TCĐVTCĐ theo cảm tính sƣ phạm với các bƣớc lô gíc đã gần nhƣ mặc định (chuẩn bị cho trẻ chơi; tổ chức và hƣớng dẫn trẻ chơi; nhận xét, đánh giá sau khi chơi;...), còn trẻ thì cứ chơi “thoải mái”, khi nào thấy trẻ chơi không phù hợp với yêu cầu sƣ phạm (cũng theo cảm tính sƣ phạm) thì điều chỉnh.

80% giáo viên đƣợc hỏi cho rằng, mục tiêu của Chƣơng trình giáo dục mầm non đƣa ra rất nhiều, và khá toàn diện nên trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi cũng nhƣ nhiều hoạt động khác không thể tập trung quá nhiều vào một nội dung cụ thể nào đó mà cốt là tổ chức cho trẻ vui chơi thoả mái, các mục tiêu và nội dung phát triển toàn diện sẽ đƣợc trẻ đạt đƣợc một cách tự nhiên.

Qua sản phẩm của giáo viên còn cho thấy giáo viên chuẩn bị khá chu đáo cho các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái; cho trẻ làm quen với văn học;....song, giáo viên chuẩn bị cho hoạt động góc của trẻ rất chung chung, không có kế hoạch cụ thể và khi thực hiện thì dựa vào kinh nghiệm cảm tính. Do đó, chủ đề chơi thì phong phú, song nội dung chơi thì nghèo nàn thiếu tính định hƣớng và không đƣợc tổ chức một cách khoa học.

Mặc dù không đƣợc chuẩn bị một cách cụ thể và chu đáo trong bản kế hoạch song trong quá trình tổ chức TCĐVTCĐ cho trẻ, giáo viên vẫn luôn có xu hƣớng quan tâm phát triển ở trẻ nhiều mặt, nhiều kỹ năng. Do vậy, tôi đã

Một phần của tài liệu phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non hải cường - hải hậu - nam định (Trang 45)