2. Mục tiêu nghiên cứu
1.4.2.2. Những kết quả nghiên cứu về cây thức ăn chăn nuôi
Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về cây thức ăn chăn nuôi cũng chưa thật nhiều. Trong những năm gần đây, một số nhà khoa học mới tập trung nghiên cứu một số giống cây thức ăn hòa thảo, họ đậu nhập nội ở một số vùng và cho kết quả ở bảng sau:
Bảng 1.5. Năng suất của các giống cỏ hòa thảo (tấn/ha/năm)
TT Tên giống Long Mỹ Sơn Thành Ba Vì Thụy Phong Xanh VCK Xanh VCK Xanh VCK Xanh VCK
1 Panicum maximum Hamil 56,91 9,73 92,90 17,64 86,30 16.53 90,54 1,29 2 Panicum maximum Likoni 40,57 8,11 - - 99,96 18.93 97,46 17,54 3 Panicum maximum Trichoglumen 40,89 8,21 62,40 12,62 44,00 10,12 68,22 15,69 4 Panicum 59,96 11,92 77,10 15,05 60,80 12,40 107,86 19,40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 24 maximum makueni 5 Pennisetum Kinggrass 118,99 19,02 - - 170,13 22,25 206,69 23,57 6 Pennisetum Purpureum 99,73 16,95 176,20 22,91 169,53 20,36 198,34 21,81 7 Setaria splendia 28,13 5,56 - - 75,10 14,11 80,40 12,60 8 Brachiaria mutica 28,42 7,61 68,90 12,65 42,60 10,19 86,62 15,92 9 Brachiaria deccumbens 44,16 8,77 72,60 13,72 56,70 11,20 73,83 11,81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 25
Thông qua bảng 1.5 ta thấy giống cỏ voi có năng suất cao nhất, tiếp theo là giống cỏ thân cụm, thấp nhất là hai giống Setaria splendia và Brachiaria mutica. Tuy nhiên ở mỗi vùng năng suất có sự thay đổi lớn ví dụ như tại Long
Mỹ, giống Makueni và Hamil cho năng suất chất xanh đạt 56,9 - 59,9 tấn/ha/ năm tương ứng với 9,7 - 11,9 VCK. Còn ở Sơn thành giống Hamil lại cho năng suất cao hơn cả, đạt 92,9 tấn chất xanh tương ứng 17,6 tấn VCK/ha/năm. Ở Ba Vì thì giống Ghile là Likoni và Hamil có năng suất tốt hơn, trong đó nổi bật là Likoni, năng suất chất xanh đạt 99,96 tấn tương ứng với 18,93 tấn VCK/ha/năm. Ở Thụy Phương: cỏ thân bụi Hamil, Likoni, Makuen cho năng suất cao từ 90-107 tấn/ha tương ứng với 17-19 tấn VCK/ha/năm.
Như vậy trong cùng một giống cỏ nhưng năng suất có sự khác nhau giữa các vùng rất lớn do ảnh hưởng của khí hậu, đất đai và các yếu tố khác.
Năm 1998 chương trình "Phát triển bò thịt một cách có hiệu quả ở Việt Nam - ACIAR Project as2/97/18" nhập 55 loại cây thức ăn gồm 15 loài cây họ
đậu và 40 loài hoà thảo.
Năm 2002, trong công trình nghiên cứu về khả năng sản xuất và các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất của một số loại cỏ hoà thảo nhập nội tại Thái Nguyên đã chỉ ra năng suất của một số giống cỏ cụ thể.
* Giống cỏ Brachiaria decumben năng suất Prôtêin thô đạt 2,43
tấn/ha/năm, năng suất VCK đạt 25,71 tấn/ha/năm.
* Giống cỏ Setaria splendida năng suất Prôtêin thô đạt 1,71 tấn/ha/năm, năng suất VCK đạt 19,48 tấn/ha/năm.
* Panicum maximum.TD58 năng suất Prôtêin thô đạt 1,25 tấn/ha/năm,
năng suất VCK đạt 14,84 tấn/ha/năm.
* Panicum maximum tây Nghệ An năng suất Prôtêin thô đạt 1,16
tấn/ha/năm, năng suất VCK đạt 13,57 tấn/ha/năm.
Trên cơ sở các kết quả thực nghiệm, tác giả đã đưa ra một quy trình kỹ thuật sản xuất thức ăn đối với các giống cỏ này (Nguyễn Văn Quang,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26
2002) [20].
