9. Cấu trúc của đề tài
1.3.4. Vai trò của giáo viên trong quá trình tổ chức trò chơi đóng va
theo chủ đề nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn
+ Làm rõ các yêu cầu của vai chơi dƣới dạng luật chơi để trẻ tự nguyện thực hiện các chuẩn kỹ năng giao tiếp;
+ Làm phong phú chủ đề để nảy sinh các vai mới và hoàn cảnh chơi mới; + Tạo tình huống để các vai chơi trong mỗi nhóm có nhu cầu quan hệ giao tiếp với các nhóm chơi khác một cách tự nhiên, đƣơng nhiên theo tiến trình diễn biến của trò chơi.
Vai trò của giáo viên đƣợc biểu hiện cụ thể trong từng bƣớc tổ chức TCĐVTCĐ:
* Chuẩn bị cho trẻ chơi
Cho trẻ làm quen có tổ chức và có phƣơng hƣớng với cuộc sống xung quanh qua hoạt động học tập, dạo chơi, thăm quan, trò chuyện trao đổi với trẻ, đọc các tác phẩm văn học cho trẻ nghe,… Trong quá trình đó, hƣớng trẻ không chỉ chú ý tới hành động của con ngƣời với các vai xã hội (nghề nghiệp) khác nhau mà phải chú ý tới quan hệ và thái độ của họ đối với nhau đƣợc thể hiện nhƣ thế nào qua các phƣơng tiện giao tiếp, trong các tình huống nhất định.
Tổ chức các điều kiện và hoàn cảnh chơi theo hƣớng phát triển: Chuẩn bị, sắp xếp, bố trí các dụng cụ và chỗ chơi để trẻ có thể sử dụng rộng rãi, đa dạng các đồ vật có sẵn, các vật liệu khác nhau và hoàn cảnh chơi trọn vẹn, sau đó chỉ tổ chức một phần hoàn cảnh chơi để đặt trẻ vào tình thế phải tìm những đồ vật thay thế hoặc bổ xung. Nhƣ vậy, tiến trình chơi nảy sinh tình huống đòi hỏi trẻ phải thực hiện quan hệ giao tiếp.
* Tổ chức, hƣớng dẫn trẻ chơi
Cần phải khai thác cấu trúc trò chơi để đƣa các chuẩn mực giao tiếp có văn hoá vào trò chơi qua các vai chơi một cách tự nhiên. Cụ thể:
Bƣớc 1. Trƣớc khi chơi
Giáo viên cho trẻ tự do lựa chọn chủ đề chơi mà trẻ thích và điều khiển các nhóm chơi bàn bạc, thoả thuận chọn các vai và lập kế hoạch tổ chức trò
chơi. Trong quá trình này, cần nhấn mạnh yêu cầu của vai chơi dƣới dạng các phƣơng thức hành vi giao tiếp có văn hoá và coi đó là tiêu chuẩn để lựa chọn vai chính (chủ trò) trong các lần chơi sau.
Việc định hƣớng cho trẻ lựa chọn vai phải căn cứ vào giai đoạn phát triển của trò chơi và mức độ hình thành kỹ năng giao tiếp của trẻ. Cụ thể:
Giai đoạn 1: Khi mức độ phát triển trò chơi còn thấp (nghĩa là vai chơi chỉ bao gồm 2 – 3 vai; 1 vai chính và 1 – 2 vai phụ, khi chơi trẻ chỉ chú ý tới hành động của các vai mà ít chú ý tới quan hệ, thái độ của các nhân vật chọn đóng vai) cần điều khiển quá trình thoả thuận vai để giúp trẻ tìm đƣợc ngƣời có đủ “năng lực” và “tính cách” để đảm nhận vai chính (yêu cầu này cần nhấn mạnh cho trẻ thấy rõ).
