Phát triển và phát triển kỹ năng giao tiếp

Một phần của tài liệu phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non hải cường - hải hậu - nam định (Trang 25)

9. Cấu trúc của đề tài

1.2.2.Phát triển và phát triển kỹ năng giao tiếp

1.2.2.1. Phát triển

Trong triết học duy vật biện chứng, phát triển đƣợc xem là đặc tính vốn có của các hiện tƣợng tự nhiên, xã hội và tƣ duy. Đó là quá trình có tính quy luật đi từ những biến đổi về lƣợng dẫn tới biến đổi về chất, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, đó là quá trình phủ định cái cũ, nảy sinh cái mới. Dựa trên quan điểm đó, tâm lý học Mác xít đƣa ra quan niệm của mình: Phát triển là một quá trình thống nhất và toàn vẹn, nó trải qua một loạt các giai đoạn kế tiếp nhau mà mỗi giai đoạn đƣợc đặc trƣng do những đặc điểm phát triển về thể lực (hay còn gọi là tăng trƣởng thể lực), cơ cấu các quá trình và thuộc tính tâm lý của cá nhân, của mối quan hệ giữa cá nhân và môi trƣờng xung quanh. Sự phát triển đó diễn ra không bằng phẳng, đồng đều mà có những bƣớc nhảy vọt. Ở đây cần phân biệt sự tăng trƣởng và sự phát triển tâm lý. Tăng trƣởng là sự phát triển kế tiếp nhau những đặc điểm bên ngoài và bên trong về mặt hình thái, những thuộc tính sinh hoá và sinh lý của cơ thể bắt đầu từ bào thai đến khi trƣởng thành. Còn sự phát triển tâm lý của trẻ diễn ra trên cơ sở phát triển về

mặt giải phẫu sinh lý, đặc biệt là trên cơ sở phát triển của hệ thần kinh, trên cơ sở trẻ lĩnh hội các kinh nghiệm lịch sử, xã hội. Do đó, sự phát triển tâm lý chịu sự chế ƣớc xã hội và tuân theo quy luật xã hội, quy luật tâm lý.

Các chủ đề về sự phát triển có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngƣợc nhau. Lý thuyết tâm lý học duy vật đánh giá cao yếu tố môi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng xã hội, trong đó giáo dục có ý nghĩa chủ đạo trong sự phát triển tâm lý trẻ em.

Triết học duy vật biện chứng thừa nhận nguồn gốc của sự phát triển tâm lý nằm ngoài đứa trẻ, còn nguyên nhân và động lực của sự phát triển nằm chính trong quá trình sống của trẻ. Yếu tố sinh vật theo thuyết này chỉ đóng vai trò là tiền đề vật chất của sự phát triển, nó chỉ có ý nghĩa nhiều trong những giai đoạn đầu của sự phát triển ở đứa trẻ. Thuyết này xem xét đứa trẻ nhƣ một thực thể xã hội mang tính tích cực, năng động trƣớc những tác động của ngoại cảnh. “Mọi tác động bên ngoài đều bị khúc xạ bởi cái bên trong của đứa trẻ”. Trong quá trình trẻ lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội lịch sử để biến nó thành cái riêng của mình thì các kinh nghiệm đã đƣợc hình thành đều có thể ảnh hƣởng tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển sau đó. Sự phát triển tâm lý chỉ xảy ra khi trẻ tạo ra đƣợc cái mới chƣa hề có trong vốn liếng của nó, đó phải là cái mới về chất khiến cho cái cũ của trẻ phải cấu tạo lại chứ không phải một vài đặc điểm riêng biệt nào đó.

Theo quan điểm của tâm lý học duy vật biện chứng thì sự phát triển không phải là liên tục mà diễn ra theo các giai đoạn kế tiếp nhau trong cả cuộc đời (hài nhi, ấu thơ, mẫu giáo, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, tuổi trung niên và lứa tuổi già). Sự phát triển đó không bằng phẳng, đồng đều mà có những bƣớc nhảy vọt trong tiến trình phát triển. Mỗi bƣớc đƣợc đánh dấu bằng sự di chuyển từ giai đoạn này đến giai đoạn khác cao hơn. Tính kế tiếp các giai đoạn theo một chiều. Đó là sự vận động cần thiết bên trong của cá nhân từ thấp nhất đến cao nhất mà những gì nảy sinh đều phụ thuộc vào cái đã có và ảnh hƣởng đến cái sau.

1.2.2.2. Phát triển kỹ năng giao tiếp

Phát triển kỹ năng giao tiếp là một quá trình làm biến đổi cả về lƣợng và chất những kỹ năng giao tiếp – đó là một quá trình tác động từ bên ngoài làm biến đổi những yếu tố tâm lý - kỹ năng giao tiếp của cá nhân.

Thuật ngữ “phát triển kỹ năng giao tiếp” có thể đƣợc nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau:

Trƣớc hết, có thể hiểu phát triển kỹ năng giao tiếp là một quá trình mà chủ thể giao tiếp chủ động làm biến đổi những kỹ năng giao tiếp của mình thông qua các phƣơng thức hoạt động khác nhau. Trong quá trình này chủ thể giao tiếp ý thức đƣợc sâu sắc tầm quan trọng của những kỹ năng giao tiếp và can thiệp một cách có chủ ý vào sự phát triển của các kỹ năng giao tiếp.

Thứ hai, thuật ngữ phát triển kỹ năng giao tiếp có thể đƣợc nhìn nhận là một quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch của một chủ thể này (nhà giáo dục) vào một chủ thể khác - chủ thể cần đƣợc phát triển kỹ năng giao tiếp (đối tƣợng giáo dục). Trong quá trình này, đối tƣợng giáo dục có thể tham gia các hoạt động do nhà giáo dục tổ chức với những mục đích và tính tích cực khác nhau, song thông qua những hoạt động đó những kỹ năng giao tiếp của họ đƣợc phát triển đúng hƣớng.

Hai quá trình đó có phần khác nhau về hình thức, song đều là những quá trình tác động từ bên ngoài làm thay đổi những yếu tố bên trong, và động lực nằm chính trong quá trình hoạt động của chủ thể sở hữu những kỹ năng giao tiếp cần đƣợc hình thành.

Quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp cũng tuân theo qui luật của sự phát triển: từ những biến đổi về lƣợng dẫn tới những biến đổi về chất; từ thấp đến cao; từ đơn giản đến phức tạp.

Quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp với tƣ cách là một quá trình giáo dục (quá trình có mục đích, có kế hoạch), trƣớc hết cần tập trung vào phát triển những nhóm kỹ năng giao tiếp cốt lõi: kỹ năng định hƣớng giao tiếp; kỹ năng phán đoán đối tƣợng giao tiếp; kỹ năng thu nhận, khai thác thông tin từ đối

tƣợng giao tiếp; kỹ năng sử dụng ngôn từ; kỹ năng sử dụng phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn từ; kỹ năng điều khiển các yếu tố tâm lý của bản thân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp cho đối tƣợng giáo dục, nhà giáo dục cần chú ý đầy đủ và toàn diện tới sự phát triển của những kỹ năng giao tiếp, tránh tình trạng quá tập trung vào việc phát triển kỹ năng này mà không chú ý hoặc coi nhẹ việc phát triển những kỹ năng khác, đồng thời chú ý đến những đặc điểm tâm lí lứa tuổi để có những tác động phù hợp.

Một phần của tài liệu phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn qua trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non hải cường - hải hậu - nam định (Trang 25)