Cấu trúc năng suất phần trên mặt đất của giống cỏ nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đến khả năng kéo dài tuổi khai thác của cỏ voi tại bá vân - thái nguyên (Trang 64)

2. Mục tiêu nghiên cứu

4.3.1.3. Cấu trúc năng suất phần trên mặt đất của giống cỏ nghiên cứu

* Tỷ lệ lá/thân

Để xác định cấu trúc năng suất (tỷ lệ thân, lá) của giống cỏ voi tại mỗi lứa cắt trên ô thí nghiệm và đối chứng chúng tôi chọn 1 khóm điển hình, cắt toàn bộ khóm như thu hái bình thường, cân toàn bộ rồi phân thân (thân + bẹ), lá và cân riêng từng phần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 55 Bảng 4.11. Tỷ lệ thân lá của cỏ voi qua các lứa cắt

Lứa cắt

Thành phần Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 TB

ĐC Thân 53,09 62,35 36,94 40,79 48,29

Lá 46,91 37,65 63,06 59,21 51,71

TN Thân 64,82 67,92 41,15 48,93 55,71

Lá 35,18 32,08 58,85 51,07 44,29

Qua số liệu ở bảng 4.11 ta thấy tại ô ĐC không tưới nước tỷ lệ % trọng lượng thân, lá có sự khác nhau qua các lứa cắt. Cụ thể:

- Tỷ lệ % trọng lượng thân ở lứa cắt 2 cao nhất (63,06%), tiếp đó là lứa cắt thứ 1 với 53,09%, sau đó là lứa cắt 4 và thấp nhất vào lứa 3 (36,94%).

- Tỷ lệ % trọng lượng lá cao nhất vào lứa cắt 3 (63,06%), thấp hơn vào các lứa 4,1 và thấp nhất vào lứa 2 (37,65%).

- Sự chênh lệch về tỷ lệ % trọng lượng nhiều nhất giữa thân và lá thể hiện thông qua số liệu ở lứa cắt 2 (62,35/37,65), lứa 1 (53,09/46,91) có sự chênh lệch ít nhất.

Ở ô thí nghiệm có tưới nước duy trì độ ẩm 70 - 80 % cho thấy: - Tỷ lệ % trọng lượng thân của các lứa cắt có sự khác nhau, lứa 2

cao nhất (67,92%), thấp nhất ở lứa 3 (41,15 %). Tỷ lệ % trọng lượng trung bình của 4 lứa cắt đạt 55,71%.

- Tỷ lệ % trọng lượng lá cao nhất vào lứa 3 đạt 58,85%, lứa 4, 1 thấp dần và thấp nhất rơi vào lứa 2 với 32,08%. Tỷ lệ % trọng lượng lá trung bình qua 4 lứa cắt đạt 44,29%.

- Tỷ lệ % trọng lượng thân/lá có sự chênh lệch lớn nhất ở lứa 2 (67,92/32,08) và thấp nhất ở lứa 4 (51,07/48,93).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 56

cao hơn lá, còn lứa 3 và lứa 4 thì ngược lại tỷ lệ lá cao hơn thân. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc vào mùa mưa thì tỷ lệ thân cao hơn lá, mùa khô thì ngược lại tỷ lệ lá lại cao hơn thân.

Theo dõi giá trị trung bình ở ô TN và ĐC qua 4 lứa cắt cho thấy ở ô TN có tỷ lệ % thân (55,71%) cao hơn lá (44,29%), còn tại ô ĐC thì tỷ lệ đó lại ngược lại thân (48,29%) thấp hơn lá (51,71%). Qua đó có thể thấy rằng tác động của nước làm t

. * Diện tích bề mặt lá

Diện tích bề mặt lá của cỏ voi được chúng tôi xác định qua mỗi lứa cắt và được tổng hợp ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Diện tích bề mặt lá của cỏ voi (m2

/m2 đất/lứa)

Lứacắt Ô đất

Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 TB

/m2 DTL /m2 DTL /m2 DTL /m2 DTL /m2 DTL

ĐC 1,74 7,72 1,87 8,09 1,26 5,14 1,85 5,81 1,68 6,69

TN 1,80 8,03 4,19 20,37 2,88 11,37 3,87 13,30 3,19 13,26

Qua số liệu ở bảng 4.12 cho thấy diện tích bề mặt lá của cỏ voi khác nhau qua các lứa. Diện tích bề mặt lá cao nhất vào lứa thứ 2. Cụ thể ở ô ĐC diện tích bề mặt ở lứa thứ 2 cao nhất với 8,09 m2

/m2 đất/lứa, tiếp đó là lứa 1 (7,72) rồi đến lứa 4 (5,81), thấp nhất là lứa 3 (5,14). Diện tích bề mặt lá ở ô TN cao nhất vào lứa thứ 2 (20,32 m2

/m2 đất/lứa), thấp hơn là lứa 4 (13,30) và lứa 3 (11,37) và thấp nhất là lứa 1 với diện tích bề mặt lá chỉ 8,03 m2/m2 đất/lứa. So sánh số liệu trung bình của 4 lứa cắt ở cả 2 ô TN và ĐC

Ô TN sự tăng về diện tích bề mặt lá đạt mạnh nhất tại lứa thứ 2 gấp 2,51 lần, thấp nhất ở lứa 1 gấp 1,05 lần, các lứa 3 và 4 gấp 2,21 lần và 2,29 lần so

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 57

với ô ĐC. Số liệu trung bình của diện tích bề mặt lá qua 4 lứa cắt ở ô TN (13,26) cũng tăng gấp 1,98 lần so với ô ĐC (6,69).

2 ô, có thể rút ra nhận xét rằng diện tích lá đạt cao nhất khi điều kiện môi trường thuận lợi và diện tích lá tăng tỷ lệ thuận với năng suất chất xanh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đến khả năng kéo dài tuổi khai thác của cỏ voi tại bá vân - thái nguyên (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)