Việt Nam có 8 vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau. Không có một cây thức ăn gia súc nào phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng thức ăn cao ở tất cả các vùng sinh thái trên. Vì vậy chúng ta đã có những nghiên cứu, khảo sát, tuyển chọn những cây đậu, hòa thảo cho mỗi vùng sinh thái khác nhau.(Bùi Quang Tuấn) [24].
Từ những năm 1960 đến nay, để tạo nguồn thức ăn chăn nuôi, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào tuyển chọn và xác định các giống cỏ trồng nhập nội có năng suất cao và chất lượng tốt phù hợp với các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước. Một tập đoàn giống phong phú đã được tìm ra và rất nhiều giống đã và đang được phát triển trong sản xuất. Nhiều giống cỏ cho năng suất vật chất khô khá cao 18 - 26 tấn; 17,8 tấn; 13,8 tấn và 14,8 tấn tương ứng cho các giống P. pupursenum King grass, P. M. Likoni, Pangola, Bermula (Nguyễn Ngọc Hà và cs, 1995)[10]. Trên vùng đất phù sa sông Hồng, vùng đất đồi Hà Tây giống cỏ P. M. Hamill, P. M. Common, P.M. Ciat 673 cũng cho năng suất chất xanh khá cao (60 - 66 tấn/ha/năm) trên vùng đất xám Bình Dương. Đặc biệt với cỏ B. ruzizinensis đã được trồng thích nghi với các điều
kiện đất đai khác nhau ở nhiều vùng (Hà Tây, Bắc Giang, Lạng Sơn, Khánh Hòa, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai). Năng suất chất xanh biến động từ 50 đến 65 tấn/ha/năm (Dương Quốc Dũng và cs, 2000) (trích dẫn từ Nguyễn Thị Mùi, 2003) [17]. Tại đồng bằng Nam Bộ và vùng Đắc Lắc, B. ruzizinensis đã cho
năng suất vật chất khô khoảng 14,5 tấn/ha/năm (Khổng Văn Đĩnh, 1995; Trương Tấn Khanh và cs, 1999) (trích dẫn từ Nguyễn Thị Mùi, 2003) [17]. Mặc dù đã thích nghi và được phát triển tại các vùng của Việt Nam nhưng các giống cỏ trồng chọn lọc trên chưa phát huy được hết tiềm năng sản xuất sinh khối, ví dụ giống B. ruzizinensis đã đạt năng suất 19,5 tấn VCK/ha/năm tại vùng Queensland. Giống B. decumben có thể đạt được năng suất VCK 23,1 -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 27
giống cỏ B. brizantha, B. humidicola chỉ đạt 10,5 - 17,2 tấn/ha/năm (Trương
Tấn Khanh và cs, 1999) (trích dẫn từ Nguyễn Thị Mùi, 2003) [17].
Để các giống cỏ trồng phát huy được hết tiềm năng sản xuất sinh khối, bước đầu cũng đã có những nghiên cứu về quy trình chăm sóc, sử dụng hợp lý các giống cây thức ăn gia súc. (Bùi Quang Tuấn) [24].
Nguyễn Ngọc Hà và ctv, 1985 [8] cũng tiến hành nghiên cứu, tuyển chọn tập đoàn cỏ nhập nội và đưa ra nhận xét:
Nhóm cỏ thân cụm Panicum maximum Liloni và K - 280 cho năng suất
trung bình đạt 17 - 18 tấn VCK/ha/năm với 7 - 8 lứa cắt. Tỷ lệ trong mùa khô đạt 26 - 27 sản lượng năm. Tốc độ sinh trưởng(cm/ngày): 1,7 - 2,0 ; chu kỳ thu cắt trong mùa mưa 35 - 40 ngày, mùa khô 60 - 65 ngày. Theo báo lao động [33], tháng 7/2004 Viện khoa học kỹ thuật miền Nam thuộc Bô NN&PTNT đã triển khai thực hiện dự án „ Trồng thử nghiệm tập đoàn giống cỏ nhập nội nuôi bò‟ tại xã Cam Sơn, An Thạch (Mỏ Cày), Hữu Định (Châu Thành) và An Đức (Ba Tri), sau 4 lần thu hoạch Viện KHKTNN miền Nam nhận định: Các giống cỏ nhập nôi thích nghi tốt và phát triển mạnh trong điều kiện môi trường thổ nhưỡng tại Bến Tre. Cỏ voi chiếm ưu thế hơn cả, nếu trồng chuyên canh trên đất trống, năng suất đạt 29,04 tấn VCK/ha. Trồng xen vườn ăn trái la 25 - 27 tấn VCK/ha. Các tác giả Phan Thị Phần và ctv, 1998[35], Vũ Thị Kim Thoa và Khổng Văn Đĩnh, 2001 [22]. Khi nghiên cứu cỏ Ghinê TD 58 ở khu vực miền Bắc và miền Nam cho kết luận.