Giai đoạn 2: Khi trò chơi đã phát triển đến mức độ cao hơn (nghĩa là vai chơi bao gồm từ 5 – 6 vai, khi chơi trẻ đã chú ý đến hành động, quan hệ và thái độ của các nhân vật chọn đóng vai), cần khuyến khích trẻ lần lƣợt nhận các vai chính để có thể luyện tập phƣơng thức hành vi ở các vai khác nhau. Tuy nhiên, trƣớc khi trẻ vào vai cần nhấn mạnh lại yêu cầu cụ thể về phƣơng thức hành vi đối với vai.
Bƣớc 2. Quá trình chơi
Việc tổ chức điều khiển quá trình chơi của trẻ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của trò chơi.
Giai đoạn 1. Giáo viên tham gia vào trò chơi với tƣ cách là một vai chơi để đƣa các phƣơng thức hành vi vào trò chơi, cũng nhƣ có thể điều chỉnh hành vi của các vai khác nhau một cách tự nhiên.
Giai đoạn 2. Đƣa vào trò chơi các dạng khác nhau của chủ đề chơi (các chủ đề cụ thể), tạo điều kiện cho trẻ luyện tập hành vi trong nhiều tình huống khác nhau với nhiều đối tƣợng khác nhau. Việc mở rộng chủ đề chơi sẽ tạo ra những vai mới và các hoàn cảnh chơi mới đòi hỏi trẻ phải biết thể hiện hành vi với các đối tƣợng và trong các tình huống mới. Đây là việc khó khăn đối với
trẻ, nhƣng lại là cơ hội thuận lợi để giáo viên có thể đƣa cách thể hiện hành vi - kỹ năng giao tiếp vào trò chơi một cách tự nhiên với tƣ cách là ngƣời tham gia trực tiếp vào trò chơi. Trong hoàn cảnh này, trẻ dễ dàng tiếp nhận cách thức hành vi do giáo viên thể hiện qua một vai nào đó do đòi hỏi tự nhiên của tiến trình phát triển trò chơi. Sau khi đã thể hiện hành vi của nhân vật mới trƣớc trẻ, giáo viên có thể tìm lí do hợp lý để rút lui khỏi trò chơi, để cho trẻ tiếp tục chơi. Bởi vì, giao tiếp là hoạt động sáng tạo, nên cần tạo điều kiện cho trẻ có thể dựa trên “mẫu” hành vi của giáo viên mà thể hiện hành vi giao tiếp một cách linh hoạt, sáng tạo. Nhờ đó, những xúc cảm tích cực đƣợc tạo ra ở trẻ trong những hoàn cảnh chơi nhất định, làm cho quá trình giao tiếp của trẻ ở các vai khác nhau diễn ra thật hồn nhiên, chân thật và hấp dẫn.
Bƣớc 3. Sau khi chơi
Giáo viên nhận xét, đánh giá quá trình chơi của trẻ với tƣ cách là ngƣời điều khiển cuộc chơi. Việc đánh giá phải tạo đƣợc hứng thú chơi, hƣớng sự chú ý của trẻ vào phƣơng thức hành vi giao tiếp, giúp trẻ tự kiểm soát hành vi của mình.
Kết luận chƣơng 1
Giao tiếp và kỹ năng giao tiếp có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con ngƣời. Đối với trẻ mẫu giáo, giao tiếp đƣợc xem nhƣ là phƣơng tiện quan trọng nhất để hình thành và phát triển nhân cách.
Có nhiều con đƣờng để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo lớn, song phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ qua TCĐVTCĐ có rất nhiều ƣu thế. Tuy nhiên để phát huy đƣợc những ƣu thế này ngƣời giáo viên phải xác định rõ mục tiêu, nôi dung phát triển kỹ năng giao tiếp qua TCĐVTCĐ, đồng thời, cần nắm vững chuẩn kỹ năng giao tiếp và vai trò của mình trong từng giai đoạn phát triển trò chơi.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ
MẪU GIÁO LỚN QUA TRÕ CHƠI TCĐVTCĐ Ở TRƯỜNG MẦM
NON HẢI CƯỜNG - HẢI HẬU - NAM ĐỊNH