- Khu vực miền Bắc trên 2 loại đất của vùng đồng bằng và vùng đất đồi trong điều kiện trung tính, đất tốt, hoặc đất chua nghèo lân và ka ly cỏ đều có tốc độ sinh trưởng khá tốt(1, 96 - 2,01 cm/ngày). Năng suất đạt 90 - 100 tấn/ha/năm, cỏ Ghinê có khả năng cho thu hạt (năng suất hạt đạt 450kg/ha).
- Khu vực miền Nam: Địa điểm tại vùng đất xám Bình Dương với liều lượng phân bón 20 tấn phân chuồng, 80kg P2O5, 80kg K2O và 500kg vôi/ ha/năm, lượng phân đạm bón từ 60 - 90 kg/ha. Năng suất chất xanh cỏ TD58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 28
đạt 64,59 - 83,33 tấn/ha/năm. Khoảng cách lứa cắt thích hợp là 40 ngày/ lứa. Tỷ lệ tiêu hóa của dê đối với cỏ TD58 cao, khả năng sử dụng của gia súc như trâu sữa, bò sữa, bò thịt, dê sữa đều tốt từ 86 - 100%.
* Những nghiên cứu tại Thái Nguyên: Tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi - Viện chăn nuôi đã nhập nhiều giống cỏ hòa thảo mộc và họ đậu. một số giống có triển vọng đã được trồng thử nghiệm cho năng suất
bình quân hàng năm như sau: (The )
- Giống cỏ hòa thảo: cỏ voi đạt 240 - 350 tấn/ha. Cỏ Ghinê TD58 đạt 100 - 200 tấn/ha. Cỏ Ghinê Tây Nghệ An đạt 100 - 250 tấn/ha. Paspalum atratum
đạt 120 - 250 tấn/ha. Cỏ lông Para đạt 80 - 200 tấn/ha. Cỏ Barachiaria đạt 80 - 120 tấn/ha. (tại Bá Vân - Thái Nguyên.)
- Giống cỏ họ đậu: Keo dậu, anh dào giả, đậu công, Stylo santhes. Mới trồng thử nghiệm chưa có kết quả cụ thể.
Các giống cỏ trên hiện nay đã được chuyển giao ở một số địa điểm như sau: tại Thái Nguyên gồm các huyện : Sông Công, Đồng Hỷ, Định Hóa, Phổ Yên, Phú Bình.
Các tỉnh bạn gồm: Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn...
Tùy điều kiện sinh thái từng vùng miền mà các giống cỏ được chuyển giao khác nhau, chủ yếu một số giống chính như cỏ voi, cỏ ghinê, Paspalum.
Qua các nghiên cứu và đánh giá, chúng tôi thấy nhìn chung năng suất, chất lượng các giống cỏ còn thấp. mới chỉ đánh giá chung sự sai khác về năng suất, chất lượng giữa các giống. Việc nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đặc biệt là nước chưa được chú ý. Dẫn đến tình trạng thiếu cỏ cho gia súc đặc biệt cho mùa khô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29 Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 2.1. Một vài nét về điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý, danh giới
Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi (TTNC&PTCNMN) - Viện chăn nuôi quốc gia, có trụ sở đóng tại xã Bình Sơn - Sông Sông - Thái Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên 69,9 ha. Địa giới hành chính tiếp giáp với các xã sau:
- Phía bắc tiếp giáp với xã Thịnh Đức.
- Phía đông tiếp giáp với xã Bá Xuyên.
- Phía tây tiếp giáp xã Bình Sơn.
- Phía nam cách 100km là dãy núi Tam Đảo
2.1.2. Điều kiện về khí hậu
* Khí hậu:
Trung tâm nằm trong khu vực trung du và miền núi phía bắc nên nó có đặc điểm chung về thời tiết của khu vực. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 nhưng lượng mưa chủ yếu tập chung vào các tháng 6,7,8. Những tháng còn lại lượng mưa thấp hơn. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1875 mm. Cao nhất là 2390 mm, thấp nhất là 1420 mm. Nhiệt độ trung bình từ 23˚C - 28˚C. Độ ẩm tương đối từ 80 - 85 %.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 4 năm sau, đặc điểm của những tháng này là lượng mưa ít, nhiệt độ thấp, thời tiết khô lạnh. Nhiệt độ trung bình từ 15 - 19˚C. Có những thời điểm nhiệt độ xuống tới 4 - 7˚C, độ ẩm tương đối 70 - 75 %.
* Thuỷ văn:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30
thường xuyên cung cấp nước cho sản xuất.
Nhìn chung điều kiện thuỷ văn và thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất của trung tâm. Tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 mùa là điều kiện bất lợi cho sản xuất. Lượng mưa tập chung vào tháng 6, 7, 8 cộng với địa hình hơi dốc của đất canh tác dẫn đến hiện tượng bị rửa trôi. Ngược lại mùa khô kéo dài nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất cây thức ăn cho đàn gia súc.
2.1.3. Điều kiện về địa hình, đất đai, giao thông, thuỷ lợi
* Địa hình, đất đai
Trung tâm có địa hình tương đối bằng phẳng, bao gồm dải đất ven sông và gò đồi thấp, có dòng Sông Công chảy qua, đất đai tương đối màu mỡ, tầng đất canh tác khá dầy. Đây là điều kiện tương đối thuận lợi cho việc sản xuất của Trung tâm, đặc biệt là sản xuất cây thức ăn xanh phục vụ cho đàn gia súc. Trong những năm gần đây Trung tâm đã đầu tư cho thử nghiệm các giống cây thức ăn xanh có năng xuất cao và giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì vậy, mà đã giải quyết được nhu cầu thức ăn xanh cho gia súc vào mùa mưa và có thức ăn dự trữ cho mùa khô. Tổng diện của trung tâm là 69,9 ha trong đó có 20 ha là diện tích cho trồng cây thức ăn cho gia súc. Diện tích đồng cỏ chăn thả là 35 ha. Như vậy, đây là điều kiện khá thuận lợi cho phát triển cây thức ăn gia súc.
* Giao thông
TTNC&PTCNMN thuộc thị xã Sông Công có điều kiện giao thông thuận lợi. Cách thủ đô Hà Nội 70 km về phía nam theo tuyến quốc lộ 3, cùng với tuyến đường sắt Thái Nguyên Hà Nội. Trung tâm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 15 km, cách thị xã Sông Công 6 km. Đường nối từ Trung tâm thành phố Thái Nguyên, và từ thị xã Sông Công vào Trung tâm NC&PT chăn nuôi miền núi đều là đường nhựa có chiều rộng 3m, do vậy rất thuận lợi cho giao thông. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Trung tâm.
* Thuỷ lợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31
nước cho trồng trọt và chăn nuôi. Bên cạnh đó Trung tâm còn có một diện tích ao hồ lớn 3 ha, Trung tâm còn xây dựng hệ thống thuỷ lợi gồm một trạm bơm điện và hệ thống ống dẫn nước cho sản xuất. Chính vì vậy, diện tích sản xuất của Trung tâm được đảm bảo về nước tưới.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Tiền thân của Trung tâm là trại thí nghiệm ngựa Bá Vân (1960 - 1993). Sau đó chuyển thành trại nghiên cứu ngựa và trâu Bá Vân (1994 - 1997). Từ năm 1998 đến nay có tên là TTNC&PTCNMN - Viện chăn nuôi quốc gia. Đây là một trung tâm phục vụ cho sự phát triển ngành chăn nuôi của các tỉnh trung du và miền núi. Trung tâm có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chính vì vậy là nguồn thu kinh tế từ sản xuất kinh doanh là không nhiều. Chính vì thế mà đời sống về vật chất của đội ngũ cán bộ trung tâm còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt từ những năm đầu của sự chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý cuả nhà nước càng gặp nhiều những khó khăn về nhiều mặt như cơ sở hạ tầng, đời sống của cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, Trung tâm có đội ngũ cán bộ công nhân viên tâm huyết với nghề có trình KHKT giỏi cùng với sự năng động sáng tạo nên trung tâm đã từng bước đi lên. Trung tâm đã từng bước khẳng định mình và tạo được thế đứng trong xã hội. Đây là thành quả của quá trình lao động không ngừng của cán bộ công nhân viên của trung tâm. Đến nay trung tâm đã khẳng định được sự tồn tại, vị thế của mình trong sự nghiệp phát triển chăn nuôi khu vực miền núi và nền kinh tế thị trường. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của nhà nước và các tổ chức nước ngoài cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên, cơ sở hạ tầng của trung tâm đang từng bước được xây dựng hiện đại đáp ứng nhu cầu của sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 32